PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN XÃ NGHI TRUNG HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Antỉnh Nghệ An
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý:
Nghi Trung là một xã đồng bằng cách biển Cửa Lò hơn 7km có tọa độ 18046’33’’ Bắc và 105039’0’’ Đông
- Phía Đông giáp: xã Nghi Trường, Nghi Thịnh - Phía Tây giáp: xã Nghi Diên
- Phía Nam giáp: Huyện lị Quán Hành
- Phía Tây giáp: xã Nghi Liên (ngoại thành phố Vinh)
Với lợi thế là xã nằm trong vùng phụ cận Thành phố Vinh, giáp ranh thị trấn Quán Hành, có Quốc lộ 1A và Tỉnh lộ 534 đi qua, Nghi Trung có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Vị trí tiềm năng để quy hoạch phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Nghi Lộc cũng như tỉnh Nghệ An.
*Địa hình, địa mạo:
Là xã đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, địa hình bằng phẳng với 100% diện tích là vùng đồng bằng với diện tích tự nhiên khoảng 8 km2.
*Khí hậu và thời tiết:
Khí hậu xã Nghi Trung hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió
Lào khô hanh, cộng thêm ảnh hưởng khí hậu từ biển Đông.
*Thủy văn:
- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì nguồn nước tưới chính cho đồng ruộng chủ yếu lấy từ sông Rào Trường – con sông duy nhất ở xã.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã khá phong phú nhưng mới chỉ khai thác một lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó.
*Nguồn tài nguyên:
+ Tài nguyên đất:
Chủ yếu là đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit có nguồn gốc của hệ thống sông Cả ở vùng địa hình tương đối thấp, diện tích khoảng 594.64 ha, chiếm 74.26%
diện tích các loại đất. Đất có pH từ chua đến trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình. Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho việc trồng lúa.
Ngoài ra, loại đất chiếm tỷ trọng thứ hai là đất cát cũ ven biển với diện tích 176.73 ha, chiếm 22.07% diện tích các loại đất. Đất có thành phần là cát pha, hàm lượng sét thấp, đất này bị phủ một lớp cát biển nên hạt thô và rời rạc, mùn ít, đạm tổng số và đạm dễ tiêu đều nghèo. Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất nông nghiệp của xã, thích hợp cho các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm như: Lạc, vừng…
Bảng 1: Thổ nhưỡng tài nguyên đất trên địa bàn xã Nghi Trung
Nhóm đất Diện tích (hecta) Tỷ trọng (%)
Đất cát cũ ven biển 176.73 22.07
Đất phù sa cũ có nhiều sản
phẩm Feralit 594.64 74.26
Đất dốc tụ 5.45 0.68
Đất mặn 22.98 2.87
Đất cồn cát 0.96 0.12
Tổng diện tích đất 800.76 100
(Nguồn: Ban địa chính xã Nghi Trung năm 2015)
+ Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Nghi Trung có nguồn nước mặt khá hiếm hoi từ con sông nhỏ Rào Trường.
- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn nguồn nước ngầm trên địa bàn xã hiện có ở 3 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và xây dựng công nghiệp, phát triển kinh tế như các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst. Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
*Hiện trạng môi trường:
Kết quả quan trắc môi trường cho thấy nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước thải không vượt tiêu chuẩn quy định, môi trường vùng sản xuất nông nghiệp, vùng nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề hoàn toàn không có tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên tình trạng nước thải và rác thải sinh hoạt của người dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào mương thoát nước chung làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân xung quanh khu vực.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Những năm qua, xã đã ưu tiên đầu tư phát triển thương mại và dịch vụ nhằm tạo cơ hội kinh doanh, buôn bán, nâng cao thu nhập cho người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Đến nay, xã có 347 hộ kinh doanh dịch vụ, tốc độ tăng trưởng dịch vụ thương mại bình quân đạt 14,7%. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã đã đầu tư nâng cấp chợ Nghi Trung với kinh phí 3,27 tỷ đồng, tạo điều kiện cho người dân mở rộng các dịch vụ, từng bước hình thành tuyến kinh doanh từ ngã ba Thị trấn Quán Hành đến xóm 17 của xã.
