Người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật ở ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT kể CHUYỆN TRONG THẰNG NHÓC của ALPHONSE DAUDET (Trang 30 - 39)

Hầu hết người trần thuật được đặt ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Mỗi truyện được kể ở một ngôi nhất định, nhưng cũng có truyện, tác giả đan xen giữa hai ngôi kể chuyện. Kể chuyện ở ngôi thứ ba là cách kể “khách quan hóa”. Chủ thể của hoạt động kể hoàn toàn đứng ngoài cốt truyện nghĩa là không thuộc về thế giới các nhân vật trong truyện. Người kể ở đây không trực tiếp tham gia vào sự kiện, biến cố mà thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt câu chuyện, quan sát và dõi theo hành động của nhân vật rồi kể lại. Bởi tính chất hướng ngoại nên điểm nhìn của chủ thể kể chuyện hầu hết là từ bên ngoài.

Kể chuyện ở ngôi thứ ba luôn có vị trí tốt nhất để theo dõi, dẫn dắt câu chuyện. Dù cách kể này, người kể ít cơ hội phát biểu, suy ngẫm hoặc hồi tưởng song người đọc vẫn nhận thấy thái độ tình cảm của người kể.

Theo R. Barthes, vai “tôi” (ngôi thứ nhất), ít tính nước đôi hơn, vì thế cũng ít tính tiểu thuyết hơn, vai “nó” (ngôi thứ ba) trái lại là một thứ quy ước – điển hình của tiểu thuyết; cùng với thời gian tự sự, nó báo hiệu và hoàn tất sự kiện tiểu thuyết. Không có ngôi thứ ba, sẽ không thể đạt được đến tiểu thuyết, hoặc sẽ là muốn phá hủy nó. Nếu như vai “tôi” là nhân chứng thì vai

“nó” mới là diễn viên. Đặc trưng của vai “tôi” nhân chứng là sự tin cậy, chân

thành thì tính chất của vai “nó” – diễn viên, là sự biến hóa, sinh động, có ý nghĩa còn hơn một...

Đây cũng là lí do vì sao các nhà tiểu thuyết khi muốn “dát mỏng”

nhân cách của mình trong các tự thuật và làm nổi bật sự tồn tại một thế giới bên ngoài, đều lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba. Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể về nhiều chuyện, nhiều người, cả những bí mật trong tâm hồn con người. Ngôi kể này mang tính khách quan và tự do nhất.

Loại người trần thuật ẩn tàng cho phép nhà văn có cơ hội quan sát toàn diện cuộc sống cũng như số phận con người và phản ánh nó vào tác phẩm một cách cụ thể, khách quan. Với ngôi thứ ba, người thuật chuyện dường như là người “toàn thông” sắm vai “thực tế” để “phán xét” về mọi điều.

Khi người kể chuyện gọi nhân vật bằng tên, bằng “hắn” thì câu chuyện đang được kể ở ngôi thứ ba. Sự việc trở nên khách quan hơn và vì thế nhân vật “tôi” cũng trở nên chân thực hơn.

Trong tiểu thuyết Thằng Nhóc chúng ta cũng thấy được sự đan xen ngôi kể linh hoạt như thế. Câu chuyện không chỉ được kể ở ngôi thứ nhất mà còn đan xen điểm nhìn trần thuật khi kể ở ngôi thứ ba. Khi đó nhân vật được kể ở đây được gọi là thằng Nhóc và nhiều khi được gọi là “hắn”.

Người kể chuyện ở ngôi thứ ba đã kể lại cho người đọc biết được việc thằng Nhóc xuống tàu đi Pa-ri để đến với Giắc trong muôn vàn khó khăn: “mặc cho cơn đói thắt ruột, mặc cho cơn lạnh quái ác làm chảy nước mắt, thằng Nhóc vẫn thấy rất sung sướng” [11; 9]. Lời kể khách quan ấy cho thấy thằng Nhóc vô cùng sung sướng bởi nó đã thoát được lũ học trò nghịch ngợm ở Xác- lăng-đơ, nó sung sướng bởi sắp được gặp anh Giắc thân yêu sau bao tháng ngày xa cách. Chính động lực tinh thần ấy đã giúp nó chiến thắng cái đói và cái rét đang cận kề.

