KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chườm ngải cứu trong điều trị bệnh nhân cao tuổi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 48 - 72)

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới nhóm nghiên cứu (N1 = 40) Giới

Tuổi

Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

50 - 59 3 15 3 15 6 15

60 – 69 5 25 12 60 17 42,5

70 – 79 11 55 5 25 16 40

≥80 1 5 0 0 1 2,5

Tổng 20 100 20 100 40 100

P p > 0,05

Nhận xét:

Trong nhóm bệnh nhân nam, tỷ lệ mắc bệnh thuộc nhóm tuổi 70-79 là cao nhất chiếm 55%. Trong nhóm bệnh nhân nữ, tỷ lệ mắc bệnh thuộc nhóm tuổi 60-69 là cao nhất chiếm 60%.

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới nhóm nghiên cứu

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới nhóm chứng (N2 = 40) Giới

Tuổi

Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

50 – 59 1 4,4 2 11,8 3 7,5

60 – 69 9 39,1 5 29,4 14 35

70 – 79 11 47,8 10 58,8 21 52,5

≥ 80 2 8,7 0 0 2 5

Tổng 23 100 17 100 40 100

P p > 0,05

Nhận xét:

Trong nhóm bệnh nhân nam, tỷ lệ mắc bệnh thuộc nhóm tuổi 70-79 là cao nhất chiếm 47,8% và nhóm bệnh nhân nữ thuộc nhóm tuổi 70-79 là cao nhất chiếm 58,8%.

Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh thuộc các nhóm tuổi ở hai nhóm nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới nhóm chứng

Bảng 3.3. Thời gian được chẩn đoán TVĐĐ cho tới khi được điều trị nhóm nghiên cứu (N1 = 40)

Thời gian

Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

Tháng đầu 1 5 5 25 6 15

2 – 4 tháng 13 65 14 70 27 67,5

5 – 7 tháng 5 25 1 5 6 15

8 – 12 tháng 1 5 0 0 1 2,5

Tổng 20 100 20 100 40 100

P p > 0,05

Nhận xét:

Thời gian được chẩn đoán TVĐĐ đến khi được điều trị trong khoảng từ 2 - 4 tháng là cao nhất chiếm 67,5% của nhóm nghiên cứu; trong nhóm nam chiếm 65% và trong nhóm nữ chiếm 70%.

Sự khác biệt về tỷ lệ thời gian từ khi chẩn đoán cho tới khi điều trị ở hai nhóm nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.4. Thời gian được chẩn đoán TVĐĐ cho tới khi được điều trị nhóm chứng (N2 = 40)

Thời gian

Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

Tháng đầu 3 13 4 23,5 7 17,5

2 – 4 tháng 15 65,2 10 58,8 25 62,5

5 – 7 tháng 4 17,4 3 17,7 7 17,5

8 – 12 tháng 1 4,4 0 0 1 2,5

Tổng 23 100 17 100 40 100

P p > 0,05

Nhận xét:

Thời gian được chẩn đoán TVĐĐ đến khi được điều trị trong khoảng từ 2 - 4 tháng là cao nhất chiếm 62,5% trong nhóm chứng. Trong nhóm nam chiếm 65,2% và trong nhóm nữ chiếm 58,8%. Tỷ lệ thấp nhất ở cả 2 nhóm nam và nữ đều ở thời gian 8 – 12 tháng.

Sự khác biệt về tỷ lệ thời gian từ khi chẩn đoán cho tới khi điều trị ở hai nhóm nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.5. Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhóm nghiên cứu (N1 = 40)

Vị trí thoát vị đĩa đệm Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

Khoang liên đốt L3 – L4 1 5 0 0 1 2,5

Khoang liên đốt L4 – L5 7 35 5 25 12 30

Khoang liên đốt L5 –S1 12 60 15 75 27 67,5

Tổng 20 100 20 100 40 100

P p > 0,05

Nhận xét:

Vị trí thoát vị đĩa đệm tại khoang liên đốt L5 – S1 là cao nhất ở nhóm nam chiếm 60%, nhóm nữ chiếm 75% và chung cả nhóm nghiên cứu chiếm 67,5%. Tiếp đến là khoang liên đốt L4- L5 chiếm 30% chung cả nhóm và tỷ lệ thấp nhất là khoang liên đốt L3 –L4 chỉ có 2,5%.