Vốn là xã thuần nông, nên phát triển nông nghiệp luôn được xã quan tâm, chú trọng. Cơ cấu mùa vụ được chuyển đổi mạnh mẽ, tăng cường đầu tư thâm canh, tăng vụ trên cánh đồng cho thu nhập cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích sản xuất đạt bình quân từ 60 - 65 triệu đồng/ha. Nhằm giải phóng năng lực sản xuất và cải thiện điều kiện sống cho người dân, xã đã đầu tư và huy động nhân dân đóng góp 72 tỷ đồng để thực hiện dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi ruộng đất và làm giao thông nông thôn. Người dân
trong xã đã hiến 3.560m2 đất ở và 35.000m2 đất nông nghiệp để làm mới, nâng cấp giao thông nông thôn.
Xác định rõ lợi thế để đầu tư phát triển, nên đến nay cơ cấu kinh tế của Nghi Trung chuyển dịch đúng hướng. Đến năm 2015, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư chiếm 24,3%, công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, thương mại - dịch vụ chiếm 39,2%. Những năm qua, Nghi Trung được đánh giá cao trong công tác thu ngân sách, đảm bảo cho việc chi thường xuyên và đầu tư phát triển. Tổng nguồn thu ngân sách trong 5 năm (2010 - 2015) đạt 54,72 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu trên giao 10,1 tỷ đồng; trong đó, năm 2014, số thu ngân sách đạt 14,57 tỷ đồng.
Để đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao dân trí và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho nhân dân, xã quan tâm đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh nhóm tiêu chí về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội. Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng khang trang phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng, khám và điều trị tại trạm y tế. Nghi Trung là xã có chất lượng giáo dục nằm trong tốp đầu của huyện, các trường học của xã đều đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, học sinh giỏi và thi đỗ vào các trường đại học đạt mức cao. Những năm qua, xã cũng đã chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Đến nay, xã có 14/17 xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa. Đặc biệt, xã vun đắp mối đoàn kết lương - giáo cùng chung tay xây dựng quê hương; an ninh trật tự được giữ vững...
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền, tinh thần đoàn kết hợp lực của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của toàn thể nhân dân, đến nay xã Nghi Trung đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, được UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo nông thôn mới công nhận hoàn thành về đích nông thôn mới vào tháng 8/2015.
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Từ nguồn thu ngân sách, nguồn hỗ trợ của cấp trên, đặc biệt là nguồn lực huy động trong nhân dân, xã đã nhanh chóng đầu tư, nâng cấp hệ thống công trình phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. Trong 5 năm (2010 - 2015), xã xây dựng được 22,8 km đường nhựa và bê tông, 8,9 km kênh tưới tiêu; cải tạo, nâng cấp hệ thống điện trong toàn xã; xây dựng hệ thống phòng học và các công trình phụ trợ
của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; xây dựng nhà văn hóa xã, xây mới và đầu tư nâng cấp 9 nhà văn hóa xóm. Tổng mức đầu tư lên đến 111,806 tỷ đồng.
2.1.4. Dân số và lao động
Muốn phát triển kinh tế - xã hội thì một trong những nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đó là lực lượng lao động. Lao động kết hợp với các yếu tố khác để tạo ra của cải – vật chất cho xã hội. Theo thống kê của xã Nghi Trung đến tháng 12 năm 2015 dân số toàn xã là 9365 người, với tổng số hộ là 2361 hộ. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 6618 người, lao động nông nghiệp là 4130 người, đây là lực lượng khá dồi dào trong ngành nông nghiệp.
Trong tổng số lao động toàn xã thì lao động nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm giảm dần tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp xuống trong tổng thu nhập toàn xã đã làm cho số lao động nông nghiệp trong những năm qua có phần giảm đi, lao động phi nông nghiệp ngày một tăng lên, đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế xã nhà. Người dân không còn dựa vào nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn thu nhập từ các ngành nghề khác. Mặt khác khi lao động nông nghiệp giảm đi sẽ làm cho mức bình quân đất nông nghiệp và đất canh tác trên đầu người sẽ tăng từ đó góp phần làm giảm đi thời gian nhàn rỗi cho lao động ở nông thôn.
