2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cuộc khủng hoảng các loài động, thực vật hoang dã còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Ðó là cảnh báo của Phó Giám đốc chương trình về các loài vật của Nhóm bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Liên đoàn quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) G.Cri-xtốp-phơ
Vi khi ông ví von đây là thời điểm để thừa nhận rằng thiên nhiên là "công ty"
lớn nhất thế giới đang đem lại lợi nhuận 100% cho con người. Vậy mà thiên nhiên đang bị tàn phá nặng nề, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Ông kêu gọi các chính phủ nỗ lực, nếu không nói là nhiều hơn nữa, trong việc cứu lấy thiên nhiên như họ đã làm đối với các lĩnh vực kinh tế và tài chính.
Các loài thực vật và động vật tạo nên sự kỳ diệu trong thế giới hoang dã đều có vai trò cụ thể, đóng góp thiết yếu cho cuộc sống con người như cung cấp lương thực, thuốc men, ô-xy, nước và cân bằng hệ sinh thái. Khí hậu thay đổi dẫn tới môi trường sống thay đổi và các loài động, thực vật cũng phải thay đổi chu kỳ sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường di cư để thích nghi với môi trường mới, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Theo một nghiên cứu mới đây về đa dạng sinh học quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn một phần ba loài động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài 47.677 loài nằm trong danh sách Ðỏ, một đánh giá có thẩm quyền nhất của các nước về các loài vật trên Trái đất có nguy cơ tuyệt chủng và được đưa ra dựa trên nghiên cứu của hàng nghìn nhà khoa học, hiện nay 17.291 loài đang bị đe dọa, trong đó 21% là động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 70%
thực vật và 35% loài không xương sống. Các loài động vật lưỡng cư là nhóm sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên Trái đất với 1.895 trong số 6.285 loài nằm trong danh sách bị đe dọa. Trong số này, 39 loài tuyệt chủng, 484 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, 754 loài bị đe dọa và 657 loài không được bảo vệ. Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những lo ngại số loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị đe dọa phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái. Những con số trên báo động nguy cơ các loài sinh vật biến mất vĩnh viễn mặc dù các nhà lãnh đạo trên thế giới đều cam kết sẽ hành động để đảo ngược xu hướng đó.
Công ước về đa dạng sinh học (CBD) có hiệu lực năm 1993 đã đưa ra ba mục tiêu: bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng sự đa dạng sinh học một cách bền vững; chia sẻ lợi ích của đa dạng sinh học một cách công bằng. Hiện nay, 168 quốc gia đã ký công ước trên, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2010 giảm đáng kể tỷ lệ mất đa dạng sinh học ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, theo các nhà bảo tồn, loài người chưa tiến hành đủ các biện pháp để ngăn chặn những mối đe dọa chính. Ô nhiễm môi trường, khí hậu thay đổi dẫn tới sự mất dần môi trường sống của các loài động, thực vật, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự mất đa dạng sinh học. Mất đi môi trường sống ảnh hưởng đến 40% động vật có vú. Giám đốc IUCN, bà G.Xmát cảnh báo, hiện có những bằng chứng khoa học về một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng nghiêm trọng. Sự mất đa dạng sinh học xảy ra nghiêm trọng nhất ở khu vực Trung và Nam Mỹ; Ðông, Tây và Trung Phi, nhất là ở Ma-đa-ga-xca;
Nam và Ðông-Nam Á. Các nước châu Phi cảnh báo rằng, hệ sinh thái của châu lục này dễ tổn thương nhất thế giới trước những biến động của thời tiết.
Nạn đói, khan hiếm nước, tình trạng sa mạc hóa, năng suất nông nghiệp giảm khiến chất lượng cuộc sống con người ở châu Phi xuống thấp. Châu Phi chiếm khoảng một phần của hàng nghìn nhà khoa học, hiện nay 17.291 loài đang bị năm các loài cây, động vật có vú và chim trên thế giới, chiếm một phần sáu loài lưỡng cư và bò sát. Khoảng một phần năm số loài chim ở miền nam châu Phi đã di cư theo mùa ở châu Phi và một phần mười di cư giữa châu Phi và các châu lục khác trên thế giới.
Vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn đã trở thành một vấn đề chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên toàn phạm vi thế giới. Đó là (IUCN), (UNEP), (WWF), (IPGRI)… Loài người muốn tồn tại lâu đời trên hành tinh này thì phải có một dạng phát triển mới và phải có cách sống mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu những tài nguyên đó bị giảm thì cuộc sống của chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ bị đe dọa. Chúng ta đã quá lạm dụng tài
nguyên của trái đất mà không nghĩ đến tương lai, nên ngày nay loài người đang đứng trước hiểm họa. Để tránh sự hủy hoại tài nguyên của chúng ta phải tôn trọng trái đất và sống một cách bền vững, dù muộn còn hơn không chú ý, vì thế hiệp hội thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, với 150 nước đã kí vào Công ước về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều hội thảo được tổ chức để thảo luận và nhiều cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn ra đời.
Năm 1990 WWF đã cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng đa dạng sinh vật (The importance of biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy) Wri, IUCN, và WWF đưa ra chiến lược sinh vật toàn cầu (Global biological strategy).
Năm 1991 Wri, Wcu, WB, WWF xuất bản cuốn bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới (Conserving the world’s biological diversity) hoặc IUCN, UNEP, WWF xuất bản cuốn “ hãy quan tâm đến thế giới” (Caring for the earth). Cùng năm, Wri, IUCN, và UNEP xuất bản cuốn chiến lược đa dạng sinh vật và chương trình hành động. Tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn và đề ra các phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó, hàng ngàn tác phẩm, những công trình khoa học khác nhau ra đời và hàng ngàn tác phẩm khác nhau được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm về phương pháp luận và thông báo kết qủa đã đạt được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực được nhóm họp tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.