Nhóm biện pháp dạy học bài nội khóa

Một phần của tài liệu ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 74 - 88)

CHƯƠNG 3:CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ

3.2. Các biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP trong DHLS Việt Nam thời kỳ

3.2.1. Nhóm biện pháp dạy học bài nội khóa

3.2.1.1. Sử dụng tài liệu LSĐP tổ chức dạy học trên lớp.

Sử dụng tài liệu LSĐP Nam Định để dạy học nêu vấn đề

dụng tài liệu LSĐP trong DHLS là phải giúp cho các em biết và có thói quen trong xác định nhiệm vụ nhận thức, tức xác định đúng đắn tình huống có vấn đề của bài học, là hình thành động cơ học tập đúng đắn và tạo hứng thú học tập cho các em.

Dạy học nêu vấn đề là một kiểu dạy học, nó không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành nhiều phương pháp dạy học. Nó được vận dụng trong tất cả các khâu của giờ học. Dạy học nêu vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập, giúp HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội. Đó là phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh, hay chính là “dạy học cách học” cho người học. Đưa người học vào “tình huống có vấn đề” kích thích hứng thú học tập, mong muốn phải tìm ra cái mới, cái chưa biết cho các em.

Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy cần phải tuân thủ các bước: Dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề; Tổ chức, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề; cuối cùng là GV dẫn dắt HS kết thúc vấn đề.

Một là: Dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề:

Theo M.I.Macmutốp: “tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con người, nó xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích các hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức, hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo, có hiệu quả...” [14; tr.74]. Tình huống có vấn đề được hình thành khi trình bày các ý kiến khác nhau để HS tự phân tích đánh giá hoặc chỉ ra sự mâu thuẫn, xung đột để HS tìm thấy con đường giải quyết nó.

Trong DHLS, muốn tạo ra được tình huống có vấn đề, trước hết GV cần dẫn dắt HS đến chỗ họ thấy cần thiết phải hoàn thành bài làm bằng những biện pháp, cách thức khác nhau. Cụ thể:

+ Sử dụng lời nói sinh động, giàu hình ảnh gây cảm xúc và hứng thú học tập đối với HS khi dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề của bài, của đề mục.

Lời nói sinh động trong DHLS được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau (trình bày tài liệu của thầy và trò, trao đổi, thảo luận, kiểm tra miệng...).

Lời nói của GV với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, sẽ dẫn dắt HS “trở về” với quá khứ LS, tạo được biểu tượng rõ ràng cụ thể về một nhân vật, một biến cố, một hiện tượng LS...

Muốn tạo ra tình huống có vấn đề, trước tiên GV cần dẫn dắt HS vào tình huống, sau đó đưa ra câu hỏi (bài tập nhận thức – bài tập nêu vấn đề) cho HS trao đổi. Như vậy, tình huống có vấn đề bắt đầu xuất hiện, GV dùng lời trình bày sinh động sáng tạo tình huống có vấn đề, đưa bài tập nhận thức (câu hỏi nêu vấn đề) để HS suy ngẫm. Có thể tạo tình huống có vấn đề cho toàn bộ bài học, giờ học hoặc từng đơn vị kiến thức. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến tính vừa sức của HS.

Tình huống có vấn đề được phân chia ra thành các loại sau:

+ Tình huống đột biến: là loại tình huống có tác dụng làm cho người học nảy sinh cơ hội hỏi “tại sao như thế?”...

+ Tình huống không phù hợp: là tình huống bắt người học phải suy nghĩ khác với suy nghĩ trước đây. Ví dụ: trong bối cảnh chủ nghĩa TD phương Tây đặt ách nô dịch lên nhiều dân tộc trên thế giới, ta vẫn phải khẳng định: Việc Việt Nam bị mất độc lập không phải là tất yếu? em hãy chứng minh.

+ Tình huống xung đột: là tình huống xuất hiện trước các sự kiện trái ngược nhau. Ví như: vì sao năm 1911, Nguyễn Ái Quốc lại quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước? (khác hẳn với con đường cứu nước của các bậc tiền bối).

+ Tình huống lựa chọn: bắt người học đứng trước hai hay nhiều phương án lựa chọn.

+ Tình huống bác bỏ: là tình huống đối với người học phải bác bỏ một

kết luận sai lầm, không khoa học.

+ Tình huống giả định: tình huống dựa trên các sự kiện được hư cấu do tưởng tượng.

