2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra gồm có:
- Các chất hữu cơ;
- Các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho(P);
- Các chất rắn lơ lửng;
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, vius đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm,…
- Các mầm bệnh khác nhau trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
- Các chất thải trong nước ở dạng vật lý: các chất rắn không tan có kích thước và tỷ trọng lớn, nhỏ.
Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, nhiệt độ và lưu lượng.
Thông thường để đánh giá độ nhiểm bẩn chất hữu cơ trong nước thải người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng N,P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh;
các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa đựng vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả lỵ… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1200mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng là 350mg/l; tổng lượng cacbon hữu cơ 290mg/l; tổng photpho tính theo (P) là 15mg/l va tổng nito 85mg/l; lượng vi khuẩn coliform từ 108 đến 109.
Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt QCVN 28:2010/BTNMT mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước theo quy định.
2.3.1.2. Độc tính của một số chất có trong nước thải bệnh viện tới môi trường và con người
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, 80% nước thải bệnh viện là nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những chất thải nguy hại bao gồm các chât thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ trong quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản mẫu xét nghiệm, khử khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra với môi trường xung quanh. Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng…
không được xử lý đúng mà đã thải ra ngoài có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng.
* Tác động của BOD tới môi trường và con người:
Nhu cầu oxy sinh học BOD (Biochemical ( hay Biologica) Oxygen Demand), là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các vi sinh vật sử dụng hết oxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường. BOD không là một thử nghiệm chính xác về mặt định lượng, mặc dù nó có thể coi như là một chỉ thị về chất lượng của nguồn nước. BOD xác định khối lượng các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước. Nếu hàm lượng BOD quá cao sẽ làm suy giảm chất lượng nước ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và sinh vật.
* Tác động của COD tới môi trường và con người:
Trong hóa học môi trường, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu oxy hóa học COD (chemical oxygen demand) được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho BOD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước.
COD được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/l), chỉ ra khối lượng oxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch. Các nguồn tài liệu cũ biểu diễn nó dưới dạng các đơn vị đo khác nhau như phần triệu (ppm). Khi có nhu cầu oxy hóa học cao thì lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất lớn, nhu cầu này vượt quá chỉ tiêu cho phép thì khả năng tự làm sạch của nước không đáp ứng được. Trong thời gian dài sẽ làm giảm chất lượng nước.
* Tác động của coliform tới môi trường và con người:
Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh ra ga ở nhiệt độ 35 ± 0.5 0C, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacter, Enterobacrer, Eschrichia,
Klesbsiella và cả Fecal coliform (trong đó E.Coli là loài thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Chỉ tiêu tổng coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẫn nởi nước phân. Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal coliform có thể sai lệnh do có một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân) có thể phát triển ở nhiệt độ 44 0C. Do đó số lượng E.coli được coi là chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước.
* Tác động của chất phóng xạ tới con người:
Nếu hoạt động xả thải của con người vô ý thức sẽ gây ra hậu quả khó lường đó là làm chậm quá trình phân chia tế bào khiến thai nhi không phát triển đầy đủ, làm quái thai dị dạng, hoại tử. khi chiếu xạ liều cao có thể gây chết, nếu bị chiếu xạ liều nhỏ nhưng kéo dài, có thể gây giảm hồng cầu, chảy máu nội tạng, nhiễm trùng, làm rối loạn sinh sản, đột biến di truyền, gây ra các bệnh ung.
* Tác động của Salmonella tới con người:
Samonella là trực khuẩn gram âm chủ yếu sống ở đường tiêu hóa của người.
Khi cơ thể bị nhiễm Samonella sẽ gây sốt thương hàn và viêm ruột.
- Sốt thương hàn dẫn tới cơ thể sẽ sốt cao, ớn lạnh. Cơ thể bệnh nhân suy nhược nhanh chóng, ăn không ngon, mệt mỏi, gan lá lách to dần, xuất hiện xuất huyết ngoài da, lượng bạch cầu giảm.
- Viên ruột khiến bệnh nhân cảm thấy nhức đầu, sốt nhẹ, ói và tiêu chảy.
* Tác động của Shigela tới con người:
Shigela là vi khuẩn gram âm, hô hấp kị khí tùy tiện. Shigela tạo ra hai dạng độc tố. Nội độc tố là những lipopoly saccharit có ở thàng tế bào gây kích thích thành ruột. Ngoại độc tố tác động lên thành ruột, gây tiêu chảy, ức chế hấp thụ đường và axit amin ở ruột non. Nếu chúng tác động lên thần kinh thì có thể gây ra tử vong.[11]