Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 105 - 109)

CHƯƠNG 3:CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ

3.3. Thực nghiệm sư phạm

3.3.4. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua bài kiểm tra 10 phút.

Trên cơ sở chấm bài, chúng tôi lập bảng xếp loại điểm theo quy định như sau:

- Điểm giỏi: 9-10 - Điểm trung bình: 5-6 - Điểm khá: 7-8 - Điểm yếu, kém: dưới 5 Kết quả thực nghiệm nhƣ sau:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm

Lớp Số HS Điểm kiểm tra 10 phút

Dưới 5 5 6 7 8 9 10

Thực nghiệm 44 0 4 5 11 15 7 2

Đối chứng 45 2 8 9 12 10 4 0

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm (%)

Lớp

Số lượng

HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu- kém

SL % SL % SL % SL %

Thực nghiệm 44 9 20.45 26 59.09 9 20.45 0 0 Đối chứng 45 4 8.88 22 48.88 17 37.77 2 4.44

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Nhìn vào bảng 1, bảng 2 và bảng biểu đồ kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy như sau:

Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: 11,57%

Điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: 10,21%

Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng: 17,32%

Điểm yếu ở lớp thực nghiệm không có, lớp đối chứng là: 4,44%

Thông qua việc xử lý số liệu thu được về kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp tiến hành thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng.

Điều đó chứng tỏ rằng hình thức và biện pháp sư phạm mà chúng tôi đưa ra trong Luận văn có tính khả thi. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để khẳng định việc sử dụng tài liệu LSĐP Nam Định trong dạy học LSVN mang lại hiệu quả cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cùng với các phương pháp dạy học khác trong nhà trường, các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục học sinh theo mục tiêu đã được xác định về

0 10 20 30 40 50 60 70

Giỏi Khá Trung bình

Yếu

SỐ ỢNG HỌC SINH

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

kiến thức, thái độ, kỹ năng và thực hiện đúng nguyên lý giáo dục của Đảng

“học đi đôi với hành”.

2. Thực trạng cho thấy việc sử dụng tài liệu LSĐP trong DHLS còn nhiều bất cập như: nặng về cung cấp kiến thức, chưa hướng tới hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản; các phương pháp rèn luyện kỹ năng còn nghèo nàn không gây hứng thú đối với HS, chưa đánh giá đúng được đầy đủ năng lực của người học; vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP vẫn chưa được coi trọng, thậm chí còn cho là không cần thiết.

3. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, dựa trên cơ sở khoa học của lí luận dạy học hiện đại và căn cứ vào đặc điểm cũng như thực trạng của sử dụng tài liệu LSĐP trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp đổi mới việc sử dụng tài liệu LSĐP như: Rèn luyện kỹ năng xác định tình huống có vấn đề và kích thích hứng thú học tập LS của HS; sử dụng tài liệu LSĐP trong bài nghiên cứu kiến thức mới; sử dụng tài liệu LSĐP trong hoạt động ngoại khóa. Mỗi biện pháp có ưu điểm và hạn chế riêng, GV cần sử dụng một cách linh hoạt, hợp lí để các biện pháp phát huy được hiệu quả của mình.

Qua thực nghiệm sư phạm cho thấy, các biện pháp mà tác giả đề xuất có tính khả thi, đồng thời góp phần làm phong phú thêm tài liệu tham khảo trong học tập c ủa HS. Tài liệu LSĐP có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của HS, là điều kiện để hình thành các năng lực và phẩm chất tư duy, từ đó các em sẽ hành động đúng, có mục đích, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra cho mình.

Sử dụng tài liệu LSĐP góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học nói chung, trong DHLS nói riêng.

4. Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xin khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, đối với giáo viên dạy học lịch sử cần nắm chắc lí luận bộ môn về việc sử dụng tài liệu LSĐP nói chung, về tài liệu LSĐP Nam Định nói riêng. Ngoài việc rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ người giáo viên lịch sử phải có tâm với nghề, lòng yêu học sinh, có khả năng sư phạm.

Đối với học sinh, cần có nhận thức đúng đắn về tác dụng của các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, cần tham gia các cuộc thi một cách tự giác, tích cực để tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân.

Đối với Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho việc tiến hành buổi hoạt động nội - ngoại khóa được thuận lợi.

Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo đề nghị các cấp quản lý nghiên cứu nội dung chương trình, SGK phải phù hợp với thời lượng một tiết học để trong chương trình có giờ học về LSĐP được diễn ra đầy đủ hơn.

Thứ hai: nội dung của tài liệu LSĐP rất phong phú, đòi hỏi GV phải nghiên cứu và căn cứ vào nội dung môn học, nội dung bài học, đối tượng HS mà định hướng và lựa chọn nội dung phù hợp, liên quan tới thực tiễn để xây dựng làm chủ đề tổ chức hoạt động ngoại khóa trong đó có sử dụng tài liệu LSĐP.

Thứ ba: sử dụng tài liệu LSĐP cần có kết hợp chặt chẽ giữa GV với HS, và giữa các GV với nhau (cùng lĩnh vực). GV phải từ bỏ thói quen chỉ đạo mọi hoạt động của HS trong quá trình tổ chức, cố gắng tạo cho mình thói quen mới: nói ít, góp ý và tư vấn chứ không ép buộc, sẵn sàng thay đổi vai trò để trở thành người học trong một số trường hợp, lắng nghe ý kiến của HS.

Thứ tƣ, cần tiếp tục thực hiện đổi mới cách thức tiến hành các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa cũng như bài học nội khóa để HS có sự hứng thú và tham gia tích cực hơn vào tìm kiếm tài liệu nói chung và tài liệu LSĐP trong DHLS nói riêng.

Một phần của tài liệu ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)