Ví dụ, khi dạy tiết 1 bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”, SGK Lịch sử 12, GV chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới bằng 3 câu hỏi ngay đầu giờ:

1. Vì sao bước sang Đông – Xuân 1953-1954, Pháp – Mĩ lại đề ra kế hoạch quân sự Nava? Nội dung của kế hoạch Nava và chủ trương của ta?

2. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 của quân dân ta đã bước đầu làm phá sản Kế hoạch Nava như thế nào?

3. Âm mưu của Pháp – Mĩ khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được quân dân ta chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào?

Bằng việc đưa ra 3 bài tập nhận thức ngay từ đầu giờ, GV đã đặt HS luôn đứng trước tình huống có vấn đề, tạo định hướng kiến thức cơ bản, kích thích hứng thú, muốn khám phá kiến thức mới của các em. Phát triển vấn đề như trên thể hiện phương pháp dạy học tích cực, tạo nên những

“xung đột”, “mâu thuẫn” kiến thức giữa các vấn đề “đã biết” (khi bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, Pháp - Mĩ đề ra Kế hoạch Nava) với “chưa biết” (chưa hiểu vì sao vào thời điểm đó Pháp – Mĩ lại đề ra kế hoạch ấy và ta đã làm gì để đối phó?)

Ba là: GV dẫn dắt HS kết thúc vấn đề.

Kết thúc vấn đề, GV có thể phát phiếu kiểm tra (bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận), kiểm tra xem HS đã nắm được những nội dung chính thông qua các câu hỏi nhận thức mà GV đưa ra ngay từ đầu tiết học.

Như vậy, GV đóng vai vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và định hướng giúp HS phát huy các kỹ năng nhận thức một cách tích cực thông qua viêc hình thành hứng thú và tạo động cơ học tập ngay từ đầu tiết học. để làm

được điều đó, GV không những là người có kiến thức chuyên sâu mà còn phải có sự nhuần nhuyễn trong các thao tác sư phạm và phương pháp giảng dạy phù hợp với tâm lý HS.

Với hình thức này, chúng tôi xin đề xuất cách tổ chức cho HS xác định tình huống có vấn đề có sử dụng tài liệu LSĐP Nam Định như sau:

Trước tiết học này, GV tổ chức cho HS sưu tầm tài liệu LSĐP. GV giới thiệu đầu tài liệu cho HS sưu tầm như:

1. Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Nam Định (1947 – 2007) 2. Lịch sử Đảng bộ thành phố Nam Định 1930 – 2000

3. Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định

Vận dụng lí luận vào thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đã sử dụng tài liệu LSĐP Nam Định để dạy học nêu vấn đề vào bài 17 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 như sau:

Những câu ca dao cổ động cho “Tuần lễ Vàng” được viết lên tường, lên biển cắm khắp nơi, đồng thời được biến thể vào lời ca tiếng hát, cổ vũ phong trào, như:

“Đeo hoa chỉ tổn nặng tai, đeo vàng nặng cổ hỡi ai có vàng”

“Làm dân một nước vẻ vang, đem vàng giúp nước giàu sang tao này”

“Đổi vàng lấy súng cối xay, bắn tan giặc nước dựng đài vinh quang”

“Mỗi khi các chị ra đường, cổ tay chẳng xuyến chẳng vàng cũng xinh”

Chính vì vậy, chỉ trong vòng hơn một tuần lễ (từ 17 đến 24/9/1945) nhân dân thành phố Nam Định đã tự nguyện đóng góp được 307 lạng vàng, 105 lạng bạc, 107 vạn đồng Đông Dương. Kết quả này nói lên tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân Nam Định nói riêng đối với nền độc lập của Tổ quốc.

Vậy, em biết gì về Tuần lễ Vàng, Tuần lễ Vàng được Đảng ta phát động vào thời điểm nào và tại sao lai diễn ra đồng thời cùng với phong trào diệt

giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm?[20; tr 98]

- HS đã có thời gian tìm hiểu bài trước ở nhà

- GV giành thời gian để HS tiếp tục suy nghĩ, sau đó gọi HS phát biểu ý kiến của mình. Các bạn khác nghe và bổ sung ý kiến

- Cuối cùng GV kết thúc vấn đề bằng cách dẫn dắt vào bài mới.

Sử dụng tài liệu LSĐP Nam Định để tạo biểu tượng lịch sử

Dạy học lịch sử khác với các môn học khác là những sự kiện, nhân vật đều xuất hiện ở quá khứ chứ không thể trực tiếp quan sát và rất xa lạ với cuộc sống hiện tại. Vì vậy, tạo biểu tượng lịch sử là cơ sở đầu tiên tái tạo lại hình ảnh, sự kiện đúng như nó tồn tại mộ cách sinh động, chính xác tạo ấn tượng trong giờ học.