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động xã Nghi Trung qua 3 năm (2013-2015)
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2015/2013
SL % SL % SL % +/- %
1. Tổng số hộ Hộ 1938 2150 2361 +423 121.8
- Hộ NN Hộ 1227 63.3 1232 57.3 1245 52.7 +18 101.47
- Hộ phi NN Hộ 711 36.7 918 42.7 1116 47.3 +405 156.96
2.Tổng số khẩu Người 7946 8536 9325 +1379 117.4
-Khẩu NN Người 4633 58.3 4994 58.5 4980 53.4 +347 107.5
-Khẩu phi NN Người 3313 41.7 3542 41.5 2320 46.6 -993 70.0 3. Tổng số lao
động LĐ 6912 7090 7145 +233 103.37
- Lao động NN LĐ 3995 57.8 4105 57.9 4130 57.8 +135 103.38 - Lao động phi
NN LĐ 2917 42.2 2985 42.1 3015 42.2 +98 103.36
4. Mật độ dân số
Người/k
m2 992 0 1066 0 1165 0 +172 117.35
5. Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên % 1.6 1.5 1.35 0.45
6. Các chỉ tiêu bình quân
- BQ khẩu/hộ Khẩu
/hộ 4.1 3.97 3.95 -0.15
- BQ lao động
/hộ LĐ/hộ 3.6 3.3 3.0 -0.6
- BQ lao động phi NN /hộ phi NN
LĐPNN
/hộ PNN 4.10 3.25 2.70 -1.4
- BQ lao động NN/ hộ NN
LĐNN/
hộ NN 3.26 3.33 3.32 +0.06
(Nguồn: Văn phòng thống kê và báo cáo tổng kết các năm 2013, 2014, 2015 của UBND xã Nghi Trung) Nhìn vào bảng ta thấy: Qua 3 năm, tổng số hộ trong toàn xã ngày một tăng lên.
Năm 2015 so với 2013 tăng 423 hộ, trong đó số hộ nông nghiệp tăng 18 hộ và hộp phi nông nghiệp tăng 405 hộ, tỷ lệ hộ nông nghiệp chiếm 63.3% năm 2013 và chiếm 52.7% năm 2015, hộ phi nông nghiệp chiếm 36.7% năm 2013 và 47.3% năm
xã lại giảm đi, hộ phi nông nghiệp tuyệt đối và tương đối đều tăng, có nghĩa là số lượng hộ nông nghiệp dã dần chuyển sang hộ phi nông nghiệp, đó là tình hình chung của xã những năm gần đây.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên những năm gần đây ngày càng giảm, hiện nay là 1.35% (năm 2015), mật độ dân số: 1165người/km2. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu trung tâm xã và các trục đường giao thông chính, thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa, kinh doanh dịch vụ như các xóm 11, 13, 15, 17. Các vùng có điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội thì mật độ dân cư cao, đối với vùng khó khăn thì mật độ dân cư thưa thớt. Đây là một trở ngại khó khăn cho công tác lãnh đạo phát triển kinh tế toàn diện của xã Nghi Trung trong những năm qua.
Nhân khẩu trong toàn xã đã tăng 1379 người trong 3 năm. Năm 2015 số nhân khẩu nông nghiệp chiếm 53.4% và khẩu phi nông nghiệp chiếm 46.6% trong tổng số nhân khẩu. Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2015 so với năm 2013 tăng 233 lao động, số lao động nông nghiệp chiếm 57.8% và lao động phi nông nghiệp chiếm 42.2% trong tổng số lao động toàn xã. Như vậy, nguồn lực lao động của xã Nghi Trung là khá dồi dào, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động là tương đối lớn và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế còn chậm. Mặt khác, lao động phi nông nghiệp càng ngày càng tăng với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên, trình độ dân trí và tay nghề của đa số lao động vẫn còn thấp, hiệu quả kinh doanh vẫn chưa cao vì vậy đòi hỏi các ngành chức năng địa phương cần có giải pháp cụ thể nhằm sử dụng nguồn lực lao động ngày càng có hiệu quả hơn, thực hiện các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao tay nghề, chuyên môn cho lao động, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
2.1.5. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
2.1.5.1. Thuận lợi
Nhìn chung, qua nghiên cứu tình hình cơ bản của xã Nghi Trung tôi nhận thấy có những thuận lợi cơ bản sau đây:
Nằm trong vùng phụ cận Thành phố Vinh, giáp ranh Thị trấn Quán Hành, có Quốc lộ 1A và Tỉnh lộ 534 đi qua, xã Nghi Trung có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện có thể đáp ứng được cho sản xuất nông nghiệp như hiện nay. Hệ thống giao thông cực kỳ thuận lợi,
đất đai khá màu mỡ có thể phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau có giá trị kinh tế cao. Đất nông nghiệp còn có khả năng mở rộng để trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
Khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng từ biển Đông và gió Lào, được phân thành 2 mùa rõ rệt, lượng mưa lớn, ánh sáng đầy đủ cộng với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. Nguồn lực lao động khá dồi dào là những thuận lợi lớn để phát triển kinh tế của xã.
