PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
4.3.3. Kết quả đánh giá nước thải bệnh viện qua số liệu sơ cấp
Sau khi lấy mẫu thực địa tại Bệnh viện Đa khoa và tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã cho kết quả như sau:
* Môi trường nước thải y tế của bệnh viện
Bảng 4.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải trước và sau khi xử lý của bệnh viện
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả QCVN
28:2010/BTNMT (Cột B) Trước xử lý
(NT1)
Sau xử lý (NT2)
1 pH - 5,79 5,96 6,5 – 6,8
2 Nhiệt độ 0C 25 25,5 -
3 Mùi mg/l Có mùi Không mùi -
4 COD mg/l 138,3 31,3 100
5 BOD5 - 96,74 21,91 50
6 TSS mg/l 90,5 22,3 100
7 NO3- mg/l 81,6 25,4 50
8 PO43- mg/l 18,4 2,92 10
9 DO mg/l 3,55 4,5 -
10 TDS mg/l 546 483 -
(Nguồn: phòng thí nghiệm – Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, 11,2014)
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh kết quả phân tích một số chỉ tiêu trước và sau khi xử lý của nước thải bệnh viện qua số liệu sơ cấp
Qua kết quả phân tích mẫu nước thải ở bảng 4.7 và hình 4.6 cho thấy:
Nước thải của Bệnh viện trước khi được xử lý hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá giới hạn cho phép, trong đó: hàm lượng COD vượt gấp 1.38 lần, hàm lượng BOD5 vượt gấp 1,93 lần, hàm lượng NO3- vượt gấp 1,63 lần, hàm lượng PO43- lần so với QCVN 28:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.
- Hàm lượng BOD trong mẫu nước thải trước khi xử lý vượt QCVN 28:2010/BTNMT 1,93 lần. Sau quá trình xử lý của Bệnh viện đã giảm xuống 4,41 lần còn 21,91 mg/l và nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT.
Hiệu suất xử lý đạt 77,35%.
- Hàm lượng COD trong mẫu nước thải trước khi xử lý vượt QCVN 28:2010/BTNMT 1,38 lần. Sau quá trình xử lý của Bệnh viện đã giảm xuống 4,28 lần còn 32,3 mg/l, nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT. Hiệu suất xử lý đạt 76,64%.
- Hàm lượng NO3- trong mẫu nước thải trước khi xử lý vượt QCVN 28:2010/BTNMT 1,63 lần. Sau quá trình xử lý đã giảm xuống còn 25,4 mg/l. Hiệu suất xử lý đạt 68,87%.
- Hàm lượng PO43- trong mẫu nước thải trước khi xử lý vượt QCVN 28:2010/BTNMT 1,84 lần. Sau quá trình xử lý đã giảm xuống còn 2,92 mg/l. Hiệu suất xử lý đạt 84,13%.
Một số chỉ tiêu khác như pH, TSS, DO đều nằm trong giới hạn cho phép.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện, hàm lượng các chỉ tiêu đã nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.
* Môi trường nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải
Bảng 4.8. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả QCVN
08:2008/BTNMT (Cột B)
NM1 NM2
1 pH - 5,96 5,96 6,5 – 6,8
2 Nhiệt độ 0C 25,2 25,4 -
3 Mùi mg/l Không khó
chịu
Không khó
chịu -
4 COD mg/l 46 51,2 30
5 BOD5 - 32,2 35,84 15
6 TSS mg/l 8,2 9,3 50
7 NO3- mg/l 0,0006 0,007 10
8 PO43- mg/l 0,02 0,0005 0,3
9 DO mg/l 5,15 5,32 ≥4
10 TDS mg/l 67 79 -
(Nguồn: phòng thí nghiệm – Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, 11,2014) Qua kết quả phân tích mẫu nước mặt ở bảng 4.8 cho thấy:
Hàm lượng các chỉ tiêu như NO3-, PO43-, TSS đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
Nhận xét:
- Môi trường nước thải y tế: Theo kết quả từ số liệu thứ cấp và sơ cấp thì các hàm lượng các chỉ tiêu khi được thu gom tại hố ga chưa qua xử lý thì dều vượt quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên, sau khi qua hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện hàm lượng các chỉ tiêu đều giảm, và đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 28:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.
- Môi trường nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải: Theo kết quả từ số liệu thứ cấp và sơ cấp thì hàm lượng các chỉ tiêu như COD, BOD5, TSS, DO, TSS vượt quá tiêu chuẩn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt này còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động nên kết quả này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tại thời điểm lấy mẫu.