Sự khác biệt tỷ lệ vị trí thoát vị đĩa đệm ở hai nhóm nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Biểu đồ 3.3. Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhóm nghiên cứu

Bảng 3.6. Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhóm chứng (N2 = 40)

Vị trí thoát vị đĩa đệm Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

Khoang liên đốt L3 – L4 2 8,7 1 5,9 3 7,5

Khoang liên đốt L4 – L5 7 30,4 4 23,5 11 27,5 Khoang liên đốt L5 –S1 14 60,9 12 70,6 26 65

Tổng 23 100 17 100 40 100

P p > 0,05

Nhận xét:

Trong nhóm chứng vị trí thoát vị đĩa đệm tại khoang liên đốt L5 – S1 là cao nhất chiếm 67,5%. Tiếp đến là khoang liên đốt L4- L5 chiếm 30% chung cả nhóm và tỷ lệ thấp nhất là khoang liên đốt L3 –L4 chỉ có 2,5%.

Sự khác biệt tỷ lệ vị trí thoát vị đĩa đệm ở hai nhóm nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Biểu đồ 3.4. Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhóm chứng

Bảng 3.7. Đánh giá mức độ giảm đau của nhóm nghiên cứu (N1) theo thang điểm VAS

Nhóm I Mức độ

Trước điều trị Sau điều trị

p

n % n %

Không đau 0 0 7 17,5

p<0,001

Đau nhẹ 11 27,5 20 50

Đau vừa 23 57,5 13 32,5

Đau nặng 6 15 0 0

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Nhìn vào bảng đánh giá mức độ giảm đau theo thang điểm VAS thấy trước khi điều trị tỷ lệ mức độ đau vừa là cao nhất chiếm 57,5%, tiếp theo là tỷ lệ mức độ đau nhẹ chiếm 27,5% và mức độ đau nặng chiếm 15%. Sau điều trị mức độ đau đã cải thiện hơn nhóm đau nhẹ tăng lên 50% và nhóm đau vừa đã giảm còn 32,5%, có 17,5% không còn đau.

Trong nhóm nghiên cứu, sau điều trị mức độ đau của bệnh nhân khác biệt so với trước điều trị (p<0,001).

Bảng 3.8. Kết quả mức độ giảm đau của nhóm chứng (N2) theo thang điểm VAS

Nhóm I Mức độ

Trước điều trị Sau điều trị

p

n % n %

Không đau 0 0 4 10

p>0,05

Đau nhẹ 11 27,5 12 30

Đau vừa 22 55 19 47,5

Đau nặng 7 17,5 5 12,5

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Nhìn vào bảng đánh giá mức độ giảm đau theo thang điểm VAS thấy trước khi điều trị tỷ lệ mức độ đau vừa là cao nhất chiếm 55%, tiếp theo là tỷ lệ mức độ đau nhẹ chiếm 27,5% và mức độ đau nặng chiếm 17,5%. Sau điều trị mức độ đau đã cải thiện hơn nhóm đau nhẹ tăng lên 30% và nhóm đau vừa đã giảm còn 47,5%, có 10% không còn đau.

Tuy nhiên trong nhóm chứng, sau điều trị mức độ giảm đau của bệnh nhân không khác biệt so với trước điều trị (p>0,05).

Bảng 3.9. Đánh giá mức độ giảm đau của 2 nhóm nghiên cứu (N1) và nhóm chứng (N2) theo thang điểm VAS sau điều trị

Nhóm Mức độ

Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

N1 % N2 % p

Không đau 7 17,5 4 10

p < 0,05

Đau nhẹ 20 50 12 30

Đau vừa 13 32,5 19 47,5

Đau nặng 0 0 5 12,5

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Nhìn vào bảng đánh giá mức độ giảm đau theo thang điểm VAS sau điều trị ta thấy ở nhóm nghiên cứu tỷ lệ mức độ đau nhẹ là cao nhất chiếm 50%, tiếp theo là tỷ lệ mức độ đau vừa chiếm 32,5% và không đau chiếm 17,5%.