Trong những năm qua khi công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước đã đi vào ổn định, nền kinh tế của huyện Nghi lộc nói chung và xã Nghi Trung nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp mặc dù còn chậm. Song tiềm năng của các thành phần kinh tế bước đầu đã cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.
2.1.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, xã Nghi Trung cũng còn gặp không ít những khó khăn trở ngại do điều kiện thời tiết bất lợi, bởi gần biển Cửa Lò mà thường xuyên có ảnh hưởng trực tiếp từ bão, lại có luồng gió Lào khô nóng vào mùa hè xảy ra thiên tai nắng hạn, do sự thay đổi khí hậu nên mùa đông càng ngày càng lạnh. Do vậy mà dễ gây mất mùa lớn, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ tái phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người dân. Trong khi đó, mặc dù đất nông nghiệp khá màu mỡ và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên là 73.17% (số liệu năm 2015) nhưng do quy mô các mảnh đát còn manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó cho vấn đề cơ giới hóa đồng ruộng đất sản xuất và sản xuất kinh doanh hàng hóa.
Trình độ quản lý của cán bộ địa phương còn hạn chế về năng lực và hiểu biết, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao, công tác khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp chưa được chú trọng thường xuyên tổ chức ở địa phương. Đây là những khó khăn trở ngại rất lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao trong thời gian qua của xã.
Nhìn chung mặc dù xã Nghi Trung còn gặp không ít những khó khăn trở ngại
nhân dân trong toàn xã quyết tâm đưa nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và theo hướng bền vững xứng đáng với tiềm năng vốn có của xã, từng bước nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân ngày một tốt hơn.
2.1.6. Kế hoạch sử dụng đất của huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An năm 2015 Theo quyết định số 212/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Nghi Lộc trên địa bàn xã Nghi Trung như sau:
Bảng 3: Diện tích các loại đất phân bổ trong năm Kế hoạch 2015 của xã Nghi Trung Đơn vị: ha
STT Chỉ tiêu
Diện tích các loại đất
phân bổ KH 2015 Tổng diện tích huyện
% so với cả huyện
DT %
TỔNG DIỆN TÍCH TN 800,76 100 34.579,78 2.32
1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 585,91 73.17 24.756,19 2.37
1.1 Đất trồng lúa 204,52 25.54 8.854,62 2.31
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa 179,74 22.45 7.222,24 2.49 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 172,81 21.58 2.621,71 6.59
1.3 Đất trồng cây lâu năm 185,31 23.14 3.913,86 4.73
1.4 Đất rừng phòng hộ - - 5.168,40 -
1.5 Đất rừng sản xuất - - 3.647,57 -
1.6 Đất rừng đặc dụng - - - -
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 19,69 2.46 484,26 4.07
1.8 Đất làm muối - - - -
1.9 Đất nông nghiệp khác 3,58 0.45 65,77 5.44
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 199,33 24.89 8.304,96 2.40
2.1 Đất quốc phòng 1,38 0.17 82,21 1.68
2.2 Đất an ninh - - 58,05 -
2.3 Đất khu công nghiệp - - 597,43 -
2.4 Đất khu chế xuất - - - -
2.5 Đất khu cụm công nghiệp - - 7,21 -
2.6 Đất thương mại, dịch vụ 3,3 0.41 89,09 3.70
2.7 Đất cơ sở sản xuất phi NN 0,60 0.075 37,09 1.62
2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng
sản - - 22,40
2.9 Đất phát triển hạ tầng 100,71 12.58 3.604,42 2.79
2.10 Đất có di tích lịch sử văn hóa - - 4,76 -
2.11 Đất có di tích, danh thắng - - - -
2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải - - 51,52 -
2.13 Đất ở tại nông thôn 51,30 6.41 1.549,09 3.31
2.14 Đất ở tại đô thị - - 34,60 -
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 5,20 0.65 36,45 14.27