Các nhà Ngô - Đinh - Lê (939-1009)

Một phần của tài liệu Lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến năm 1884 (Trang 38 - 41)

1. Nhà Ngô (939-965)

 Ngô Vương 938-944

 Dương Bình Vương 945-950

 Hậu Ngô Vương 951-965

Đ|nh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Vương đặt ra các chức quan văn võ, qui định triều nghi, lập bộ máy chính quyền mang tính chất tập quyền.

Ngô Quyền chỉ ở ngôi được sáu năm. Lúc sắp mất, Ngô Quyền đem con l{ Ngô Xương Ngập ủy th|c cho người em vợ l{ Dương Tam Kha. Dương Tam Kha l{ con của Dương Đình Nghệ, em của b{ Dương Hậu. Nhưng khi Ngô Quyền mất rồi. Dương Tam Kha phản bội lòng tin của Ngô Quyền, cướp lấy ngôi, tự xưng l{ Bình Vương (945-950). Ngô Xương Ngập phải chạy trốn v{o núi. Dương Tam Kha bèn bắt người con thứ của Ngô Quyền l{ Ngô Xương Văn l{m con nuôi. Ngô Xương Văn, trong một dịp đi h{nh qu}n dẹp loạn, đem qu}n trở ngược lại bắt được Dương Tam Kha, gi|ng Kha xuống bậc công.

Ngô Xương Văn xưng vương v{ cho người đi rước anh về cùng làm vua. Không bao l}u Ngô Xương Ngập bệnh chết (954). Thế lực nhà Ngô ngày một yếu kém, khắp nơi loạn lạc. Trong một chuyến đi dẹp loạn (965), Xương Văn bị trúng tên chết. Kể từ đấy, nhà Ngô không còn là một thế lực trung tâm của đất nước nữa. Con của Xương Văn l{ Ngô Xương Xí trở thành một trong 12 sứ quân.

Từ đó đất nước trải qua một thời kỳ nội chiến tranh quyền khốc liệt mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Sau nhờ Đinh Bộ Lĩnh (924-979) đ|nh thắng tất cả các sứ qu}n, đất nước mới thoát cảnh nội chiến.

2. Nhà Đinh (968-980) - Đại Cồ Việt

 Đinh Tiên Ho{ng 968-979

 Đinh Tuệ 980

Sau khi dẹp tan loạn sứ qu}n, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Ho{ng đế tức l{ Đinh Tiên Ho{ng, đặt tên nước l{ Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình)

Đồng thời với gian đoạn này, ở Trung Hoa, nhà Tống làm chủ đất nước và tiêu diệt nước Nam H|n (970). Đinh Tiên Ho{ng sai sứ sang thông hiếu. Đến năm 972 nh{ vua sai Đinh Liễn đem qu{ sang cống. Vua Tống bèn phong cho Đinh Tiên Ho{ng làm An Nam Quận vương v{ Đinh Liễn l{m Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ.

Đinh Tiên Ho{ng đặt ra những luật lệ hình phạt nặng nề như bỏ phạm nhân vào dầu hay cho hổ báo xé xác.

Qu}n đội dưới thời Đinh Tiên Ho{ng đ~ được tổ chức chặt chẽ, phân ra làm các đơn vị như sau:

Đạo = 10 quân

Quân = 10 lữ

Lữ = 10 tốt

Tốt = 10 ngũ

Ngũ = 10 người.

Năm 979, nh}n lúc Đinh Tiên Ho{ng v{ Đinh Liễn say rượu, nằm ở s}n điện, một tên quan hầu l{ Đỗ Thích giết chết cả hai.

Đinh Tiên Ho{ng l{m vua được 12 năm, thọ 56 tuổi

Sau khi Đinh Tiên Ho{ng bị Đỗ Thích giết chết, đình thần tìm bắt được Đỗ Thích v{ đem giết chết đi rồi tôn người con nhỏ l{ Đinh Tuệ, mới sáu tuổi lên làm vua.

Quyền bính ở cả trong tay Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn lại có quan hệ chặt chẽ với người vợ góa của Đinh Tiên Ho{ng l{ Dương Th|i Hậu nên uy thế rất lừng lẫy. Các công thần cũ của Đinh Bộ Lĩnh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền đem qu}n v}y đ|nh Lê Ho{n nhưng bị Lê Hoàn tiêu diệt và giết cả.

Nhà Tiền Lê (980-1009)

 Lê Đại Hành 980-1005

 Lê Long Việt 1005

 Lê Long Đĩnh 1005-1009

Nhà Tống lợi dụng sự rối ren trong triều nh{ Đinh, chuẩn bị cho quân sang xâm lược Đại Cồ Việt. Thái hậu Dương V}n Nga trao long cổn (áo bào của vua Đinh Tiên Hoàng - tượng trưng cho uy quyền của nhà vua) cho Lê Hoàn và cùng quan lại, quân lính tôn Lê Hoàn lên làm vua.

Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu l{ Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê. Để có thời gian chuẩn bị, nhà vua phái sứ giả qua xin hòa hoãn cùng nhà Tống. Đồng thời nhà vua gấp rút bày binh bố trận. Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, v{o đ|nh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành một mặt cho quân chận toán quân bộ ở Chi Lăng (Lạng

Sơn). Tướng Hầu Nhân Bảo, cầm đầu toán quân bộ, mắc mưu tr| h{ng của Lê Hoàn, bị chém chết. Toán quân bộ bị diệt quá nửa, tan rã. Toán quân thủy bị chặn ở Bạch Đằng, nghe tin thất bại, bèn tháo chạy về nước.

Dù chiến thắng, Lê Đại Hành vẫn giữ đường lối hòa hoãn, cho thả các tù binh về nước, đồng thời cho người sang nhà Tống xin triều cống. Thấy thế không thắng được Lê Đại Hành, vua Tống đành chấp thuận, phong cho Lê Đại Hành làm Tiết độ sứ.

Không còn lo lắng việc chống Tống nữa, Lê Đại Hành sửa sang mọi việc trong nước. Ông mở mang kinh đô Hoa Lư, củng cố bộ máy chính quyền trung ương, sắp xếp c|c đơn vị h{nh chính. Để khuyến khích hoạt động nông nghiệp, Lê Đại Hành làm lễ cày ruộng Tịch điền, mở đầu cho tục lệ này ở đất nước. Về đối ngoại, nhà vua tuy thần phục nhà Tống và chịu lệ cống, nhưng ho{n to{n không lệ thuộc gì cả.

Lê Ho{n l{m vua được 24 năm, mất năm 1005, thọ 65 tuổi.

Sau khi Lê Đại Hành mất, Thái Tử Long Việt lên ngôi được ba ngày thì bị Long Đĩnh sai người giết chết. Các hoàng tử đ|nh nhau trong 8 th|ng để tranh ngôi. Cuối cùng Lê Long Đĩnh diệt được các hoàng tử khác và lên ngôi vua cai trị đất nước.

Lê Long Đĩnh l{ người hoang dâm, không thiết gì việc xây dựng đất nước, chỉ chú trong đến việc ăn chơi. Do bị bệnh hoạn, mỗi khi thiết triều, Lê Long Đĩnh không thể ngồi được mà phải nằm, nên sử sách gọi ông tà là Lê Ngọa Triều. Lê Long Đĩnh lại rất t{n |c, đặt ra nhiều hình phạt d~ man để mua vui. Lê Long Đĩnh ở ngôi 4 năm (1005- 1009) thì chết. Triều đình đưa người dòng họ khác là Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

Một phần của tài liệu Lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến năm 1884 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)