PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 8.327,6 km2. Có tọa độ địa lý từ 20°27' đến 22°19' vĩ độ Bắc, từ 106°06' đến 107°21' kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp Quảng Ninh;
- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Tây giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn;
- Phía Đông bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây (Trung Quốc).
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh Lạng sơn có đường quốc lộ 1A với tổng chiều dài 119 km, kéo dài bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra còn có các hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ trên địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu
giao thương của người dân. Lạng Sơn là một tỉnh biên giới ở phía Bắc nước ta có nhiều cửa khẩu lớn như Tân Thanh, Hữu Nghị, Đồng Đăng,…tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các tỉnh khác góp phần cho sự phát triển chung của tỉnh.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và không có núi cao. Độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển; Nơi thấp nhất là 20m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương; Nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt biển. Hướng địa hình rất đa dạng và phức tạp:
Hướng tây bắc – đông nam thể hiện ở máng trũng Thất Khê – Lộc Bình, trên đó có thung lũng các sông Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên (Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam đã được lấp đầy trầm tích Đệ Tam và Đệ Tứ, tạo thành các đồng bằng giữa núi có giá trị đối với ngành nông nghiệp của tỉnh như Thất Khê, Na Dương, Bản Ngà; Hướng đông bắc – tây nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và phần lớn huyện Văn Lãng, hướng này cũng thấy ở núi đồi huyện Cao Lộc (các xã Lộc Yên, Thanh Lòa và Thạch Đạn); Hướng bắc – nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Tràng Định, Bình Gia và phần phía tây huyện Văn Lãng; Hướng tây – đông thể hiện ở hướng của quần sơn Mẫu Sơn với khoảng 80 ngọn núi.
Địa hình bị chia cắt mạnh gây trở ngại, hạn chế đến sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong lĩnh vặc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông đi lại của người dân.[8]
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
* Đặc điểm khí hậu
Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 – 220C, có tháng lạnh nhất có thể giảm xuống 50 C, có lúc 00 C hoặc dưới 00 C. Nằm ở phần cực bắc của đới vĩ độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21-019’ và 22027’ vĩ bắc, và giữa 1060 06’
và 107021’ kinh đông nên Lạng Sơn có nguồn bức xạ phong phú, cho phép các loại cây trồng vật nuôi bốn mùa sinh sôi nảy nở; tuy nhiên Lạng Sơn lại nằm ở cửa ngõ
đón gió mùa mùa đông, nơi có gió mùa cực đới đến sớm nhất và kết thúc muộn nhất ở miền Bắc nước ta nên có mùa đông lạnh.
Độ ẩm trung bình năm của không khí ở Lạng Sơn phổ biến là từ 80 – 85%, thấp hơn nhiều vùng khác ở nước ta. Ít có sự chênh lệch về độ ẩm tương đối giữa các vùng và giữa các độ cao trong tỉnh. Độ ẩm tương đối trung bình năm của tỉnh Lạng Sơn khoảng 80-85%.
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động môi trường không khí của khu vực. Đây là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến sự phát tán và lan truyền các chất ô nhiễm. Trong điều kiện đọ ẩm cao, các hạt bụi trong không khí liên kết với nhau tạo thành các hạt to rơi xuống đất, độ ẩm còn hòa hợp vơi các chất khí như SO2, NOx,… kết hợp với hơi nước trong không khí tạo thành axit.
- Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc, ít mưa của vùng khí hậu miền Bắc;
lượng mưa trung bình năm là 1.200 – 1.600 mm. Nơi duy nhất có lượng mưa trên 1.600mm là vùng núi cao Mẫu Sơn (2.589mm); tại Lạng Sơn có Na Sầm (1.118 mm) và Đồng Đăng (1.100mm) là những trung tâm khô hạn của miền Bắc..
- Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.
- Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ.[8]
* Đặc điểm thủy văn
Chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vùng đất dốc thuộc khu miền núi Đông Bắc, Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú.
Mật độ mạng lưới sông ở đây dao động trung bình từ 0,6 đến 1,2 km/km2. So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km2 thì mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại từ trung bình đến khá dày. Lạng Sơn có 5 sông chính độc lập, đó là sông Kỳ Cùng, Sông Thương, Sông Lục Nam, sông Tiên Yên- Ba Chẽ (hay Nậm Luổi – Đồng Quy) và sông Nà Lang.
- Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km, Diện tích lưu vực: 6660 km², bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược".
- Sông Bản Thí, phụ lưu của sông Kỳ Cùng. Độ dài: 52 km, diện tích lưu vực:
320 km², bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình.
- Sông Bắc Giang phụ lưu của sông Kỳ Cùng. Độ dài: 114 km, diện tích lưu vực: 2670 km²,
- Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, Độ dài: 54 km, Diện tích lưu vực: 801 km²
- Sông Thương là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, độ dài: 157 km, diện tích lưu vực: 6640 km².[8]
4.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521 ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 – 1.500 m), đất phù sa (9.530 ha), đất than bùn, đất nông nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68.958 ha, chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng lúa nước là 38.876 ha.
- Tài nguyên nước: trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 2 con sông lớn là sông Kỳ Cùng và sông Thương, với tổng chiều dài 400km, lưu lượng nước 128,5 m3/s và có nước quanh năm. Ngoài các con sông chính, trong tỉnh còn có các hệ thống sông suối lớn, nhỏ, mùa khô thường cạn nước nhưng mùa mưa nước dồn về dễ gây lũ quét. Nguồn nước của tương đối ít nhất là nước mặt khoảng 3 tỷ m3.
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 277.394 ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên 185.456 ha, rừng trồng 91.937
ha. Diện tích đất chưa sử dụng, sông, suối, núi, đá là 467.366 ha, chiếm 43,02%
diện tích đất tự nhiên. Năm 2014 Trồng rừng mới được 10.975 ha đạt 115,5% kế hoạch, bằng 96,7% cùng kỳ chăm sóc rừng trồng 11.800 ha, đạt 100% kế hoạch;
khoanh nuôi tái sinh rừng 12.000 ha, đạt 106% kế hoạch; khoán bảo vệ rừng 24.310 ha, đạt 101,3% kế hoạch; độ che phủ rừng dự kiến đạt 53,5%; trồng cây ăn quả 574 ha, đạt 164% kế hoạch, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường, không để xảy ra các điểm nóng, tụ điểm phức tạp.
Như vậy, tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp trong những năm tới.
- Tài nguyên khoáng sản: theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình); than bùn ở Bình Gia; phốtphorit ở Hữu Lũng; bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định); đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình); quặng sắt ở Chi Lăng và một số loại khác như măng gan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc,… chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng.[7]