Trong nhóm chứng tỷ lệ mức độ đau vừa là cao nhất chiếm 47,5%, tiếp theo là tỷ lệ mức độ đau nhẹ chiếm 30% và không đau chiếm 10% và vẫn còn 12,5% đau nặng.

So sánh hiệu quả về mức độ giảm đau sau điều trị thì sự khác biệt của 2 phương pháp thực hiện ở 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Biểu đồ 3.5. Đánh giá mức độ giảm đau của 2 nhóm nghiên cứu (N1) và nhóm chứng (N2) theo thang điểm VAS sau điều trị

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá mức độ giảm đau của nhóm nghiên cứu (N1) theo nghiệm pháp Schober

Nhóm I Mức độ

Trước điều trị Sau điều trị

p

n % n %

Rất tốt 1 2,5 14 35

p < 0,001

Tốt 8 20 11 27,5

Trung bình 10 25 10 25

Kém 21 52,5 5 12,5

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Bảng đánh giá mức độ giãn CSTL theo nghiệm pháp Schober trên nhóm nghiên cứu ta thấy trước khi điều trị tỷ lệ mức độ kém là cao nhất chiếm 52,5%, tiếp theo là tỷ lệ mức độ trung bình chiếm 25%, mức độ tốt chiếm 20% và rất tốt có 2,5%. Sau điều trị mức độ kém giảm còn 12,5% là thấp nhất, nhóm rất tốt tăng cao nhất chiếm 35%.

Trong nhóm nghiên cứu, sau điều trị mức độ giãn CSTL của bệnh nhân được đánh giá theo nghiệm pháp Schober hiệu quả rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá mức độ giãn CSTL của nhóm chứng (N2) theo nghiệm pháp Schober

Nhóm II Mức độ

Trước điều trị Sau điều trị

p

n % n %

Rất tốt 2 5 10 25

p < 0,01

Tốt 5 12,5 7 17,5

Trung bình 15 37,5 17 42,5

Kém 18 45 6 15

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Bảng đánh giá mức độ giãn CSTL theo nghiệm pháp Schober trên nhóm chứng ta thấy trước khi điều trị tỷ lệ mức độ kém là cao nhất chiếm 45%, tiếp theo là tỷ lệ mức độ trung bình chiếm 37,5%, mức độ tốt chiếm 12,5% và rất tốt có 5%. Sau điều trị mức độ kém giảm còn 15% là thấp nhất, nhóm rất tốt tăng cao nhất chiếm 25%, tuy nhiên nhóm trung bình vẫn còn cao chiếm 42,5%.

Trong nhóm chứng, sau điều trị mức độ giãn CSTL của bệnh nhân đánh giá theo nghiệm pháp Schober hiệu quả có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá mức độ giãn CSTL sau điều trị của 2 nhóm nghiên cứu (N1) và nhóm chứng (N2) theo nghiệm pháp Schober

Nhóm Mức độ

Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

N1 % N2 % p

Rất tốt 14 35 10 25

p > 0,05

Tốt 11 27,5 7 17,5

Trung bình 10 25 17 42,5

Kém 5 12,5 6 15

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Bảng đánh giá mức độ giãn CSTL theo nghiệm pháp Schober trên nhóm nghiên cứu sau khi điều trị tỷ lệ mức độ kém là thấp nhất chiếm 12,5% và cũng như vây với nhóm chứng chiếm 15%. Mức độ tốt ở nhóm nghiên cứu chiếm 35% và ở nhóm chứng có 25%.

Kết quả sau điều trị mức độ giãn CSTL được đánh giá theo nghiệm pháp Schober của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá mức độ giãn CSTL sau điều trị của 2 nhóm nghiên cứu (N1) và nhóm chứng (N2) theo nghiệm pháp Schober

Bảng 3.13. Đánh giá kết quả lâm sàng theo nghiệm pháp Lasegue nhóm nghiên cứu (N1)

Nhóm II Mức độ

Trước điều trị Sau điều trị

p

n % n %

Rất tốt 0 0 20 50

p < 0,001

Tốt 6 15 12 30

Trung bình 16 40 8 20

Kém 18 45 0 0

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Bảng đánh giá kết quả lâm sàng theo nghiệm pháp Lasegue trên nhóm nghiên cứu ở thời điểm trước khi điều trị tỷ lệ mức độ kém là cao nhất chiếm 45%, tiếp theo là tỷ lệ mức độ trung bình chiếm 40%, mức độ tốt chiếm 15%

và rất tốt không có ai. Sau điều trị mức độ kém không còn, nhóm rất tốt chiếm cao nhất là 50%, tiếp đến là nhóm tốt chiếm 30%, nhóm trung bình còn 20%.