Lời kể chuyện ở ngôi thứ ba cũng cho người đọc biết được sự thật về việc sáng tác thơ và tâm trạng của thằng Nhóc khi nhiều ngày trôi qua chưa có một sự đáp lại của công chúng thật khách quan: “chưa hề có một nhà phê bình nào nói đến cuốn sách của hắn; sách không bán được, hoàn toàn không bán được, và còn một cái thực nữa, ấy là lòng tự ái của thằng Nhóc – và cái tính tự ái ấy nó thật là to lớn – nó biến thành hận thù trước sự im lặng hoàn toàn của mọi người đối với tác phẩm mới ra đời của hắn, đã làm cho hắn ta phẫn nộ căm ghét toàn thể loài người…” [11; 112,113]. Lời kể thì thật bình thản nhưng người đọc thấy được tâm trạng của nhân vật được kể không bình thản chút nào! Lời kể cho biết, thằng Nhóc đã chờ đợi trong vô vọng khi mỗi ngày trôi qua không có một cuốn sách nào được đọc, được bán. Sáng tác của nó đã không được công chúng đón nhận, công sức của nó không được người ta biết đến. Có lẽ chính nỗi xấu hổ xen lẫn đau đớn ấy mà thằng Nhóc trở nên biết thù hậncăm ghét. Tâm trạng ấy khó có thể nói thành lời khi trần thuật ở ngôi thứ nhất. Chỉ có người đứng ngoài cuộc mới có thể phản ánh khách quan và chân thực đến thế!

Cũng bằng ngôi kể khách quan ấy, nhà văn đã để cho thằng Nhóc nghe được những điều cần nghe, dù cho phũ phàng nhưng lại là một thực tế cay đắng nó phải đối diện và vượt qua: “một họa sĩ quen biết các bạn của hắn; và gã này đã có cái can đảm độc ác để nói thẳng với hắn những lời sau đây: “Anh tự cho anh là nhà thơ! Nhưng anh bạn khốn khổ ạ, anh không có một chút hơi hướng gì của nhà thơ cả… Tôi thử hỏi anh nhé, anh đã cho in một cuốn sách tồi mà không ai nói đến, không ai muốn đọc, mà anh tự cho là nhà thơ… Anh bạn khốn khổ ạ, cuốn sách của anh là phi lí và có lẽ là ngu ngốc. Anh mà là thơ ư, khoan đã nào!...Chỉ có ông anh của anh là tin một điều ngốc nghếch như vậy… Lại một gã ngây thơ nữa, anh ta ấy…” [11;

112,113]. Sự thất bại đó khiến cho: “Hắn trở nên tàn ác, ganh tị, hay hằn thù và cùng với điều đó cảm thấy bất lực, không thể làm được việc gì… hắn muốn thà chết còn hơn” [11; 114,115]. Lời kể chuyện ở ngôi thứ ba thật lạnh lùng. Trong hoàn cảnh của thằng Nhóc thì lời kể ấy thật phũ phàng. Bởi lẽ thằng Nhóc đã hy vọng biết bao tác phẩm đầu tay của mình. Nhưng sự thật không thể thay đổi là nó đã thất bại. Thất bại một cách thảm hại bởi kết quả là đã cho ra đời “một cuốn sách tồi mà không ai nói đến, không ai muốn đọc” [11; 112,113]. Cũng qua lời kể khách quan ấy người đọc mới nhận ra rõ hơn thằng Nhóc, kẻ thất bại, đã trở nên tàn ác, ganh tị và bất lực với chính mình. Thằng Nhóc đã muốn chết vì xấu hổ và vì cả thói kiêu ngạo của nó. Chúng ta chỉ có thể nhận ra đúng con người của thằng Nhóc lúc này bằng lời kể của người ngoài cuộc khách quan ở ngôi thứ ba.

