- Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu, có dõi dọc từng ca một.
2.2.2. Các bước tiến hành.
2.2.2.1. Bệnh nhân hồi cứu.
- Lập mẫu bệnh án nghiên cứu, mẫu thư thăm dò kèm bộ câu hỏi trả lời.
- Liên lạc, gọi bệnh nhân lên khám lại.
- Dựa vào hồ sơ bệnh án lưu trữ và kết quả khám lại, kết quả thư thăm dò, thu thập số liệu nghiên cứu theo bệnh án mẫu.
- Phân tích và xử lý số liệu.
- Viết luận văn.
2.2.2.2 Bệnh nhân tiến cứu.
- Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu có sẵn, bao gồm các bước sau:
+ Hỏi và thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán.
+ Tham gia điều trị phẫu thuật, theo dõi bệnh nhân sau điều trị hẹn khám lại định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
- Tổng kết, xử lý số liệu và viết luận văn.
2.2.3. Các nội dung nghiên cứu
2.2.3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Khai thác thông tin từ bệnh án hoặc hỏi trực tiếp bệnh nhân để thu thập các dữ liệu sau:
- Tuổi: Xếp thành các nhóm tuổi: <22-40, 41-60 và >61 tuổi - Giới: Nam hoặc nữ
- Nghề nghiệp: Chia thành các nhóm nghề: Nông dân; Cán bộ công chức; Công nhân dệt may; Công nhân chế biến gỗ; Công nhân giày da và nghề khác.
2.2.3.2. Tiền sử: Khái thác các yếu tố sau
- VMX mạn tính hoặc VMX mạn tính có polyp đã phẫu thuật - Được chẩn đoán và điều trị ở tuyến trước.
- Thời gian từ lúc điều trị tới khi phát hiện có ung thư.
2.2.3.3. Triệu chứng lâm sàng
- Các triệu chứng mũi xoang (ngạt tắc mũi, mắt, đau nhức hốc mắt…) - Các triệu chứng về mắt (như mờ mắt, chảy nước mắt, đau nhức hốc mắt…) - Các triệu chứng về răng hàm mặt (tê hàm răng, phồng rãnh lợi môi…) - Các triệu chứng về thần kinh (tê bì nửa mặt, đau nhức vùng thái dương…) - Các triệu chứng về hạch (hạch một bên, di động, mật độ…)
- Các biểu hiện di căn xa.
2.2.3.4. CT Scanner mũi xoang
- Chụp phim được tiến hành tại khoa XQ Bệnh viện TMH TW, khoa XQ Bệnh viện Bạch Mai.
- Chụp CT Scan ở hai tư thế Axial và Coronal không và có bơm thuốc cản quang tĩnh mạch:
CT Scan có vai trò quan trọng trong đánh giá mức độ di căn của u sang các vùng lân cận như hốc mũi, ổ mắt, nhất là lan vào não.
Khi dùng cửa sổ xương CT Scan cho phép đánh giá được sự phá huỷ xương thành xoang và các xương lân cận.
+ Lan lên trên:
Phim Coronal: Hình ảnh u phá huỷ trần xoang sàng, bờ dưới ổ mắt.
Phim Axial: Thành sau xoang trán, xoang bướm xâm lấn vào não.
+ Lan xuống dưới: Phá huỷ xương khẩu cái, xương hàm trên, xương ổ răng + Lan ra sau: Phim Axial phá huỷ xương thành sau xoang hàm, vách sàng bướm. Xâm lấn vào hố chân bướm hàm.
+ Lan ra trước: Phim Axial Phá huỷ xương mặt trước xoang hàm.
+ Lan ra ngoài: Phim Coronal phá huỷ xương giấy, đẩy lệch hoặc thâm nhiễm vào các thành phần mô mềm ổ mắt. Phá huỷ xương mặt ngoài xoang hàm.
+ Lan vào trong: Phim Coronal Phá huỷ xương vách mũi xoang, nếu u lớn sẽ đẩy dồn hoặc huỷ vách ngăn mũi.
2.2.3.5. Mô bệnh học thường quy
- Bệnh phẩm sinh thiết trước và sau mổ được cố định bằng dung dịch Bouin.