Sau điều trị mức độ đau được đánh giá theo nghiệm pháp Lasegue hiệu quả có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 3.14. Đánh giá kết quả lâm sàng theo nghiệm pháp Lasegue nhóm chứng (N2)

Nhóm chứng (N2) Mức độ

Trước điều trị Sau điều trị

p

n % n %

Rất tốt 0 0 10 25

p < 0,001

Tốt 7 17,5 13 32,5

Trung bình 16 40 9 22,5

Kém 17 42,5 8 20

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Bảng đánh giá kết quả lâm sàng theo nghiệm pháp Lasegue trên nhóm chứng ở thời điểm trước khi điều trị tỷ lệ mức độ kém là cao nhất chiếm 42,5%, tiếp theo là tỷ lệ mức độ trung bình chiếm 40%, mức độ tốt chiếm 17,5% và rất tốt không có ai. Sau điều trị mức độ kém vẫn còn 20%, nhóm rất tốt chiếm 25%, nhóm tốt chiếm 32,5%, nhóm trung bình còn 22,5%.

Sau điều trị mức độ đau được đánh giá theo nghiệm pháp Lasegue hiệu quả có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Bảng 3.15. Bảng đánh giá kết quả lâm sàng sau điều trị của 2 nhóm nghiên cứu (N1) và nhóm chứng (N2) theo nghiệm pháp Lasegue

Nhóm Mức độ

Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

N1 % N2 % p

Rất tốt 20 50 10 25

p < 0,01

Tốt 12 30 13 32,5

Trung bình 8 20 9 22,5

Kém 0 0 8 20

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Khi đánh giá kết quả lâm sàng theo nghiệm pháp Lasegue trên nhóm nghiên cứu sau khi điều trị tỷ lệ mức độ rất tốt là cao nhất chiếm chiếm 50%, tốt chiếm 30%, trung bình chiếm 20% và không còn ai kém. Với nhóm chứng mức độ rất tốt chiếm 25%, tốt chiếm 32,5%, trung bình 22,5% và vẫn còn 20% ở mức độ kém.

Đánh giá kết quả lâm sàng theo nghiệm pháp Lasegue của 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Biểu đồ 3.7. Bảng đánh giá kết quả lâm sàng sau điều trị của 2 nhóm nghiên cứu (N1) và nhóm chứng (N2) theo nghiệm pháp Lasegue

Bảng 3.16. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng của nhóm nghiên cứu (N1)

Tư thế vận động Kết quả

Gập CS Duỗi CS

Trước Sau Trước Sau

Rất tốt 0 18 0 20

Tốt 7 15 8 13

Trung bình 18 7 19 7

Kém 15 0 13 0

Tổng số 40 40 40 40

P p < 0,001 p < 0,001

Nhận xét:

Bảng đánh giá kết quả lâm sàng trên nhóm nghiên cứu mức độ gập và duỗi cột sống ở mưc độ cao nhất có tỷ lệ lần lượt là 45% và 50%, tiếp theo tỷ lệ mức kém cải thiện rất tốt, gấp cột sống trước điều trị là 15 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 37,5% và duỗi cột sống từ 13 trước điều trị, sau điều trị không có bệnh nhân nào.

