Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn (Trang 57 - 61)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

4.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn

Theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn của chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn (6/2014):

* Môi trường nước thải y tế của bệnh viện

Nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

- Nước thải từ quá trình khám chữa bệnh

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Nước thải từ các nguồn phát sinh được thu gom qua hệ thống cống rãnh sau đó thu gom về hệ thống xử lý.

Bảng 4.4: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước thải trước và sau khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả QCVN

28:2010/BTNMT (Cột B) Trước xử lý

( MNT1)

Sau xử lý ( MNT2)

1 Photphat mg/l 3,3 1,2 10

2 BOD5 mg/l 86 21 50

3 COD mg/l 147 29 100

4 NO3- mg/l 2,1 1,5 50

5 NH4+ mg/l 23,7 5,9 10

6 S2- (H2S) mg/l 4,1 1,1 4,0

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn tháng 6/2014)

Hình 4.5: Biu đồ so sánh kết qu phân tích ch tiêu hóa hc trước và sau khi x lý ca nước thi bnh vin qua s liu th cp

Qua bảng 4.4 và hình 4.5 so sánh kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau khi xử lý của bệnh viện cho thấy: quá trình hệ thống về cơ bản đã làm giảm tỉ lệ ô nhiễm so với nước thải đầu vào. Các chỉ tiêu cơ bản đều nằm trong giới hạn cho

phép theo QCVN 28:2010/BTNMT. Còn mẫu phân tích nước thải y tế trước khi xử lý có hàm lượng BOD, COD, NH4+, sunfua vượt quá giới hạn cho phép.

- Hàm lượng BOD trong mẫu nước thải trước khi xử lý vượt QCVN 28:2010/BTNMT 1,72 lần. Sau quá trình xử lý của Bệnh viện đã giảm xuống 4,1 lần còn 21 mg/l và nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT. Hiệu suất xử lý đạt 75,58%.

- Hàm lượng COD trong mẫu nước thải trước khi xử lý vượt QCVN 28:2010/BTNMT 1,47 lần. Sau quá trình xử lý của Bệnh viện đã giảm xuống 5,06 lần còn 29 mg/l, nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT. Hiệu suất xử lý đạt 80,27%.

- Hàm lượng NH4+ trong mẫu nước thải trước khi xử lý vượt QCVN 28:2010/BTNMT 2,37 lần. Sau quá trình xử lý đã giảm xuống còn 5,9 mg/l. Hiệu suất xử lý đạt 75,11%.

- Hàm lượng S2- (H2S) trong mẫu nước thải trước khi xử lý là 4,1 mg/l vượt QCVN 28:2010/BTNMT vượt quy chẩn cho phép nhưng sau khi xử lý đã nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT. Hiệu suất xử lý đạt 73,17%.

- Các chỉ tiêu photphat và NO3- trước và sau khi xử lý đều nằm trong QCVN 28:2010/BTNMT.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý, sinh học trong nước thải trước và sau khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả

QCVN 28:2010/BTNMT

(Cột B) Trước xử

(MN1)

Sau xử

(MN2)

1 pH - 6,4 6,7 6,5 – 6,8

2 coliform MNP/100ml 9357 2615 5000

3 TSS mg/l 112 43 100

4 Dầu mỡ mg/l 5,8 2,2 20

5 Độ mùi - Có mùi Không

mùi -

6 Độ màu Pt/Co 183 51 -

(Nguồn: chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn tháng 6/2014)

Qua bảng 4.5 so sánh mẫu kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý, sinh học trong mẫu nước thải trước và sau khi xử lý của Bệnh viện cho thấy:

- Hàm lượng coliform trước khi được xử lý trong nước thải bệnh viện cao gấp 1,98 lần QCVN cho phép, sau khi được xử lý giảm 3,58 lần còn 2615 MNP/100ml nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT. Hiệu suất xử lý đạt 70,05%.

- Hàm lượng TSS trước khi xử lý trong nước thải bệnh viện cao hơn quy chuẩn cho phép, sau khi xử lý giảm xuống 2,6 lần và nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT. Hiệu suất xử lý đạt 61,61%.

- Hàm lượng pH, dầu mỡ nằm trước và sau khi được xử lý nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT.

Như vậy, qua bảng kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu trước khi phân tích đều vượt quá quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, sau khi qua hệ thống xử lý của bệnh viện, các chỉ tiêu trên đã nằm trong giới hạn cho phép, không gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

* Môi trường nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải

Bảng 4.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2008/BTNMT

MNM1 MNM2

1 pH - 6,7 6,7 5,5 - 9

2 BOD5 mg/l 21 29 15

3 COD mg/l 44 47 30

4 DO mg/l 5,5 5,5 ≥4

5 TSS mg/l 58 61 50

6 TDS mg/l 97 103 -

7 E.Coli MNP/100ml 51 53 100

(Nguồn: chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn tháng 6/2014)

Theo kết quả phân tích ở bảng 4.6, các thông số môi trường nước mặt cơ bản đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Riêng chỉ có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn như: TSS, COD, BOD5 nhưng ở mức độ nhẹ.

Các chỉ tiêu trên vượt quá giới hạn cho phép nguyên nhân gây ra là do nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn chưa được áp dụng biện pháp xử lý triệt để, đồng thời nước sông Kỳ Cùng nơi tiếp nhận nước thải còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, nước mưa chảy tràn trên địa bàn, sự lưu thông của dòng chảy thường xuyên....

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)