1.2. Đái tháo đường và RLLPM theo quan niệm của YHCT
1.2.3. Mối quan hệ chặt chẽ giữa chứng tiêu khát trên thể trạng đàm thấp
Những nguyên nhân dẫn đến chứng đàm thấp hay ở những người có thể trạng đàm thấp là chủ yếu do từ nhóm nguyên nhân gây bệnh "bất nội" bất ngoại nhân " trong YHCT đó chính là:
+ Thường gặp ở những người do ít vận động thể lực dẫn đến sự lưu chuyển của khí huyết trong cơ thể không thông hoạt mà dễ ngưng trệ, làm cho dễ dẫn đến tình trạng khí trệ, huyết ứ, làm cho động lực hoạt động của các phủ tạng dễ suy giảm, tạng phủ dễ bị tổn thương mà hàng đầu chính là tạng tỳ. Tỳ khí hư không vận hóa được tân dịch, thì tân dịch có thể ngừng trệ lại thành đàm thấp mà dẫn đến chứng đàm thấp, nhưng cũng có thể tân dịch ngưng trệ lại thành thấp, lâu ngày thấp hóa nhiệt dẫn đến tỳ vị khí hư thấp nhiệt, làm cho chất tinh vi trong cơ thể bất sinh, tứ chi không được nuôi dưỡng đầy đủ mà dẫn đến tình trạng gây mòn trong chứng tiêu khát.
+ Chứng đàm thấp còn thường gặp ở những người ăn quá nhiều các thức ăn béo ngọt, nhiều chất bổ dưỡng, uống nhiều rượu… tất cả những nhân tố này cũng dễ làm tổn thương tỳ vị dẫn đến đàm thấp nội sinh và làm cho con người mặc chứng
đàm thấp. Vấn đề này tương đồng với yếu tố hàng đầu, dẫn đến chứng tiêu khát đó là ẩm thực bất tiết tích nhiệt thương âm và cũng thường gặp ở những người uống quá nhiều rượu, ăn quá nhiều các thức ăn cay nóng, ăn quá nhiều các thức ăn dầu mỡ, gây tổn thương tỳ vị… dẫn đến tỳ vị thăng giáng thất thường, ảnh hưởng đến chức năng kiên vân của tỳ vị, làm thực nhiệt kết tích ở bên trong, tiêu cốc, tiêu tân dịch, làm cho tân dịch không được phân bố đi mọi nơi kinh lạc, tạng phủ… đều mất sự nuôi dưỡng mà phát thành chứng bệnh tiêu khát. Như vậy cùng từ xuất phát ở nguyên nhân ẩm thức thất điều… nhưng dẫn đến chứng đàm thấp là tỳ hư rối loạn chuyển hóa tân dịch mà ngừng tụ lại thành chứng đàm thấp, còn thấp hóa nhiệt, thương âm thì dẫn đến chứng tiêu khát.
+ Dẫn đễn chứng đàm thấp còn là do rối loạn thất tình (yếu tố tinh thần): Lo nghĩ hại tỳ, giận dữ hại can, can mộc vượng khắc tỳ thổ, làm chức năng vận hóa của tỳ bị suy giảm, đàm thấp ứ trệ ở kinh mạch mà gây ra bệnh. Trong cơ chế bệnh sinh của chứng tiêu khát, khi tình chí bị rối loạn sẽ dẫn đến hỏa uất, thương âm. Tinh thần bị sang chấn kéo dài, ức uất, không được giải, hay cuộc sống căng thẳng, ngũ chi quá cực tất khí bị uất ức kết lại mà dẫn đến uất hỏa nội sinh, làm tiêu hao tân dịch. Thương nhiễm tân dịch ở phế vị, hạ nhiễu tân dịch ở can đởm mà phát ra chứng tiêu khát.
+ Chứng đàm thấp còn do một nguyên nhân nữa dẫn đến là do bởi tiên thiên bất túc (yếu tố thể chất), trong sách "linh khu thiên thọ yểu cương nhu" viết: "Con người ta sinh ra có cương, có nhu, có cường, có nhược, có dài có ngắn, có âm có dương". Khi tiên thiên bất túc, làm cho thận khí bất túc, thận dương hư không còn ôn ấm được tỳ dương, tỳ không vận hóa được thủy thấp, sinh ra đàm thấp. Đồng thời chính những người này khí ngũ tạng hư nhược, trong đó có tạng thận. Thận chủ tàng tinh là nơi thu giữ tàng chứa tinh khí của ngũ tạng lục phủ. Ngũ tạng hư nhược, khí huyết bên trong suy yếu, cũng dẫn đến thân tinh bị tổn hao hoặc do tinh của thận tiên thiên bất túc đều có thể dẫn đến táo nhiệt, nội sinh, phần tân dịch bị tổn thương mà phát sinh ra chứng tiêu khát. Như vậy từ gốc xuất phát tổn thương là tạng thân mà tùy theo thận khí hay thận dương bị tổn thương mà dẫn đến chứng đàm thấp, thận tinh hay thận âm bị tổn thương mà dẫn đến chứng tiêu khát.
