Chẩn đoán phân biệt

Một phần của tài liệu MÔ tả đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ UNG THƯ BIỂU mô mũi XOANG (Trang 45 - 49)

1.9. Chẩn đoán ung thư mũi xoang

1.9.2. Chẩn đoán phân biệt

Ung thư mũi xoang cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:

* Viêm mũi xoang mạn:

- Lân sàng: ngạt tắc mũi, chảy mũi, rối loạn ngửi, đau nhức vùng mặt, thường ở hai bên mũi. Ngoài ra ho, đau đầu, không tê bì mặt…Khi thăm khám hình ảnh dịch chảy từ khe mũi, không thấy u sùi loét, không chảy máu.

- Hình ảnh CLVT: Hình ảnh niêm mạc xoang dày xuất hiện ở nhiều xoang và cả hốc mũi, sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch xuất hiện một đường tăng tỷ trọng chạy ngoằn nghèo là do sự tách biệt niêm mạc với bờ xương phía dưới bởi sự phù dưới niêm mạc và thâm nhiễm viêm. Có thể có hình ảnh thu hẹp thể tích xoang, phản ứng xơ hóa dày xương thành xoang.

- Giải phẫu bệnh: tổn thương viêm mạn tính, không thấy tế bào ác tính.

* U nhú:

- Lâm sàng: Bệnh thường tiến triển chậm, gây ngạt mũi một bên, chảy máu mũi một bên. Soi mũi thấy u sần sùi, lổn nhổn như quả dâu tằm, màu

hồng hoặc màu đỏ sẫm, dễ chảy máu. Khối u thường bám sát ào niêm mạc nhưng đôi khi có cuống. U ngày càng lớn và bịt tắc mũi.

- Hình ảnh CLVT: U thường xuất hiện ở trong hốc mũi, giữa các ngách, lỗ và liên tục với khối trong xoang kèm theo sự mở rộng tại chỗ của hốc mũi. Vôi hoá xuất hiện ở hầu hết các trường hợp.

- Giải phẫu bệnh: U nhú lành tính, lưu ý có thể ác tính hóa.

* Polyp lỗ mũi sau:

- Lâm sàng: Bệnh thường bắt đầu một cách từ từ, bệnh nhân bị ngạt mũi ngày càng tăng, ngạt một bên hoặc hai bên, có kèm theo cảm giác căng ở trán, hoặc nặng đầu. Soi mũi thấy polyp là khối mềm,hình trái xoan, có cuống hoặc không có cuống, màu hồng nhạt trong như thạch.

- Hình ảnh CLVT: Khối tỷ trọng nhày nằm ở xoang hàm, khoang mũi cùng bên và vùng mũi họng. Khe và phễu xoang hàm trên bị rộng ra tương đối do sự phát triển của khối vào trong mũi. Khối ngấm ít thuốc cản quang.

- Giải phẫu bệnh: Không thấy tế bào ác tính

* Ung thư vòm họng:

- Lâm sàng: Bệnh nhân có chảy máu mũi, ngạt mũi, đau đầu, ù tai, nổi hạc cổ thường xuất hiện sớm, hội chứng nội sọ, di căn. Khi thăm khám thấy khối u sùi, loét, thâm nhiễm dễ chảy máu.

- Hình ảnh CLVT: Khối có tỷ trọng tổ chức phần mềm, đa số là tỷ trọng không đồng nhất, xuất hiện ở vùng thành họng, có thể xâm lấn vào xoang bướm, lỗ mũi sau, giai đoạn muộn có thể xâm lấn vào xoang sàng và xoang hàm, khối ung thư vòm ngấm thuốc cản quang mạnh.

- Giải phẫu bệnh: hình ảnh tế bào ác tính.

* U xơng:

- Lâm sàng: U xương thường có ở xoang trán hay xoang hàm, ít khi ở xoang sàng. Đây là khối u cứng đặc ngà, gồm nhiều lớp đồng tâm, càng ngày nó càng to lên, đẩy dồn các bộ phận kế cận và vẫn có một cái cuống nhỏ ở chỗ chân bám. U xương không hề thâm nhiễm vào tổ chức khác.

Bệnh bắt đầu một cách âm thầm không triệu chứng. Khi nào lỗ thông của xoang bị tắc lúc đó mới có triệu chứng nhức đầu hoặc khi nào khối u lan đến mũi lúc đó mới có triệu chứng ngạt mũi hay mất khứu giác. Dần dần u xương lớn ra, niêm mạc bị căng, ngày càng mỏng đi và cuối cùng bị loét chảy máu, đồng thời mũi bị tắc, có mủ thối.