Tài liệu LSĐP góp phần tích cực vào việc tạo iểu tượng lịch sử dân tộc có liên quan đến bài học. Trong quá trình sử dụng tài liệu LSĐP để tạo biểu tượng GV cần chú ý khâu chọn tài liệu cho phù hợp, đồng thời GV yêu cầu HS làm việc với tài liệu thông qua sự hướng dẫn của thầy.

Trong quá trình tạo biểu tượng, GV cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: tường thuật, sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu thành văn, phát vấn... Trong các phương pháp trên GV chú ý đến phương pháp tường thuật vì đây là phương pháp đòi hỏi GV phải có giọng nói rõ ràng, truyền cảm để lôi cuốn HS chú ý đến giờ học Gv cần tỏ rõ thái độ của mình đối với các sự kiện lịch sử nhằm giáo dục tư tưởng cho các em. Đồng thời với việc tạo biểu tượng sẽ giúp HS ghi nhớ tốt, sâu sắc và bền vững có hệ thống hơn.

Ví như, khi dạy học bài 18 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1948 – 1950), Mục II.2 “Tích cực chuẩn bị kháng chiến lâu dài”. Để giúp HS hiểu được thế nào là Làng kháng chiến và thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng nhân dân ta đã xây dựng và phát triển làng kháng chiến như thế nào, tức giúp cho HS có biểu tượng sắc nét về hình ảnh Làng kháng chiến. Chúng tôi tiến hàng giảng giải, đọc tài liệu kết hợp với

hình ảnh cho HS như sau:

“Ngay từ đầu năm 1948, phong trào xây dựng làng kháng chiến phát triển rộng khắp. "Cả làng theo kháng chiến. Trước là nhà nào cũng chứa cán bộ, bộ đội, nhà nào cũng có hầm bí mật hết! Ban ngày thì Tây, là giặc, ban đêm thì du kích hoạt động. Nên đây là làng kháng chiến, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, tất cả cho kháng chiến, nhà cửa. Nói chung, không ai tiếc cái gì cả!"

Xã Liên Minh huyện Vụ Bản là điển hình của phong trào này. Chỉ trong vòng 7 ngày đầu tháng 3 năm 1948, nhân dân các thôn đã huy động hàng ngàn ngày công đào đắp 7190 m giao thông hào, hầm hố chiến đấu cũng như che giấu bộ đội ta, trồng 17870 cụm tre làm hàng rào, đắp 200 ụ chiến đấu. Nhiều hầm bí mật được xây dựng. Đến cuối năm 1948, làng đã đạt làng kháng chiến kiểu mẫu, trở thành tiêu biểu cho phong trào toàn dân kiên quyết kháng chiến, đánh bại âm mưu bình định mở rộng chiếm đóng của địch”.[20; tr.50-51]

Cùng với đoạn tài liệu trên, GV trình bày kết hợp với minh họa có hình ảnhHầm bí mật nuôi giấu cán bộ, bộ đội ta trong thời chiến để giúp các em có biểu tượng thật vững chắc.

Hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, bộ đội ta trong thời chiến

Như vậy, thông qua nguồn tài liệu trên, HS sẽ có được hình ảnh cụ thể, chính xác về Làng kháng chiến cũng như phong trào xây dựng Làng kháng chiến của nhân dân ta. Việc sử dụng tài liệu LSĐP để tạo biểu tượng lịch sử

không những giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức lịch sử mà còn góp phần rèn luyện, phát triển nhân cách HS. Thông qua đó, HS sẽ tự rèn luyện bản thân để học tập, lao động, cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương đất nước.

Sử dụng tài liệu LSĐP kết hợp với tranh ảnh lịch sử để giúp HS hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc

Do đặc điểm của việc học tập LS - không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng nên việc sử dụng kênh hình nhằm tổ chức, hướng dẫn HS học tập là biện pháp hiệu quả nhất trong con đường hình thành kiến thức. Nó không chỉ đúng với lý luận dạy học bộ môn, quy luật nhận thức của con người nói chung là phải đi từ trực quan, mà còn thực hiện nhiều nhiệm vụ: cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm... Kênh hình LS bao gồm toàn bộ tranh ảnh (tranh vẽ, ảnh chụp lại), hình vẽ, lược đồ, phim tài liệu, sơ đồ, niên biểu LS...