Tâm trạng của thằng Nhóc trong những ngày phải làm một diễn viên hài kịch để kiếm sống cũng được kể lại khách quan như thế này: “Chính khi thằng Nhóc lên sân khấu, được hóa trang, được đánh phấn bự mặt, ăn mặc hào nhoáng, là lúc hắn nghĩ đến Giắc, đến đôi mắt xanh. Chính giữa lúc đang nhăn nhó, đang bông đùa một cách ngu ngốc, mà hình ảnh của tất cả những con người thân yêu đó, những người mà hắn đã phản bội hèn nhát, bỗng nhiên xuất hiện trước mắt hắn… Trong những lúc đó, tâm hồn hắn ra khỏi hắn, vượt qua hàng đèn chiếu, chọc thủng trần nhà hát và bay ra khá xa để gửi lời chào đến Giắc, gửi một cái hôn đến bà Ây-xét, xin đôi mắt xanh tha thứ, và than thở một cách chua xót về cái nghề nghiệp đáng buồn mà không hiểu vì sao hắn lại rơi vào đó…” [11; 112,113]. Những lời nhận xét cho thấy trong tâm can thằng Nhóc luôn có biết bao cảm xúc đan xen. Quá khứ và hiện tại, cái tốt đẹp và cái xấu xa, sự hối tiếc và cuộc sống phải đối mặt...tất cả luẩn quẩn trong tâm trí, dày vò thằng Nhóc. Nó không thể tìm được lối thoát cho chính mình. Nó gần như sống trong tuyệt vọng và bế tắc. Người kể chuyện đứng

ngoài cuộc như đọc được những suy tư trăn trở ấy trên nét mặt và ánh mắt của thằng Nhóc giúp người đọc hiểu hơn chiều sâu tâm hồn nhân vật. Chúng ta cũng nhận ra rằng bên ngoài nụ cười gượng, ánh đèn lung linh bao quanh thì sâu thẳm trái tim con người vẫn chất chứa những tâm sự sâu kín những nỗi đau không dễ nói thành lời.

Sự di chuyển điểm nhìn của người kể chuyện từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba dường như đã tạo một khoảng cách giúp nhân vật dễ dàng quan sát bản thân mình một cách khách quan hơn: “Trong hai tháng thằng Nhóc đã nợ như chúa chổm. Hắn nợ khách sạn, nợ tiệm ăn, nợ người gác cổng rạp hát… thằng Nhóc đã vay anh chàng in cuốn Mục ca … vị chi lên tới một ngàn ba trăm phơ-răng” [11; 121]. Bởi thế: “hắn sống, không phải, hắn tàn rữa,…

Ôi! Tính hiếu danh của thằng Nhóc, nó đã làm khổ cho kẻ nào khăng khăng yêu mến nó” [11; 123].

Nhưng điều kì diệu đã đến với thằng Nhóc vào một đêm sau buổi diễn khi Giắc xuất hiện. Trong giây phút ấy: “Họ nhìn nhau một chặp không nói nên lời… Giắc rùng mình và cầm chặt tay hắn, anh kéo hắn ra ngoài” [11;

124,125 ]. Lời kể chuyện đã giúp người đọc nhận ra thằng Nhóc đã được anh trai “ban tặng” cho một cuộc sống mới. Cuộc đời thằng Nhóc như được hồi sinh! Đổi lại anh trai của nó đã phải nghỉ việc chỗ ông hầu tước, đã đôn đáo tìm nó khắp nơi, đã phải đến nhà Pi-e-rốt vay hai ngân phiếu một ngàn phơ- răng để trang trải số nợ của thằng Nhóc và chuẩn bị cho cuộc sống những ngày tới của hai anh em. Những lời kể ấy càng cho thấy tấm lòng yêu thương bao la của một người anh và hơn thế nữa là của một người mẹ dành cho đứa con thân yêu bé bỏng nhiều lầm lỡ của mình. Và để lo lắng cho em, Giắc đã làm tất cả, hi sinh tất cả. Lời kể dù không bộc lộ cảm xúc nhưng tình cảm vẫn cứ dâng trào, vẫn làm những giọt nước mắt xúc động của người đọc tuôn rơi trên từng trang sách.