1.2.3.2. Về thể bệnh kết hợp giữa chứng tiêu khát trên thể trạng đàm thấp có liên quan đến điều trị
Trong phân các thể lâm sàng của chứng tiêu khát gần đây trong bệnh học Trung y nội khoa của Trung Quốc năm 2001. Được coi là sách chính thông dạy cho các bậc sau đại học về Trung y nội khoa toàn Trung Quốc, người ta phân chia chứng tiêu khát thành 7 thể lâm sàng: thể táo nhiệt thương phế,phế vị táo nhiệt, tỳ vị khí hư, thấp nhiệt trung trở, trường táo thương âm, can thận âm hư, âm dương lưỡng hư. Trong đó có 2 thể có những biểu hiện trên lâm sàng, cũng như nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo YHCT tương ứng với chứng tiêu khát trên người bệnh có thể trạng đàm thấp đó là:
* Thể tỳ vị khí hư:
+ Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh miệng khát, uống nhiều, ăn ít, phân nát.
Tinh thần mệt mỏi, người gầy yếu. Lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.
+ Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Gốc là do bởi táo nhiệt, dễ làm tổn thương khí làm cho khí của tỳ vị bị tổn thương, cho nên tỳ mất kiên vận, cốc khí hạ tiết, từ đó xuất hiện đại tiên nhão nát. Tân dịch không có thể đưa lên trê, nên miệng khô khát uống nước nhiều. Tỳ vị mất kiện vận, nên thủy cốc không hóa được chất tinh vi, mà ngừng trệ tạo thành đàm thấp. Chất tinh vi thanh dưỡng không được đưa đến tứ chi để phân bố khắp cơ thể, nên người gây yếu vô lực, khí hư, huyết hư dẫn đến lượt nhợt rêu trắng, mạch tế nhược.
+ Pháp điều trị: Kiện tỳ, ít khí
+ Bài thuốc thất vị bạch truật tán gia giảm (Nhân sâm ,Bắc mộc hương,Cát căn, Bạch truật, Phục linh , Cam thảo)
Gia giảm: - Ăn kém, đại tiện nhão nát gia hoài sơn, liên nhục.
- Khí hư nặng, tăng liều nhân sâm, gia Hoàng kỳ, ngũ vị tử.
- Khí âm lương hư gia: Sa sâm, Ngọc trúc, Hoàng tinh
* Thể thấp nhiệt trung trở.
+ Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh miệng khát mà không muốn uống nước nhiều, bụng đói mà ăn không nhiều, miệng thường nhờn dính, bụng luôn đầy chướng, … lưới vàng đầy dính. Mạch nhu hoãn.
+ Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Khi mắc chứng tiêu khát kéo dài sẽ dẫn đến tỳ hư, sinh thấp, hóa nhiệt. Hoặc ăn nhiều chất béo, ngọt mà sinh thấp hóa nhiệt, làm cho thấp nhiệt ôn kết ở tỳ vị làm khí có ở trung tiêu thăng giáng thất thường làm thấp trọc bất giang ngưng trệ lại mà hình thành đàm thấp trên người mắc chứng tiêu khát.
+ Pháp điều trị: Thanh nhiệt, hóa thấp
+ Bài thuốc: "Hoàng cầm, Hoạt thạch thang gia giảm" ( Hoàng cầm, Hoạt thạch, Phục linh, Trư linh, Thông thảo, Đại phúc bì, Bạch đậu khấu)
Gia giảm: - Nhiệt nặng, khái nhiều gia: Thiên hoa phấn, mạch môn, Cát căn.
- Thấp nặng mà bụng chướng đầy gia: hoắc hương, Sa nhân, Bắc mộc hương.
- Ngực sườn, đầy tức, đâu đầu, chóng mặt biểu hiện can uất, gia: Sài hồ, Chỉ thực, Bạch thược, Cát căn.