Tranh ảnh LS đóng vai trò quan trọng đối với bài học LS, vì thế tất cả các bài học nghiên cứu kiến thức mới trong SGK đều có. “Tranh ảnh lịch sử được trình bày với tư cách minh họa cho kênh chữ, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin cho sự kiện được nhắc tới trong SGK” [39; tr.104], góp phần làm phong phú, sinh động, hấp dẫn cho bài giảng của GV. Bằng ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, việc miêu tả, tường thuật, nêu đặc điểm...

kết hợp với đồ dùng trực quan sẽ giúp các em có biểu tượng rõ ràng, là cơ sở của việc tìm tòi, suy nghĩ, rút ra kết luận. Đồng thời giáo dục tình cảm đạo đức cho HS.

Tuy nhiên, tranh ảnh LS có nhiều loại, GV phải lựa chọn, xác định tranh ảnh cần sử dụng trong bài. Đối với tranh ảnh không có trong SGK, GV phải xác định đúng đối tượng và nội dung kiến thức trình bày: thông tin phải đúng về mặt khoa học, tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng của HS về những sự kiện học trên lớp.

Ví dụ: khi dạy học mục I“Kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp bùng

nổ” (Bài 18, SGK Lịch sử 12), GV cho HS khai thác 2 hình ảnh có trong bảo tàng tỉnh Nam Định khi dạy về sự kiện ngày 19/12/1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.

Khẩu sơn pháo 75mm

Súng cối 81 mm

GV giúp HS khai thác kiến thức “ẩn” trong hình bằng câu hỏi gợi mở.

Em biết gì về bức ảnh LS này?

Quan sát bức hình (bên trên) em có nhận xét gì về tầm quan trọng của chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng

Sau khi cho HS quan sát bức tranh, GV đặt tiếp câu hỏi:

+ Vì sao Đảng lại ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến? Nhân dân ta đã thực hiện chỉ thị đó như thế nào?

Sau đó GV cho HS tìm hiểu thêm đoạn tư liệu sau để HS hiểu rõ hơn về sự kiện ngày 19/12/1946 khi Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến cũng như hiểu sâu hơn về hình ảnh quả pháo 75mm khi nhân dân Nam Định sử dụng bắn đầu tiên báo hiệu cuộc chiến bắt đầu:

“ Đúng 0 giờ 30 phút ngày 20/12/1946, từ trận địa bờ nam bến Đò Quan, đại đội trợ chiến bắn quả pháo 75mm đầu tiên vào nhà Băng, báo hiệu cuộc tiến công trên toàn mặt trận Nam Định bắt đầu. Lập tức các đơn vị Vệ quốc quân đều nhất loạt nổ súng, xông lên mãnh liệt vượt qua hàng rào, nhảy qua tường bao, tiến đánh tất cả các vị trí quân Pháp chiếm đóng. Cả thành phố rền vang tiếng súng diệt quân thù.

Tại trại Ca-rô, các chiến sĩ Vệ quốc quân và Tự vệ khu I thuộc đại đội 15 đã nhanh chóng chiếm giữ một phần doanh trại địch ở phía Tây Nam, diệt gần chục tên. Các chiến sĩ đại đội cùng Tự vệ khu Năng Tĩnh dũng mãnh xung phong đánh chiếm hết căn nhà 2 tầng khác của địch, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch...

Bị quân ta tấn công dồn dập, quân Pháp buộc phải co cụm lại trong các vị trí. Mãi đến 8 giờ ngày 20/12/1946, chúng mới cho 4 chiếc máy bay phóng pháo đến bắn phá khu vực nhà Ga

Các chiến sỹ của ta chiến đấu với ý thức tự nguyện, quyết tâm cứu nước, cứu nhà do đó tinh thần chiến đấu rất dũng cảm, hăng hái, biến mỗi đầu đường, góc phố, gốc cây, đoạn cống, bức tường đều thành điểm tựa, lúc thì phục kích, lúc thì vận động xung phong, làm cho chúng khốn quẫn nhiều bề.

Đêm 31/12/1946, quân ta tổ chức tấn công lần thứ ba vào khu vực đóng quân của Pháp ở nhà máy Sợi, máy Dệt. Khẩu sơn pháo 75mm phối hợp với súng cối 81mm bắn thẳng vào mục tiêu, tạo cửa mở cho bộ binh xung phong diệt địch. Mặt khác ta tổ chức đánh hỏa công tại các vị trí nhà Băng, nhà chủ Sói. Với khói lửa rơm rạ trộn lẫn ớt cay, quân và dân ta đã làm cho địch trong các vị trí này tiêu hao sức lực và giảm sút tinh thần.

Một phần của tài liệu ử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1954 trường trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 74 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)