Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ GIS để phân vùng thích nghi và bảo tồn loài vọoc thân đen má trắng ở khu bảo tồn thần sa võ nhai thái nguyên (Trang 23 - 26)

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm trước 1973, mẫu vật Voọc đen má trắng đã thu được ở nhiều tỉnh Đông Bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang và Tuyên Quang. Theo khảo sát từ những năm 1990 trở lại đây chỉ còn gặp ở Hữu Lũng ( Lạng Sơn);Vị Xuyên, Phú Linh ( Hà Giang); Ba Bể, Chợ

Đồn, Na Rì ( Bắc Cạn); Na Hang (Tuyên Quang). (Phạm Nhật, 2002. Sách đỏ Việt Nam 2007).

Lê Hiền Hào,1973 vùng phân bố của Voọc đen má trắng rất rộng và có thể gần như trên khắp miền Đông Bắc. Voọc đen má trắng sống từng đàn. Trước đây đàn Voọc thường rất đông, 20-30 con. Các mẫu vật con cái thu được có phôi nhiều vào tháng 9 đến tháng 3, và đẻ từ tháng 3 đến tháng 6. Theo nhận định từ nhiều nguồn thông tin mùa sinh sản của Voọc đen má trắng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Mỗi con mẹ thường chỉ đẻ một con non.

Phạm Nhật, 2000 Khảo sát thực địa ở Phong Quang - Hà Giang, Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì – Bắc Cạn trong những năm gần đây cho thấy: Đàn Voọc đen má trắng có số lượng thay đổi phổ biến từ 5 - 15 con.

Phạm Nhật, 2002 xung quanh khu vực sống của Voọc đen má trắng có rất nhiều điều kiện cho chúng uống nước và tắm, nhưng hình như chúng không thích uống nước và tắm. Hầu như chưa ai nhìn thấy chúng uống nước và tắm.

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai thuộc vùng Đông Bắc là nơi phân bố của 7 loài Linh trưởng. Gồm có:

Cu li lớn, Khỉ Vàng, Khỉ mốc, Khỉ mặt đỏ, Voọc đen má trắng, Voọc mũi hếch, Vượn đen.. Trong đó có loài Voọc đen má trắng đang bị đe doạ ngày một nghiêm trọng do tình trạng săn bắt và mất nơi sống. Qua các đợt điều tra phỏng vấn kết hợp với điều tra thực địa của các cơ quan, các tổ chức phi chính phủ cho thấy hiện tại trong khu vực vùng lõi của khu bảo tồn còn có 7-8 cá thể Vọoc đen má trắng (theo báo cáo của FFI)

Voọc đen má trắng là loài thú linh trưởng cỡ lớn có bộ lông dày, sợi lông dài, mềm và màu đen. Đỉnh đầu có mào lông màu đen. Lông hai má trắng, đám trắng khá rộng và vượt quá chỏm vành tai. Đuôi thon đều, dài hơn thân, lông đuôi màu đen. Voọc đen má trắng từ lúc mới sinh, da mặt, da tai, da lòng bàn tay, lòng bàn chân màu trắng hồng, mắt xanh đen. Toàn thân màu

vàng hoe. Màu lông, da tai, da mặt, da chân, tay chuyển dang màu đen theo quá trình sinh trưởng. Ba tuần tuổi màu lông bắt đầu chuyển dần sang màu đen, sau ba tháng tuổi bộ lông giống con trưởng thành.

Ở Việt Nam, ngoài Voọc đen má trắng, giống Voọc đen (Trachypithecus) còn có 6 loài và phân loài nữa. Số liệu thống kê về phân bố và tình trạng của các loài thuộc giống Voọc đen được tóm tắt ở bảng sau

Bảng 2.1. Phân bố và tình trạng của các loài Voọc giống Trachypithecus

Tên loài

Tình trạng trong SĐTG

IUCN 2004

Tình trạng trong SĐVN

2007

Phân bố

Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi (Pousargues,

1898)

VU EN

Quảng Tây - Trung Quốc Đông Bắc

- Việt Nam Voọc đầu

trắng

T.p.

poliocephalus (Trouessart.1911)

CR CR Cát Bà - Việt Nam

Voọc mông trắng

T. delacouri

(Osgood, 1932) CR CR

Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa

(Việt Nam) Voọc gáy

trắng

T.hatinhensis

(Dao, 1970) EN EN Quảng Bình -Việt

Nam Voọc đen

tuyền

T. ebenus (Brandon-Jones,

1995)

Lào

Quảng Bình - Việt Nam

Voọc xám T.crepuscules

(Elliot,1909) VU

Việt Nam, Mianma, Thái Lan, Trung

Quốc, Lào, Campuchia Voọc bạc T.germaini

(Milne- Edwards, 1876)

DD VU Nam và Đông Nam

Á

(Nguồn: Lê Hiền Hào (1973), Thú Kinh tế miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.)

Voọc đen má trắng được phát hiện cách đây khá lâu ở Việt Nam. Tuy nhiên, những thông tin về phân bố và tình trạng các quần thể còn rất sơ lược do không thường xuyên điều tra giám sát. Trước những năm 1973, Voọc đen má trắng được xác định là có phân bố rộng khắp khu vực Đông Bắc, với số lượng cá thể tương đối lớn (Lê Hiền Hào, 1973). Hiện nay, vùng phân bố của Voọc đen má trắng không liên tục và kích thước mỗi quần thể đã nhỏ hơn nhiều so với trước kia. Mức độ nguy cấp của loài có thể sẽ cao hơn nhiều loài Voọc đen khác vì các quần thể không di trú được với nhau và kích thước quần thể nhỏ không đủ duy trì tính biến dị di truyền. Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau cho thấy loài này chỉ còn phân bố ở một số khu vực nhỏ thuộc các tỉnh:

Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ GIS để phân vùng thích nghi và bảo tồn loài vọoc thân đen má trắng ở khu bảo tồn thần sa võ nhai thái nguyên (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)