- Hình ảnh CLVT: Hình tăng tỷ trọng dạng xơng ở thành xoang, giới hạn rõ, không thay đổi tỷ trọng sau tiêm thuốc cản quang, 80% xuất hiện u xương ở xoang trán và hay gặp ở người trẻ.

* U nhầy:

- Lâm sàng:

Trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì rõ rệt. Bệnh nhân có cảm giác nặng đầu, đau nhẹ ở trán nhưng ít lưu ý đến. Xương chưa bị mòn nên da vùn trán có vẻ bình thường, nhưng nếu ấn vào đấy thấy đau hơn bên kia. Khám mũi không thấy bất thường.

Trong giai đoạn thứ hai, xương bị mòn và mỏng dần. U nhầy làm phồng góc trong và trên ổ mắt. Ngón tay ấn vào vùng trán có cảm giác như ấn vào quả bóng vì vỏ xương rất mỏng. Sau cùng lớp xương mỏng bị vỡ nốt và u nhầy xuất hiện dưới da, làm căng da góc trong và trên ổ mắt, làm nở rộng rễ mũi. Nhãn cầu có thể bị dồn ra phía ngoài và bệnh nhân có thể bị song thị. Sờ vào khối u có cảm giác căng mọng, lấy ngón tay ấn thì u lõm chỗ này phồng chỗ kia.

- Hình ảnh CLVT: Được hình thành trong xoang khi có sự tắc nghẽn các lỗ dẫn lưu trong xoang, ban đầu thành xương cong lồi ra phía ngoại vi, sau này dịch nhày trong xoang không lưu thông đợc gây tăng áp lực trong xoang ngày càng tăng gây phá huỷ thành xoang giống như sự phá huỷ xư- ơng của u ác tính, bệnh tiến triển chậm. Sau tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch thấy đặc tính khối ngấm thuốc dạng viền.

- Giải phẫu bệnh: Không thấy hình ảnh tế bào ác tính.

* U màng não:

- Lâm sàng: Phần lớn là động kinh. Các triệu chứng khác tùy vào vùng tổn thương cũng như tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn, buồn nôn, mờ mắt, mất cảm giác…

- Hình ảnh CLVT: Là những tổn thương sọ tiên phát xâm lấn ra ngoài sọ não vào trong xoang mặt, khối tăng tỷ trọng so với niêm mạc xoang và ngấm thuốc cản quang mạnh sau tiêm thuốc. Khối có thể làm mòn thành xoang nhưng không phá huỷ cấu trúc xương thành xoang và khối tiến triển chậm.

* U trong hốc mắt (túi lệ, tuyến lệ, ống lệ tỵ…): khối nằm trong hốc mắt xâm lấn các cơ vận nhãn, đè đẩy nhãn cầu nhiều, có thể gây lồi mắt rất nặng và khối xâm lấn dây thần kinh thị giác sớm làm cho bệnh nhân có triệu chứng giảm và mất thị lực xuất hiện sớm.

* U hạt ác tính:

- Lâm sàng khó phát hiện:

+ Giai đoạn đầu: bệnh nhân có biểu hiện ngạt mũi một bên, chảy mũi một bên, về sau có múa, có mủ tanh. Đôi khi bệnh nhân có chảy nước mắt, ít khí có chảy máu cam. Trong mũi có nhiều tiết nhầy mủ đặc, màu xám, vảy bám vách ngăn và cuốn mũi khi bóc vảy đi thấy niêm mạc bị loét, có nhiều hạt lổn nhổn.

+ Giai đoạn sau: bệnh càng ngày càng nặng lên, bệnh nhân ngạt mũi một bên có khi hai bên, mủ thối chảy ra từ trong mũi, chảy máu cam thường xuyên. Khi thăm khám có thể thấy khối u màu đỏ, loét sần sùi xuất phát từ chân vách ngăn hay đầu cuốn dưới. Cánh mũi sưng to, ránh mũi má phồng lên, về sau da mũi cũng bị loét làm cho cánh mũi thủng. Giai đoạn này có đặc điểm là sự phát triển của quá trình hoại thư. Quá trình hoại tư xâm nhập vào xoang sàng, hàm, xuống họng.

+ Giai đoạn muộn: Quá trình hoại tử ăn vào xương (nghành lên xương hàm trên, xương lệ chân bướm, xương gò má). Toàn trạng bệnh nhân suy sụp (gầy tọp, xanh xao và rất thối tha), bệnh nhân có thể chết.

+ Bệnh này có đặc điểm: không có hạch, không di căn, không có sự đề kháng của cơ thể.

- Giải phẫu bệnh: chủ yếu là u hạt phát triển mạnh, không thất tế bào ác tính.

Một phần của tài liệu MÔ tả đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ UNG THƯ BIỂU mô mũi XOANG (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w