Đặc trưng của kiến thức lịch sử và con đường hình thành kiến thức

Một phần của tài liệu ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 28 - 31)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.4. Đặc trưng của kiến thức lịch sử và con đường hình thành kiến thức

Quá trình nhận thức lịch sử của HS cũng tuân theo quy luật nhận thức chung đó, song nó lại có những đặc thù riêng biệt. Giai đoạn trực quan trong

nhận thức lịch sử là quá trình HS tiếp xúc với các tài liệu, sự kiện lịch sử. Đây là sự tiếp xúc mang tính gián tiếp. Các em không trực tiếp quan sát sự kiện, hiện tượng lịch sử mà thông qua tài liệu với sự hướng dẫn của GV. Trên cơ sở tri giác tài liệu, người học tiến hành các thao tác tư duy, hình thành những tri thức cụ thể, xử lí thông tin, từ đó lĩnh hội, nắm được bản chất và rút ra các quy luật, khái niệm lịch sử cần thiết. Sau đó, HS sẽ vận dụng những hiểu biết lịch sử của mình vào làm bài tập hoặc để nhìn nhận, giải thích, đánh giá những hiện tượng trong cuộc sống hiện tại. Như vậy, giai đoạn nhận thức cảm tính có vai trò là cơ sở, nền tảng cho quá trình nhận thức lịch sử của người học.

Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể để góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dục quốc dân.

Bộ môn LS ở trường phổ thông với tư cách là một khoa học cũng mang những đặc trưng riêng của nó. Khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức LS có những đặc điểm đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, sự thống nhất giữa “sử” và “luận”…LS mà HS ở trường phổ thông đang học là LS quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người từ lúc con người xuất hiện đến nay. Tất cả những sự kiện và hiện tượng LS được chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã xảy ra, chúng ta không thể quan sát trực tiếp, làm thí nghiệm,... chúng ta chỉ có thể nhận thức một cách gián tiếp thông qua các nguồn sử liệu được lưu lại. Đó là tính quá khứ của LS.

Con đường hình thành tri thức LS cho HS tuân thủ theo quy luật nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”, nghĩa là phải trên cơ sở tư liệu sự kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học LS phục vụ cho thực tiễn cuộc sống.

Nhận thức của HS trong học tập LS ở trường phổ thông cũng vậy, để đi từ “biết” đến “hiểu”, rồi “vận dụng” kiến thức vào cuộc sống, trước tiên HS

phải được “nhìn thấy”, tức là trực tiếp quan sát sự kiện, hiện tượng, rồi mới tư duy trừu tượng quá khứ.

Bên cạnh đó, khoa học lịch sử còn có đặc trưng là những hoạt động của con người diễn ra trong quá khứ, không kể thời gian ngắn hay dài. Do vậy, trong học tập lịch sử, học sinh không thể bắt đầu từ “trực quan sinh động”

thông qua các giác quan theo kiểu sờ mó, ngửi, nhìn, nếm …quá khứ.

Vì đặc trưng của bộ môn lịch sử mang “tính quá khứ” và “tính không lặp lại” nên nhiều nhà nghiên cứu giáo dục bộ môn đã khẳng định: Con đường hình thành kiến thức cho HS ở trường phổ thông bao giờ cũng phải từ cơ sở ban đầu là nắm vững các sự kiện LS cụ thể để tạo nên những biểu tượng LS chân thực [57; tr. 270, 271]. .

Chúng ta có thể khái quát hóa sơ đồ về con đường hình thành kiến thức LS cho HS ở trường THPT như sau:

Nhìn vào sơ đồ trên, quá trình nhận thức của HS trong học tập LS luôn mang “tính đặc thù”, khiến người học gặp nhiều khó khăn khi ghi nhớ, ghi nhớ lâu dài để hiểu và vận dụng kiến thức. Từ quy luật nhận thức chung về thế giới khách quan và sự nhận thức đặc thù của HS khi học tập LS giúp chúng ta hiểu rằng: Nếu GV không được trang bị tốt về PPDH, chỉ tiến hành các bài học trong giờ học nội khóa, không nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thì rất khó khăn trong việc giúp HS nhận thức.

Một phần của tài liệu ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)