Người kể chuyện theo bước chân của thằng Nhóc tiếp tục những chặng

đường mới của cuộc đời. Thằng Nhóc đã bị ốm nặng sau nỗi mất mát khi người anh trai ra đi: “Thằng Nhóc ốm; thằng Nhóc sắp chết… Tất cả các thầy thuốc đều đã lên án tử hình hắn. Hai trận thương hàn trong hai năm, là quá nhiều đối với cái tiểu não của con chim ruồi!” [11; 169]. Trước tình hình ấy:

“Trong ngôi nhà La-lu-ét cũ mọi người rụng rời! Pi-e-rốt không còn ngủ nữa;

đôi mắt xanh tuyệt vọng. Người đàn bà có danh giá giở những trang sách về Ra-xpay một cách hoảng loạn… Phòng khách không còn ai vào, chiếc dương cầm chết lặng, tiếng sáo câm bặt. Nhưng cái làm não lòng hơn cả là một chiếc áo dài đen nhỏ ngồi ở góc nhà, và đan áo từ sáng đến chiều không nói một lời, những giọt nước mắt lăn tròn trên đôi má” [11; 169,170]. Còn hình ảnh thằng Nhóc khi đó được kể lại: “Thằng Nhóc nằm ngủ khá yên tĩnh trên một chiếc giường đệm lông, không biết gì về những giọt nước mắt mà hắn đã gây ra xung quanh mình. Mắt hắn mở và không thấy gì; các đồ vật không đi vào tâm hồn hắn…” [11; 169,170]. Lời văn như ngừng lại, giọng văn như chùng xuống. Dưới sự quan sát của người kể chuyện, tất cả trở nên im lặng không có âm thanh, không có hoạt động... Cái im lặng ấy thật đáng sợ biết bao! Thằng Nhóc không hề biết những gì đang xảy ra với chính mình và những người xung quanh. Lúc này chỉ có những người đứng ngoài cuộc, quan sát tất cả thì mới có thể phản ánh lại được mà thôi! Như thế, sự việc được kể trở nên khách quan hơn và nhân vật “tôi” cũng trở nên chân thực hơn! Cứ như vậy, từng sự việc trôi qua thật nặng nề, buồn thảm. Cho đến một hôm người ta thấy sự biến chuyển trong sự sống của thằng Nhóc: “Đôi mắt hắn nhìn thấy, đôi tai hắn nghe được. Hắn thở; hắn lấy lại sức khỏe… Bộ máy tư duy, nằm ngủ trong một góc của bộ não với những bánh xe mỏng manh như tóc tiên, tỉnh dậy và bắt đầu hoạt động… Ồ! Bây giờ thì thằng Nhóc nhớ lại. Khách sạn Pi-loa, cái chết của Giắc, đám ma, đến nhà Pi-e-rốt trong cơn mưa, hắn thấy lại hết, hắn

nhớ lại hết! Than ôi! Vừa trở lại với cuộc đời, đứa trẻ khốn nạn cũng vừa trở lại với nỗi đau khổ; và lời nói đầu tiên của hắn là một tiếng rên rỉ” [11;

171,172]. Những giây phút tỉnh lại đầu tiên cũng là lúc thằng Nhóc phải đối diện với sự thật đau buồn nữa khi biết người mẹ yêu quý vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy ánh sáng được nữa. Người kể nhận ra rằng chính điều đau buồn ấy lại mang đến cho nó sức mạnh để sống: “Không đâu… thằng Nhóc sẽ không chết. Hắn không được chết. Người mẹ mù lòa đáng thương sau đó sẽ sống ra làm sao? Bà còn tìm đâu ra nước mắt để khóc đứa con trai thứ ba ấy?”

[11; 179,180]. Ở đây, nhân vật như đã tự phân thân ra làm hai nửa để tự đối thoại với chính mình. Những câu hỏi không lời đáp vang lên thảng thốt nghe thật xót xa, đau đớn! Đau đớn hơn nữa khi: “Hắn thấy rõ là người ta không yêu hắn nữa, rằng người ta lẩn tránh hắn, rằng hắn làm cho người ta ghê tởm… thằng bé khốn khổ tự bảo, “đừng nghĩ đến nó nữa, và hãy chấm dứt những điều mơ mộng hão huyền” [11; 179,180].

Người kể chuyện đã đứng ngoài quan sát đã thấy được từng bước đi trong cuộc đời thằng Nhóc cho đến lúc trở thành một nhà buôn khôn khéo và lương thiện của Pari. Người kể chuyện đã cho chúng ta biết: “Thằng Nhóc yêu nghề nghiệp của hắn, hắn tự hào về nghề nghiệp của hắn; nhưng cái làm cho hắn tự hào hơn tất cả, đó là Ây-xét phu nhân, người vợ yêu quý của hắn, hiểu biết trong mọi công việc, một nhà buôn giỏi, một người vợ thảo, một người vợ hiền. Vui mừng biết bao khi Đa-ni-en tìm thấy trong những nét của con trai đầu và trong tính cách của nó, những nét tính cách của anh Giắc thân yêu, trừ cái khiếu hay khóc, và trong hai đứa con gái, đôi mắt xanh hiền dịu biết bao, êm ái biết bao và ngoan ngoãn biết bao của người mẹ đáng yêu của chúng!” [11; 190]. Những lời kể ở cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba khép lại cuốn tiểu thuyết tự thuật về cuộc đời thằng Nhóc thật nhẹ nhàng biết bao! Vậy

là cuộc sống đã mỉm cười với con người sau bao nhiêu bài học rút ra từ những sóng gió cuộc đời. Lời kể ấy hay là những triết lí thầm kín mà Daudet muốn gửi gắm đến bạn đọc qua cuốn hồi kí này.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, đối với một tác phẩm thuộc loại hình tự sự, phương thức tự sự đặc biệt quan trọng. Trong chương đầu tiên của luận văn chúng tôi đã đi vào tìm hiểu cụ thể đặc điểm cũng như vai trò yếu tố người kể chuyện.

Chúng tôi nhận thấy, người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan trọng để người sáng tác thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình. Trong bất kì tác phẩm nào cũng có người kể chuyện. Người kể có mặt ở mọi nơi, mọi lúc để thực hiện nhiệm vụ của mình như giới thiệu, kể lại các sự kiện và thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật. Người kể như chiếc cầu nối tạo mối quan hệ trung gian giữa nhân vật – người kể chuyện – độc giả. Người kể có thể dừng mạch kể để phân tích, bình luận những thay đổi của hoàn cảnh, diễn biến tâm lí của nhân vật...

Cũng trong chương này chúng tôi đã đi vào tìm hiểu cụ thể người kể chuyện trong tiểu thuyết tự thuật Thằng Nhóc của Daudet. Có thể thấy ý đồ của nhà văn trong việc mở rộng điểm nhìn khi xây dựng nhiều chủ thể kể chuyện trong tác phẩm. Nhà văn đã sử dụng linh hoạt ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba để có thể quan sát ở các góc độ khác nhau về nhân vật, về sự kiện. Tuy nhiên dù truyện được kể ở ngôi nào thì vẫn có sự thống nhất góp phần làm rõ sự phong phú của việc sáng tạo hình thức người kể chuyện trong tác phẩm. Đồng thời cách kết hợp nhiều điểm nhìn đã tránh được lối kể đơn điệu đồng thời tạo nên sức hấp dẫn và sức sống lâu tác phẩm Thằng Nhóc của Daudet. Đúng như Phùng Văn Tửu đã viết: “Nói chung, nhân vật người kể chuyện trong tiểu thuyết là những chủ thể đơn, dù người kể chuyện đứng

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT kể CHUYỆN TRONG THẰNG NHÓC của ALPHONSE DAUDET (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w