Sau điều trị mức độ gập và duỗi cột sống thắt lưng ở nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 3.17. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng điều trị của nhóm nghiên cứu (N1)

Tư thế vận động Kết quả

Nghiêng CS bên lành Nghiêng CS bên Đau

Trước Sau Trước Sau

Rất tốt 0 17 0 15

Tốt 7 20 9 17

Trung bình 18 3 11 8

Kém 15 0 20 0

Tổng số 40 40 40 40

P p < 0,001 p < 0,001

Nhận xét:

Bảng đánh giá kết quả lâm sàng trên nhóm nghiên cứu mức độ rất tốt nghiêng cột sống bên lành và nghiêng cột sống bên đau có 17 và 15 bệnh nhân, tỷ lệ lần lượt là 42,5% và 37,5%, tiếp theo tỷ lệ mức tốt là 20 và 17 bệnh nhân chiếm tỷ lệ lần lượt 50% và 42,5%. Sau điều trị không có bệnh nhân nào nào kém sau điều trị.

Sau điều trị mức độ nghiêng cột sống bên lành và nghiêng cột sống bên đau ở nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 3.18. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng điều trị của nhóm nghiên cứu (N1)

Tư thế vận động Kết quả

Xoay CS bên lành Xoay CS bên đau

Trước Sau Trước Sau

Rất tốt 0 17 0 15

Tốt 12 19 11 18

Trung bình 15 4 13 7

Kém 13 0 16 0

Tổng số 40 40 40 40

p p < 0,001 p < 0,001

Nhận xét:

Bảng đánh giá kết quả lâm sàng trên nhóm nghiên cứu mức độ rất tốt xoay cột sống bên lành và xoay cột sống bên đau có 17 và 15 bệnh nhân, tỷ lệ lần lượt là 42,5% và 37,5%, tiếp theo tỷ lệ mức tốt là 19 và 18 bệnh nhân chiếm tỷ lệ lần lượt 47,5% và 45%. Sau điều trị không có bệnh nhân ở mức độ kém sau điều trị.

Sau điều trị mức độ xoay cột sống bên lành và xoay cột sống bên đau ở nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Bảng 3.19. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng trước và sau điều trị nhóm chứng (N2)

Tư thế vận động Kết quả

Gập CS Duỗi CS

Trước Sau Trước Sau

Rất tốt 0 12 0 9

Tốt 6 14 8 20

Trung bình 16 14 14 11

Kém 18 0 18 0

Tổng số 40 40 40 40

p < 0,01 p < 0,01

Nhận xét:

Bảng đánh giá kết quả lâm sàng trên nhóm chứng mức độ gập và duỗi cột sống ở mưc độ cao nhất có 12 và 9 bệnh nhân, tỷ lệ lần lượt là 30% và 22,5%, tiếp theo có 14 và 20 bệnh nhân kết quả tốt có tỷ lệ lần lượt là 35% và 50%, mức trung bình khá cao trong đó có 14 và 11 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 35% và 27,5%. Mức kém cải thiện rất tốt khong có bệnh nhân nào ở mức kém.

Sau điều trị mức độ gập và duỗi cột sống thắt lưng ở nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Bảng 3.20. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng trước và sau điều trị nhóm chứng (N2)

Tư thế vận động Kết quả

Nghiêng CS bên lành Nghiêng CS bên Đau

Trước Sau Trước Sau

Rất tốt 0 14 0 14

Tốt 6 16 9 10

Trung bình 19 10 11 16

Kém 15 0 20 0

Tổng số 40 40 40 40

p p < 0,01 p < 0,01

Nhận xét:

Bảng đánh giá kết quả lâm sàng trên nhóm chứng mức độ rất tốt nghiêng cột sống bên lành và nghiêng cột sống bên đau có 14 và 14 bệnh nhân, tỷ lệ lần lượt là 35% và 35%, tiếp theo tỷ lệ mức tốt là 16 và 10 bệnh nhân chiếm tỷ lệ lần lượt 40% và 25%. Mức độ trung bình có 10 và 16 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 10% và 40% Sau điều trị không có bệnh nhân nào nào kém sau điều trị.

