Những yêu cầu cơ bản khi khai thác và sử dụng nguồn tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Một phần của tài liệu ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 45 - 51)

Muốn nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT thì việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN, GV phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

2.1.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam phải góp phần thực hiện mục tiêu dạy học.

Muốn tổ chức giờ học hiệu quả, trước hết GV phải xác định đúng mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học. Theo cách phân loại bài hiện nay ở trường phổ thông có 4 loại bài cơ bản: Bài nghiên cứu kiến thức mới; Bài ôn tập sơ kết, tổng kết; Bài kiểm tra kiến thức và Bài học hỗn hợp [54; tr.91].

Mỗi bài học lại có mục tiêu khác nhau, góp phần định hướng cho GV lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.

Cần lưu ý rằng, mục tiêu của mỗi loại bài học phải được xác định cụ thể dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ do Bộ GD – ĐT đã quy định. Xác định đúng mục tiêu bài học sẽ là điều quan trọng để GV lựa chọn nội dung kiến thức cơ bản và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học , tạo điều kiện tốtnhất cho HS lĩnh hội kiến thức khi học trên lớp.

Ví dụ: khi xác định rõ mục tiêu cơ bản của mục II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính (Bài 17 – SGK LS lớp 12). HS phải biết và hiểu được tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám thành công, bên cạnh những thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng ta đã có những biện pháp hết sức khôn khéo để phát huy những thuận lợi và khắc phục được những khó khăn trước mắt để chuẩn bị cho kháng chiến bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, đề ra các biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết nạn đói, nạn dốt,

khó khăn về tài chính, đặc biệt luôn mềm dẻo, khéo léo trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản để bảo vệ chính quyền cách mạng để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Ở đây GV cóp thể sử dụng tài liệu LSĐP giúp HS hiểu rằng cùng với nhân dân cả nước thì nhân dân Nam Định cũng ra sức đấu tranh để bảo vệ chính quyền, bảo vệ Đảng non trẻ.

Cụ thể:

Để kịp thời cổ vũ khí thế cách mạng sôi sục của quần chúng và cũng đã đến lúc phải thẳng tay trấn áp bọn phản động đầu sỏ ở địa phương trước khi quân Tưởng Giới Thạch kéo vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Đầu tháng 9/1945, Ban thường vụ Tỉnh ủy Nam Định giao nhiệm vụ cho Ty Liêm phóng (cơ quan làm nhiệm vụ an ninh chính trị và trật tự xã hội của Tỉnh) và Ban trật tự thành phố tiến hành đợt truy quét, bắt 20 tên phản động ở nội thành đã có nhiều nợ máu với nhân dân [20; tr.96]

Như vậy, ở đây trên sự tiếp thu kiến thức một cách tập trung mà GV đã dạy ở mục I của bài, nếu HS có được kỹ năng nhận thức tích cực các em sẽ tự chủ động ghi nhớ kiến thức, sau đó biểu hiện ở việc hăng hái phát biểu ý kiến, tập trung nghe thầy giảng bài. Bên trong kỹ năng nhận thức (so sánh, khái quát hóa, phân tích và suy luận) được biểu hiện ra bên ngoài là sự tự giác và tích cực xây dựng bài.

2.1.2. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương góp phần làm rõ các sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc được phản ánh trong sách giáo khoa.

Trong dạy học, GV không thể liệt kê tài liệu sự kiện LSĐP có liên quan đến lịch sử dân tộc. Nó vừa không đảm bảo về mặt thời gian, vừa làm cho giờ học thêm nặng nề, làm loãng trọng tâm bài học. Do đó, khi đã lựa chọn được kiến thức cơ bản của một mục, một bài cụ thể, GV chọn tài liệu LSĐP nào làm rõ đơn vị kiến thức đang học. Điều này thể hiện tính mục đích, tránh trình bày dàn trải, mà hướng dẫn HS làm việc với các nguồn tài liệu, rút ra những hiểu biết cần thiết.

Trong dạy học lịch sử, điều quan trọng là phải xác định được kiến thức cơ bản, phải trả lời được các câu hỏi: “Cơ bản về cái gì?”. “Cơ bản đối với ai?”, “Đâu là cái cơ bản?”. Giải đáp được những câu hỏi đó sẽ giúp thầy chủ động trong quá trình giảng dạy và trò chủ động trong quá trình học tập.