- Nhuộm mô bằng phương pháp nhuộm Hematoxylin- Eosin (HE) và PAS (Periodic Acid Schiff) tại khoa GPB Bệnh viện TMHTW.
2.2.3.6. Phương pháp phẫu thuật - Phẫu thuật nội soi
- Phẫu thuật đường ngoài
- Kết hợp nội soi và phẫu thuật đường ngoài.
2.2.2.7. Điều trị phối hợp sau phẫu thuật: tia xạ, hóa chất 2.2.2.8. Đánh giá tình trạng tái phát thời điểm sau phẫu thuật
- Thời gian theo dõi sau phẫu thuật: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm.
- Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng nội soi, khi nghi ngờ tái phát bấm sinh thiết làm giải phẫu bệnh, xem có tái phát tại chỗ không? Thời gian tái phát?
- Nghi ngờ di căn hạch cổ: siêu âm vùng đầu cổ, chọc hút sinh thiết hạch.
- Dùng thư thăm dò với thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời để đánh giá tình trạng bệnh nhân sau điều trị.
- Gọi điện thoại: tìm hiểu thông tin về tình trạng hiện tại của bệnh nhân - Căn cứ vào ngày có thông tin cuối cùng và ngày chết của bệnh nhân để tính tỉ lệ sống thêm:
+ Thời gian sống thêm toàn bộ: được tính từ ngày phẫu thuật lần đầu đến khi bệnh nhân tử vong do bệnh.
+Thời gian sống thêm không bệnh: được tính từ thời điểm phẫu thuật lần đầu đến khi có biểu hiện tái phát, di căn xa hoặc đến khi bệnh nhân tử vong mà không có biểu hiện tái phát và di căn bằng thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm (giải phẫu bệnh, siêu âm, CT scanner, ...).
- Tính tỷ lệ tái phát u, hạch theo loại mô bệnh học và thời gian tái phát (tính theo tháng).
2.2.4. Quy trình nghiên cứu
2.2.4.1. Nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng, nội soi.
2.2.4.2. Nghiên cứu Tổn thương trên cắt lớp vi tính.
2.2.4.3. Định typ MBH các ung thư theo phân loại mô học của TCYTTG năm 2005.
2.2.4.4. Xác định giai đoạn bệnh theo phân loại TNM.
2.2.4.5. Phẫu thuật điều trị ung thư biểu mô mũi xoang.
2.2.4.6. Tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm.
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu
- Máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc SIEMENS SOMATOM.
- Máy nội soi Karl - Storz của Đức, nguồn sáng và ống dẫn ánh sáng lạnh Halogen. Dây dẫn ánh sáng được cấu tạo bằng những sợi thuỷ tinh đặc biệt có khả năng dẫn truyền ánh sáng tốt và có thể uốn cong được.
- Các phương tiện và hóa chất phục vụ cho nghiên cứu MBH thường qui.
- Máy ảnh kĩ thuật số 2.2.6. Địa điểm nghiên cứu
- Khoa B1 bệnh viện TMHTW.
- Khoa GPB Bệnh viện TMHTW.
- Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện TMHTW.
- Phòng lưu trữ hồ sơ thuộc thư viện bệnh viện TMHTW.
2.2.7. Xử lý số liệu
- Tất cả các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học
- Nhập số liệu vào máy vi tính và xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 16.0.
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu
- Những bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu phải tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh, không phục vụ mục đích nào khác.
- Mọi thông tin của bệnh nhân được đảm bảo giữ bí mật.
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân tiến cứu Bệnh nhân hồi cứu
Bệnh nhân khám lâm sàng nghi ngờ ung thư mũi xoang
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô mũi xoang và được điều trị phẫu
thuật Làm xét nghiệm cần thiết,
sinh thiết khối u, chụp CTScanner mũi xoang để xác
định tổn thương
Thu thập, làm bệnh án theo mẫu nghiên cứu
Chẩn đoán xác định ung thư biểu mô mũi xoang
Phẫu thuật điều trị ung thư biểu mô mũi xoang
Theo dõi sau điều trị phẫu thuật Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
CHƯƠNG 3