Sau điều trị mức độ nghiêng cột sống bên lành và nghiêng cột sống bên đau ở nhóm chứng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Bảng 3.21. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng trước và sau điều trị nhóm chứng (N2)

Tư thế vận động Kết quả

Xoay CS bên lành Xoay CS bên đau

Trước Sau Trước Sau

Rất tốt 0 15 0 14

Tốt 11 19 11 17

Trung bình 16 6 18 9

Kém 13 0 11 0

Tổng số 40 40 40 40

p p < 0,01 p < 0,01

Nhận xét:

Bảng đánh giá kết quả lâm sàng trên nhóm nghiên cứu mức độ rất tốt khi xoay cột sống bên lành và xoay cột sống bên đau có 15 và 14 bệnh nhân, tỷ lệ lần lượt là 37,5% và 35%, tiếp theo tỷ lệ mức tốt là 19 và 17 bệnh nhân chiếm tỷ lệ lần lượt 47,5% và 42,5%. Mức độ trung bình là 6 và 9 bệnh nhân, tỷ lệ lần lượt là 15% và 22,5%. Sau điều trị không có bệnh nhân ở mức độ kém.

Sau điều trị mức độ xoay cột sống bên lành và xoay cột sống bên đau ở nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Bảng 3.22. Đánh giá khả năng vận động và chức năng sinh hoạt hàng ngày theo chỉ số Owestry nhóm nghiên cứu (N1)

Nhóm chứng Mức độ

Trước điều trị Sau điều trị

p

n % n %

Rất tốt 0 0 12 30

p < 0,001

Tốt 4 10 22 55

Trung bình 15 37,5 5 12,5

Kém 21 52,5 1 2,5

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Trong bảng ta thấy rằng, mức độ cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày trước và sau điều trị trong nhóm nghiên cứu ở mức độ rất tốt có 12 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 30%, tiếp theo ở mức độ tốt là 22 bệnh nhân chiếm 55%, tỷ lệ trung bình 12,5% với 5 bệnh nhân, mức độ kém có 1 bệnh nhân chiếm 2,5%.

So sánh kết quả đánh giá trước và sau điều trị về khả năng vận động thông qua chức năng sinh hoạt hàng ngày nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.23. Đánh giá khả năng vận động và chức năng sinh hoạt hàng ngày theo chỉ số Owestry nhóm chứng (N2)

Nhóm chứng Mức độ

Trước điều trị Sau điều trị

p

n % n %

Rất tốt 0 0 10 25

p<0,001

Tốt 5 12,5 17 42,5

Trung bình 20 50 9 22,5

Kém 15 37,5 4 10

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Trong bảng ta thấy rằng, mưc độ cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày trước và sau điều trị trong nhóm chứng ở mức độ rất tốt có 10 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 25%, tiếp theo ở mức độ tốt là 17 bệnh nhân chiếm 42,5%, tỷ lệ trung bình 22,5% với 9 bệnh nhân, mức độ kém có 4 bệnh nhân chiếm 10%.

So sánh kết quả đánh giá trước và sau điều trị về khả năng vận động cột sống thông qua chức năng sinh hoạt hàng ngày ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.24. Đánh giá kết quả điều trị chung của cả hai nhóm Nhóm

Mức độ

Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

n = 40 % n = 40 % p

Rất tốt 19 47,5 8 20

p < 0,05

Tốt 12 30 11 27,5

Trung bình 8 20 15 37,5

Kém 1 2,5 6 15

Tổng số 40 100 40 100

Nhận xét:

Nhìn vào bảng đánh giá kết quả điều trị chung của cả hai nhóm cho thấy tỷ lệ mức độ rất tốt trong nhóm nghiên cứu có 19 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 47,5% trong khi nhóm chứng có 8 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20%, tiếp theo mức độ tốt của nhóm nghiên cứu có 12 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 30% và tỷ lệ tốt trong nhóm chứng chiếm 27,5% với 11 bệnh nhân. Ở mức độ trung bình nhóm nghiên cứu có 8 bệnh nhân chiếm 20% và nhóm chứng có 15 bệnh nhân chiếm 37,5%. Ở mức độ kém trong nhóm nghiên cứu có 1bệnh nhân chiếm 2,5% và trong nhóm chứng có 6 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 15%.

So sánh kết quả chung của hai nhóm thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Biểu đồ 3.8. Đánh giá kết quả điều trị chung của cả hai nhóm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chườm ngải cứu trong điều trị bệnh nhân cao tuổi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 48 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)