Ví như, Do bản chất của quân đội Tưởng Giới Thạch là một đội quân ô hợp, bọn này luôn luôn dở trò gây rối cho ta gặp nhiều khó khăn như uống rượu say ngoài phố rồi chọc ghẹo phụ nữ, ăn quỵt tiền hàng, tống tiền bắt cóc, hoặc vô cớ khiêu khích bắn vào nhân dân và cán bộ tự vệ của ta. Ngang ngược hống hách hơn chúng còn đòi tước vũ khí của tự vệ nhằm tạo ra rối loạn để tiếp tay cho bọn Việt Nam Quốc dân Đảng và bọn tay sai các loại.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã giáo dục quần chúng làm theo lời dạy của hồ Chủ tịch khi Người về thăm Nam Định là: “Bình tĩnh – kiên nhẫn, không sa vào trò khiêu khích của địch”; Đồng thời vận động quần chúng đấu tranh tẩy chay không hợp tác với chúng. Mặt khác, ta tìm cách thuyết phục, phân hóa bọn sỹ quan làm cho một số có thiện cảm với chính quyền ta ra lệnh cho binh lính của chúng không gây rối. Để đề phòng chúng phản trắc, ta chỉ để lại một lực lượng vũ trang trong nội thành, còn đại bộ phận rút ra ngoại thành, nhằm bao vây lại chúng. Mỗi lần cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng, ta cũng chỉ để cho chúng đủ dùng trong 2-3 ngày.

Ở đây, GV cần làm rõ đối sách mềm dẻo nhưng kiên quyết của Đảng ta, chẳng những ta đã ngăn ngừa, hạn chế những khó khăn trở ngại do chúng gây ra mà còn buộc chúng phải để cho ta chuyển quân và vũ khí vào Nam giết giặc.

2.1.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương phải kích thích được hứng thú, tính chủ động và tự giác học tập của HS

Trong quá trình học tập, HS nhất thiết phải thực hiện những hành động trí tuệ. Sự hình thành các biểu tượng, khái niệm được xem là sự hình thành các hành động trí tuệ, là những hành động ngôn ngữ trong, nó bắt nguồn từ

hành động vật chất và trải qua giai đoạn ngôn ngữ ngoài. Nhờ có biểu tượng, những nhu cầu trí tuệ, những hứng thú nhận thức của HS cũng biến đổi căn bản.

Cùng với hứng thú đối với sự kiện, đối với những biến cố sinh động, rõ ràng và đối với những vật cụ thể... còn phát triển mạnh một hứng thú đã nảy sinh từ trước nhưng còn ở tình trạng sơ đẳng, đó là hứng thú đối với những mối liên hệ và tương quan của các hiện tượng thực tế, đối với những suy nghĩ lý thuyết về các hiện tượng đó, xuất hiện hứng thú đối với lý thuyết” [1; tr.206 ].

Ví dụ, khi dạy mục III.3 Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, (Bài 17, Lớp 12, chương trình chuẩn). GV có thể sử dụng phương pháp đóng vai như sau: “Nếu em là nhà ngoại giao lúc này, thay mặt cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa em sẽ làm gì?

Nhận xét về biện pháp ngoại giao của Hồ Chí Minh về mối quan hệ Việt – Pháp”. Quaviệc “đóng vai” là nhà ngoại giao, HS được tự mình bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, đưa ra ý kiến của mình trên cơ sở kiến thức cơ bản mà các em thu nhận được từ GV và SGK. Như vậy, sẽ kích thích sự sáng tạo và tư duy LS cho HS.

2.1.4. Sử dụng tài liệu lịch sử điạ phương phải đảm bảo tính cơ bản, điển hình.

Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT GV cần lựa chọn nguồn tài liệu đảm bảo tính cơ bản, điển hình. Ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của các ngành khoa học nói chung, khoa học lịch sử nói riêng đã tạo ra sự bùng nổ thông tin.

Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường THPT, GV phải chú ý đến tính mục đích, đến câu hỏi: “dạy sử để làm gì?”, “dạy học cái gì?”

“dạy học như thế nào?” nghĩa là chú ý đến mối quan hệ giữa mục tiêu-nội dung-phương pháp. Theo các nhà lý luận phương pháp dạy học, cơ bản là :

“cái cơ sở, then chốt có ý nghĩa, tác dụng tốt nhất đối với sự phát triển nhân cách HS. Theo đó, cơ bản không phải là khái niệm về các mối quan hệ. Nói

Cơ bản đối với ai? Đâu là cái cơ bản? Vì vậy, nói đến cơ bản thực chất là nói đến sự lựa chọn”.

Dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức tối ưu, giúp HS hiểu quá khứ, rèn luyện kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống. Theo các nhà lý luận phương pháp dạy học lịch sử, kiến thức cơ bản là nội dung cốt lõi thiết yếu của khoa học lịch sử, nó gắn liền với nội dung lịch sử được quy định trong chương trình. Nhờ đó, HS có thể hình dung lịch sử quá khứ đã diễn ra, những nội dung đó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách HS. Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN cần chú ý các nguyên tắc cơ bản, trước hết từ khâu sưu tầm, lựa chọn. Việc đưa bất cứ tài liệu nào vào trong dạy học cũng cần có sự tính toán kỹ lưỡng, bởi thời gian tiết học có hạn nên khi sử dụng tài liệu LSĐP, GV phải xem nó là nguồn nhận thức chứ không phải là nguồn kiến thức minh họa trong SGK, phải tích cực quá trình nhận thức của HS, phải tạo ra sự hứng thú, phải thu hút tất cả HS vào quá trình học tập bằng nhiều biện pháp sư phạm đa dạng....

Trong quá trình dạy học việc rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức cho HS là rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông. Việc phát triển năng lực nhận thức trong DHLS thể hiện ở việc nắm kiến thức một cách có hệ thống, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử đã học để tiếp thu kiến thức mới...

Hiện nay, trong học tập lịch sử, HS thường nhớ không lâu, nhớ không chính xác, hay nhầm lẫn các sự kiện cũng như nhân vật lịch sử đó là do các em hiểu không sâu kiến thức, hời hợt, chưa hiểu rõ bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, không biết vận dụng kiến thức đã học vào học tập và cuộc sống. Vì vậy, muốn HS hiểu được lịch sử, GV cần phải hướng dẫn các em nắm vững các kiến thức cơ bản, phát triển được năng lực nhận thức của các em bằng các phương pháp sư phạm có hiệu quả.

Ngoài ra, GV sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nơi chính các em được sinh ra và lớn lên sẽ kích thích được tính tích cực, tư duy trong nhận thức của HS. Điều đó được thể hiện bằng việc HS say mê tiếp thu bài giảng, tích cực trả lời các câu hỏi do GV đề ra, biết vận dụng kiến thức đã học vào học tập và trong cuộc sống.

2.1.5. Sử dụng tài liệu LSĐP phải đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo

Không phải bất cứ đơn vị kiến thức nào cũng có thể liên hệ, sử dụng các nguồn tài liệu LSĐP. Có những nội dung kiến thức lịch sử GV chỉ cần thuyết trình hoặc để cho HS tự phát biểu, hiểu ra vấn đề nên không nhất thiết phải đưa nguồn tài liệu vào vì nó có thể trở nên phức tạp, khó hiểu khi HS ghi nhớ, diễn đạt. Ưu thế của tài liệu LSĐP là dùng để làm dẫn chứng, làm sâu sắc, sinh động hơn cho bài học lịch sử dân tộc. Vì vậy, GV cần linh hoạt, sáng tạo trong biện pháp sử dụng như dạy học nêu vấn đề, trao đổi đàm thoại, thảo luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác thì bài học sẽ được nâng lên.

Sự sáng tạo trong việc sử dụng nguồn tài liệu LSĐP sẽ góp phần đảm bảo mục tiêu bài học đồng thời đảm bảo được sự phù hợp giữa mục tiêu và phương pháp dạy học.

Sự sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học không nhàm chán, khô khan mà ngược lại sẽ tạo hứng thú học tập cho HS. Gv chú ý trong quá trình dạy học tuyệt đối không bao giờ sử dụng một phương pháp dạy học duy nhất với một nguồn tài liệu nào đó dù là sở trường, là thế mạnh của mình mà phải kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn các phương pháp với các nguồn tài liệu khác nhau. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều nguồn tài liệuvới nhiều phương pháp thì bài học trở nên nặng nề, căng thẳng với quá nhiều nguồn thông tin làm cho HS quá tải. Vì vậy, sự linh hoạt và sáng tạo của GV trong việc sử dụng nguồn tài liệu LSĐP là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)