PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ NGHI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ NGHI
TRUNG, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
3.1. Định hướng chung
Trong những năm tới, cần tập trung mọi khả năng cải tạo đưa quỹ đất chưa sử dụng bổ sung vào quỹ đất phi nông nghiệp, bảo vệ và sử dụng hợp lý, giữ ổn định diện tích các loại đất sẵn có nói chung, đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp nói riêng.
Về đất nông nghiệp, cần khai thác tiềm năm đất đai, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp và giá trị trên một đơn vị diện tích, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ để tổng sản lượng ổn định bằng cách tăng cường các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Các cơ quan chuyên trách làm tốt các khâu dịch vụ cho nhân dân như: Giống, thủy lợi, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…Mở rộng các ngành nghề truyền thống của địa phương nhằm tận dụng thời gian lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn góp phần tăng thu nhập chính đáng cho hộ gia đình.
Về đất phi nông nghiệp, đẩy nhanh việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, gia tăng giá trị kinh tế của các miếng đất, có lộ trình quy hoạch xây dựng và phát triển các công trình công cộng và nhà ở tại các làng xóm; đối với tình trạng lấn chiếm đất đai thì cần nhanh chóng giải quyết và thu hồi, việc sử dụng đất một số loại đất thì nên khai thác cả không gian bên trên và bên dưới mặt đất để tối đa và có thể tiết kiệm diện tích.
Về đất chưa sử dụng, cần cải tạo và đưa vào sử dụng một cách hợp lý, ngăn chặn tình trạng đất bị xâm chiếm, lấn biển. Và quan trọng là cần khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình đầu tư khai thác vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các mục đích thích hợp khác.
3.2. Đề xuất giải pháp
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật về sử dụng đất, phải gắn chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường bền vững.
- Đầu tư cải tạo đất hoang hóa để đưa vào sử dụng với các mục đích phù hợp, cần quan tâm hàng đầu tới đất nông nghiệp sau đó là các loại đất khác.
- Trong sản xuất phải chú ý tới việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế hơn.
- Để khai thác triệt để đất trồng cây hàng năm, phát triển các mô hình kinh tế trang trại đủ theo tiêu chí chung, giữ vững mức bình quân lương thực, tăng nhanh diện tích gieo trồng bằng biện pháp mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, rau màu các loại, ứng dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng, từng bước thực hiện nền nông nghiệp xanh và sạch để phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội.
- Khi chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác phải thực hiện tiết kiệm, đồng thời có kế hoạch thâm canh, tăng vụ. Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất đai, kết hợp với các biện pháp cải tạo đất, bón phân cân đối hợp lý để bù lại phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang các mục đích khác, nhằm đảm bảo an toàn lương thực và làm tăng giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác.
- Quá trình chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác cần phải cân nhắc cẩn thận, phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã đồng thời đảm bảo an toàn quỹ đất cho tương lai.
- Hạn chế việc lấy đất sản xuất chuyển sang mục đích khác, tiến tới áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng kịp thời các thành tựu công nghệ sinh học, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh và sạch và nông nghiệp bền vững.
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc đất nông nghiệp có hiệu quả để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với cơ chế thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với phân vùng sinh thái.
- Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, tránh tình trạng ruộng đất sản xuất manh mún, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, thủy lợi hóa…
- Tăng cường các chính sách hỗ trợ đầu tư thâm canh, tăng vụ…nhằm nâng cao năng suất, cải thiện đời sống cho người dân.
- Cần đẩy mạnh công tác khuyến nông để có kiến thức về kỹ thuật, bên cạnh đó phải có chính sách đãi ngộ và điều kiện làm việc phù hợp hơn cho nông dân về cách tổ chức sản xuất, kỹ thuật, vốn…
- Tăng cường cho vay vốn phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần phải năng động trong việc xây dựng mối liên hệ giữa tổ chức tiêu thụ với nông hộ, cũng như cung cấp giá cả để người dân đưa ra quyết định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có lợi nhất.
- Việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác như phát triển công nghiệp, tiểu thủ CN, dịch vụ và mở rộng các làng nghề truyền thống một cách hợp lý góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.
- Đối với đất nghĩa địa, cần di dời các ngôi mộ phân tán đặc nằm xen kẽ trong đất sản xuất và quy hoạch thành khu vực nghĩa địa tập trung.
3.2.2. Kiến nghị
Để tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã ngày càng có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đề nghị UBND Huyện, Phòng tài nguyên – Môi trường Huyện có quyết định phê duyệt và hướng dẫn UBND xã lập quy hoạch, kế hoạch đất hằng năm sớm để UBND xã có hướng chỉ đạo xây dựng các công trình phúc lợi cho quần chúng nhân dân và giao đất kịp thời cho các hộ gia đình, cá nhân và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, 10 năm để giúp UBND xã quản lý và sử dụng đất hàng năm được thuận lợi và có hiệu quả.
- Nhanh chóng phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường để xây dựng bản đồ hiện trạng phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất tốt hơn.
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền pháp luật đất đai cho người dân và cán bộ được hiểu hơn.
- Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ địa chính xã.
- Cần có chính sách ưu đãi, thu hút lực lượng cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt về phục vụ cho xã.
- Tăng cường đầu tư trang bị máy móc và đặc biệt sử dụng tin học và các phần mềm vào công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Nhà nước cần tạo điều kiện về vốn để người dân tăng cường đầu tư phát triển sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật cho nông dân.
- Cần tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lại cho người dân an tâm sản xuất, đồng thời làm cho công tác quản lý đất đai dễ dàng hơn, giải quyết sớm và triệt để các vụ tranh chấp đất đai.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi và hệ thống giao thông nội đồng tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương vào sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất.