Khi đọc các văn bản văn học đặc biệt thuộc phương thức tự sự, bên
cạnh nhân vật chúng ta không thể không nhắc đến sự kiện. Sự kiện được hiểu là: “những hành vi của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn đến hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó” [47; 55].
Nếu như thi pháp học quan tâm chủ yếu đến thời gian của nhân vật, của nhưng sự kiện diễn ra trong tác phẩm thì tự sự học quan tâm nhiều hơn đến thời gian của việc kể, tức là thời gian trần thuật, vốn gắn với người kể chuyện.
Theo Trần Đình Sử: “Mối tương quan giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật đã được các nhà hình thức Nga, Vưgôtxki phát hiện từ lâu. G.
Genette có công lập ra công thức để phân tích như là một phép tu từ của trần thuật.” [48; 94].
Các tác giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, sự trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong một thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ, chỉ có trong thế giới nghệ thuật [35; 264]. Trong đó cũng chỉ ra rất rõ sự khác biệt giữa thời gian khách quan và thời gian nghệ thuật. Nếu thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch thì thời gian nghệ thuật: “có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác… tạo nên nhịp điệu trong các tác phẩm” [35; 264]. Chúng ta có thể thấy rằng thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Thời gian có thể trôi nhanh khi tác giả chạy theo diễn biến của sự kiện. Hoặc ngược lại, khi
muốn miêu tả chi tiết thì thời gian sẽ trôi chậm lại.
Thời gian nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm rất đa dạng: “Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ, khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian như trong thần thoại [35; 264,265].
Như vậy, thời gian trần thuật chính là thời gian của truyện kể. Đó là
“thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện” [24, 33].
Còn Genette quan niệm: “Tôi có thể kể một câu chuyện mà không cần nói chính xác địa điểm nó xảy ra hoặc nó xa cách bao năm so với địa điểm phát ngôn của tôi, nhưng dường như tôi không thể nào loại bỏ việc xác định thời gian trong tương quan với hành động kể chuyện của mình, bởi lẽ tôi cứ nhất thiết phải kể lại câu chuyện trong một thì nhất định về hiện tại, quá khứ hoặc tương lai” [18, 33].
Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai. Thời gian nghệ thuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Đây là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học bởi lẽ nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật làm nên phong cách nhà văn.
Thời gian trần thuật không tuân theo quy luật của thời gian vật lí mà đã được tái hiện lại bởi người kể chuyện. Người kể chuyện bao giờ cũng sử dụng thời gian như là một phương tiện đặc thù làm bối cảnh để kể chuyện. Vì vậy,
các thủ pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài hay lặp lại...sẽ thường được người người kể chuyện sử dụng để tổ chức thời gian của trật tự các sự kiện trong tác phẩm để hiệu quả nghệ thuật đạt ở mức cao nhất.
Trong tác phẩm văn học ta thường bắp gặp cách tổ chức thời gian rất phong phú như trật tự thời gian tuyến tính, đảo ngược thời gian hay trộn lẫn giữa quá khứ hiện tại thậm chí cả tương lai...
Dựa vào lí thuyết về thời gian trong tác phẩm văn học, ta có thể nhận ra trong tiểu thuyết tự thuật Thằng Nhóc nhà văn A. Daudet đã thuật lại câu chuyện về cuộc đời của cậu bé Đa-ni-en theo trật tự thời gian tuyến tính và được phân bố theo các tiêu đề riêng. Tác phẩm được chia làm hai phần tuần tự kể lại câu chuyện cuộc đời nhân vật từ khi sinh ra đến khi trưởng thành.
Tuy nhiên, chúng ta đều thấy được các sự kiện trong tác phẩm đều bám theo trình tự thời gian song không bị pha loãng mà chỉ là sự kiện tiêu biểu mang tính đột biến liên quan mật thiết đến cuộc đời của nhân vật. Bởi thế những trang văn lần lượt hiện lên cũng giống như hình ảnh của một cuốn phim quay chậm lần lượt xuất hiện trước mắt người xem về câu chuyện cuộc đời của nhân vật chính.
Đó là tự sự theo mạch thời gian, chuyện gì trước kể trước, sự kiện xảy ra được cụ thể đến ngày tháng năm. Chúng ta có thể nhìn bảng lược thuật sự việc sau để thấy rõ trật tự thời gian tuyến tính được thể hiện trong tác phẩm:
TT Thời gian
được kể Sự kiện Sự việc được kể tương ứng
1
Ngày 13 tháng 5 năm 18..
Thằng Nhóc ra đời.
- “Tôi ra đời ngày 13 tháng 5 năm 18...trong một thành phố của xứ Lăng-gơ-đốc...Chính đó là nơi tôi đã ra đời và trải qua những năm tháng đầu tiên, những năm tháng
2
Cuộc cách mạng 18...
Gia đình thằng Nhóc gặp khó khăn.
- “Đó là cuộc cách mạng 18...dĩ nhiên là cũng như tất cả các cuộc cách mạng khác, nó bắt đầu bằng việc đình lại mọi công việc [10;
9].
3
Hai năm sau - Xưởng máy của gia đình Ây-xét
chỉ còn hoạt động chuệch choạc [10; 9].
4
Đa-ni-en lên 6 hoặc bảy tuổi
Gia đình bị phá sản
- “Thế là hết, chúng tôi đã bị phá sản” [10; 10].
- “tôi đã chứng kiến những ngày hấp hối của gia đình Ây-xét trong mọi chi tiết của nó [10; 10].
- “Buổi tối, trong bữa ăn, ông Ây- xét long trọng tuyên bố cho chúng tôi biết là ông đã bán xưởng máy và trong một tháng nữa tất cả chúng tôi sẽ đi Ly-ông” [10; 20].
5
Ngày 30 tháng 9 năm 18...
Gia đình chuyển đến Ly-ông.
- “Tôi từ giã “hòn đảo” của tôi ngày 30 tháng chín năm 18...”
[10; 22].
- Anh cả tu viện trưởng ở lại Mi-đi.
6
Sau một tháng ở Ly-ông
- “Sau một tháng, bà An-nu – lâm bệnh. Sương mù làm hại bà; người ta phải đưa bà về vùng nặng nên phải về vùng Mi-đi”
[10; 28].
7 Sau hai tháng ở Ly-ông
Việc đi học của thằng Nhóc
- “Trải qua hai tháng ở Ly-ông cha mẹ chúng tôi mới nghĩ đến việc
cho chúng tôi đi học”
[10; 31].
- “người ta cho chúng tôi đến tường dạy hát của Xanh Ni-di-ê”
[10; 31].
- Đa-ni-en được đi học ở trường trung học Ly-ông và cái tên thằng nhóc bắt đầu từ cách gọi của thầy giám thị “À! Thằng bé kia, thằng Nhóc” [10; 36].
8
“Đó là một ngày thứ hai, tháng bảy” [10; 39].
Anh cả thằng Nhóc qua đời.
- Thằng Nhóc nghe tin anh cả tu viện trưởng đang bị ốm khá nặng, mẹ và anh Giắc đã đến đó để thăm nom.
- Sau đó không lâu thằng Nhóc hay tin anh cả đã qua đời. Cảm xúc buồn thương được thằng Nhóc ghi lại bằng hồi tưởng: “Những sự việc đó xảy ra đã lâu rồi, anh tôi đã nằm nghỉ dưới đất, người anh tu viện trưởng thân yêu mà tôi yêu mến biết bao” [10; 47].
9
Một mùa xuân năm 18... “chúng ta sẽ một mạch, vượt qua bốn hoặc năm năm trong cuộc đời của hắn ta” [10; 53].
Cuộc sống của gia đình ngày càng khó khăn.
- “Những chuyến buôn bán thất bại, những trận trả tiền nhà chậm trễ, những khách nợ làm ầm ĩ, những viên kim cương của mẹ bị bán đi...” [10; 54].
10 Vậy là chúng tôi đang sống vào
- Ông Ây-xét không thể lo nổi
- Thằng Nhóc thi xong môn triết học.
năm 18... cuộc sống cho gia đình.
- Mỗi người một ngả.
- Ngay sau đó ông Ây-xét đã nói rằng: “Đa-ni-en, hãy vứt sách vào lửa, mày không đi học nữa” [10;
55].
- Rồi ông nói tiếp: “Còn về phần con, con trai tội nghiệp, con cũng phải kiếm sống...Vừa đúng lúc cha nhận được một bức thư của ông hiệu trưởng dành cho con cái chân giám thị” [10; 56].
- “mẹ các con sẽ về sống Mi-đi, ở nhà người anh em của mẹ là cậu Báp-ti-xtơ. Giắc ở lại Ly-ông...
còn cha sẽ làm người chào hàng cho một hãng sản xuất rượu vang...” [10; 56].
11
- Thằng Nhóc lên tàu trở về thành phố quê hương Mi-đi
- Gặp ông Hiệu trưởng trường đại học.
- Ông ta đã viết thư giới thiệu thằng Nhóc cho ông hiệu trưởng trường trung học Xác-lăng-đơ - Thằng Nhóc tranh thủ về thăm ngôi nhà cũ của gia đình, gặp lại bà giúp việc An-nu.
12
- Thằng Nhóc làm giám thị ở trường trung học Xác-lăng-đơ (ở xã, vùng núi).
- Giám thị cho học sinh lớp bé, - Giám thị cho học sinh lớp nhỡ, - Những ngày nghỉ hè,
- Sau sáu tuần lễ nghỉ hè,
- Đánh học trò Bu-quay-răng vì hỗn láo.
13
- “Mùa đông đã đến, một mùa đông khô khủng khiếp và tối đen” [10; 154].
- Ngày 18 tháng hai
Thằng Nhóc bị thải hồi.
- Thằng Nhóc nhận được thư của Giắc gửi từ Pa-ri đến
- Thằng Nhóc bị thải hồi.
- Thằng Nhóc viết thư cho anh trai.
- Tự tử không thành.
- Thằng Nhóc nhận được sự giúp đỡ của tu viện trưởng Giéc-manh:
trang trải nợ nần và có tiền đi tìm anh trai.
- Thằng Nhóc đến thăm mẹ ở nhà cậu Báp-ti-xtơ
14
“Lúc đó là những ngày cuối cùng của tháng hai” [11; 7]
- Thằng Nhóc đi Pa-ri
15 Thằng Nhóc
ở Pa-ri
- Sống trong sự chăm sóc, tình yêu thương của người anh trai, Giắc.
- Lúc vừa gặp, hai anh em kể cho
nhau nghe “thiên du ký” của mỗi người từ lúc chia tay đến giờ.
- Hai anh em kiểm kê tài sản
- Thằng Nhóc bắt đầu làm thơ, bài Những cuộc phiêu lưu của con Bướm Xanh.
- Đến nhà gia đình ông Pi-e-rốt - Thằng Nhóc thấy thương anh và khó xử khi Ca-mi, con gái của ông Pi-e-rốt quý mến mình.
- Bài thơ được hoàn thành và xuất bản
- Một cuốn sách đã được bán.
16 Giắc đi Ni-xơ
cùng ngài hầu tước.
- Thằng Nhóc thấy hụt hẫng
- Một tháng qua, thằng Nhóc hầu như chỉ ở nhà.
- Hai tháng sau:
+ Sách không bán được
+ Thằng Nhóc đến nhà Pi-e-rốt (sau chín tuần) nhưng không dám vào.
+ Trở thành diễn viên hài kịch trong một đoàn kịch lưu động vùng ngoại ô Pa-ri.
+ Chuyển chỗ ở từ gác chuông nhà thờ Xanh Giéc-manh đến ngôi nhà mới ở đại lộ Mông-pác-na-xi.
+ Thằng Nhóc nợ nần rất nhiều:
nợ tiền khách sạn, nợ tiệm ăn, nợ người gác cổng rạp hát, nợ anh chàng đã in cuốn Mục ca (nhân danh Giắc) ...tổng cộng lên đến một ngàn ba trăm phơ-răng.
17 Giắc trở về
Pa-ri
- Giắc cứu được thằng Nhóc trong hoàn cảnh khốn cùng.
18
Ngày mồng 4 tháng chạp...
Giắc bị ốm và qua đời.
- Thằng Nhóc biết tin Giắc bị bệnh lao phổi tẩu mã
- Cuộc trò chuyện cuối cùng của hai anh em.
- Giắc đã ra đi. Thằng Nhóc đau khổ tột cùng.
19
Sau đám tang của Giắc
- Thằng Nhóc ốm nặng và được gia đình Pi-e-rốt chăm sóc.
- Thằng Nhóc tỉnh lại, phục hồi sức khỏe.
- Thằng Nhóc đề nghị được làm việc tại gia đình Pi-e-rốt và được chào đón.
- Thằng Nhóc trở thành nhà buôn giỏi và kết duyên cùng Ca-mi Pi- e-rốt. Họ có hai cô con gái, một cậu con trai.
Trong chuỗi sự việc của tiểu thuyết được thuật lại theo trật tự thời gian tuyến tính (được đo bằng đồng hồ và lịch) ở trên chúng ta còn thấy được dấu
hiệu của thời gian nghệ thuật trong đó. Sự kiện được kể theo trật tự tuyến tính nhưng không chi tiết, cụ thể đến mức giúp cho người đọc có thể đo đếm được chính xác từng tháng, từng ngày, từng năm.
Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta biết được mốc thời gian ngày 13 tháng 5 năm 18...đánh dấu sự khởi đầu khi thằng Nhóc ra đời và cũng là khởi đầu của chuỗi sự kiện trong cuốn tiểu thuyết. Hai năm tiếp theo rồi đến cuộc cách mạng 18...diễn ra khi ấy thằng Nhóc lên 6 hoặc bảy tuổi là rất nhiều sự kiện diễn ra trong gia đình. Mốc thời gian cụ thể tiếp theo là ngày 30 tháng 9 năm 18...gia đình thằng Nhóc chuyển đến Ly-ông. Ở đó thời gian ban đầu được tính theo tháng sau một tháng ở Ly-ông rồi sau hai tháng ở Ly-ông. Sau đó là mốc ngày tháng rất cụ thể: “đó là một ngày thứ hai tháng bảy” [10; 39].
Mốc thời gian tiếp theo được tính theo mùa và ước lượng những năm tiếp theo trong cuộc đời nhân vật Một mùa xuân năm 18...và chúng ta sẽ một mạch, vượt qua bốn hoặc năm năm trong cuộc đời của hắn ta. Khoảng thời gian đó vẫn được nhắc đến Vậy là chúng tôi đang sống vào năm 18... rồi tiếp theo lại là một mùa mới Mùa đông đã đến, một mùa đông khô khủng khiếp và tối đen. Thời điểm sau đó được kể lại là những ngày cuối cùng của tháng hai.
Ngày mồng 4 tháng chạp... là mốc thời gian cuối cùng theo lịch được nhắc đến trong tác phẩm còn lại thời gian vẫn theo trật tự tuyến tính nhưng không được đo đếm cụ thể bằng lịch hay đồng hồ nữa.
Trong câu chuyện ở hiện tại vẫn thấy sự đảo ngược khi nhân vật nhớ về những câu chuyện xảy ra trong quá khứ. Đó là khi thằng Nhóc gặp anh trai ở Pa-ri và hai anh em kể lại cho nhau nghe “thiên du ký” của mỗi người từ lúc chia tay cho đến khi gặp lại. Nhưng đó chỉ là những dòng hồi tưởng chứ không ghi rõ từ lúc hai anh e chia tay đến khi gặp lại nhau ở Pa-ri cụ thể là bao lâu. Thời gian đôi khi không được đo đếm mà đó là thời gian của tâm trạng, của nỗi niềm kiểu Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. Bởi vậy, đôi chỗ
trong tác phẩm, ta bắt gặp thời gian trôi thật chậm chạp như những cảm xúc trĩu nặng trong lòng người. Ta phải nhắc đến khoảng thời gian rất ngắn mà lại được diễn tả rất triền miên từ khi sự kiện học trò Bu-quay-răng diễn ra. Vì không chịu đựng nổi thái độ hỗn hào của Bu-quay-răng mà thằng Nhóc đã đánh nó. Từ hôm xảy ra sự việc ấy, thời gian như trôi chậm lại. Chỉ có sự việc thằng Nhóc muốn chết vì bị sa thải, không thể có tiền đến Pa-ri với anh trai và việc ông tu viện trưởng đã giúp đỡ thằng Nhóc giải tỏa mọi khó khăn đó mà nhà văn đã diễn tả qua tất cả hai mươi hai trang truyện. Mỗi trang văn như thế trải ra biết bao tâm trạng của nhân vật với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Khi nhận được thư của anh trai thằng Nhóc đã khóc lên vì vui sướng hạnh phúc; khi nghe thấy hai tiếng thải hồi thằng Nhóc thấy rụng rời chân tay, nước mắt cứ đua nhau trào ra; khi quyết định lựa chọn cái chết là khi nó tan nát cõi lòng ...và khi được “hồi sinh” nhờ tu viện trưởng, thằng Nhóc mới cảm nhận thế nào là hạnh phúc, là quyết tâm, là lòng biết ơn...
Như vậy, trong tiểu thuyết, việc xử lí thời gian của nhà văn ở trật tự và nhịp điệu mà nó đem lại cho độc giả trong quá trình đọc đã khiến cho tiểu thuyết mang một đặc trưng cơ bản của thể loại. Tiểu thuyết khác với truyện ngắn cũng chính ở vấn đề thời gian văn bản, điều mà G.Genette gọi là giả - thời gian hay độ dài của văn bản dẫn đến thời lượng đọc ở độc giả bắt buộc phải lâu hơn rất nhiều so với đọc truyện ngắn.