3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vooc đen má trắng
- Cộng đồng dân cư các dân tộc cư trú tại các xã (Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc) vùng lõi Khu bảo tồn Thần Sa – Võ Nhai trong công tác tham gia bảo tồn Voọc đen má trắng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các xã (Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc) vùng lõi khu bảo tồn 3.1.3 Địa điểm
- KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và được hoàn thành tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập số liệu, dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, các số liệu, dữ liệu từ những năm trước liên quan đến loài Vọoc thân đen má trắng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc phân bố của loài Vọoc thân đen má trắng: sinh cảnh sống và tập tính, loại thức ăn mà loài Voọc thích ăn nhất phân bố theo xã.
- Ứng dụng công nghệ tin học và GIS để phân bố vùng thích nghi cho loài này và đưa ra các biện pháp nhằm bảo tồn.
- Sự tham gia của cộng đồng và vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng – Võ Nhai .
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điền tra thu thập thông tin
- Lập phiếu điền tra, phỏng vấn các hộ dân sống xung quanh KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng – Võ Nhai .
3.3.2. Phương pháp kế thừa
- Thu thập tài liệu có sẵn, hoặc số liệu thống kê ở địa phương về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
- Các báo cáo tổng hợp, các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nghiên cứu.
- Các tài liệu nghiên cứu về Vọoc đen má trắng trước đây…
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: từ các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích để đưa ra nhận xét về vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp xử lý số liệu : Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý các số liệu điều tra, thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
3.3.4. Phương pháp số hóa bản đồ
Trên cơ sở vận dụng phần mềm MapInfo xây dựng, thành lập bản đồ gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Từ đó, tiến hành xử lý, tích hợp phân tích, mô hình hoá, biên tập, xuất bản,… ra hệ thống dữ liệu theo mục đích đề ra. Phương pháp này được sử dụng nhiều để xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề về kinh tế - xã hội, bản đồ về văn hoá, giao thông, môi trường…
Phương pháp bản đồ: là phương pháp chủ yếu và quan trọng, các thông tin về đối tượng không gian được trình bày thông qua hình ảnh đồ hoạ, bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ số lưu trữ trong hệ thống máy tính. Bản đồ là đối tượng dữ liệu đầu vào, đồng thời cũng là sản phẩm đầu ra, nó quyết định đến
tính chính xác và hiệu quả của hệ thống thông tin đất đai. Do đó, việc xử lý dữ liệu đầu vào là rất quan trọng.
Nội dung bản đồ sử dụng các phương pháp thể hiện sau:
- Phương pháp ký hiệu: Là phương pháp thể hiện các đối tượng ở những điểm đã được xác định về mặt vị trí. Đối với ký hiệu nhỏ trên bản đồ ngoài thể hiện vị trí của đối tượng còn thể hiện chất lượng, số lượng, cấu trúc đối tượng, động lượng của hiện tượng. Trong phương pháp này, gồm có 4 loại ký hiệu: ký hiệu chữ, ký hiệu hình học, ký hiệu tượng trưng, ký hiệu nghệ thuật.
- Phương pháp đồ giải: Là phương pháp biểu thị sự phân chia lãnh thổ ra những vùng khác nhau theo đặc điểm này hay đặc điểm khác của tự nhiên, kinh tế hay xã hội. Phương pháp này được dùng để biểu thị các đối tượng phân bố rộng khắp. Nó được phân chia theo chỉ tiêu nhất định, người ta dùng màu sắc thể hiện chất lượng của đối tượng.
- Phương pháp biểu đồ: Là phương pháp khái quát số liệu thống kê bằng các biểu đồ theo các đơn vị hành chính. Đồ họa cơ bản được dùng trong phương pháp này là biểu đồ cột, biểu đồ diện tích và biểu đồ khối.
3.3.5. Phương tiện nghiên cứu
* Phần cứng
- Máy LAPTOP Dell chíp Intel Core i3, bộ nhớ RAM 4Gb.
- Máy in SamSum ML-1610.
* Phần mềm
- Hệ điều hành Window 7
- Phần mềm Excel để thống kê, tổng hợp dữ liệu.
- Phần mềm MapInfo 10.5 để thành lập bản đồ chuyên đề về loài Voọc thân đen má trắng .
- Phần mềm UDC Output Files và Snagit 9.0 để in bản đồ.
3.4. Quy trình thành lập bản đồ phân vùng thích nghi cho loài Voọc thân đen má trắng tại khu bảo tồn Thần Sa – Võ Nhai
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ phân vùng thích nghi cho loài Voọc thân đen má trắng tại khu bảo tồn Thần Sa – Võ Nhai
Thiết kế mô hình DL không gian Chuẩn bị tài liệu
Số hoá,tách lớp bản đồ địa hình
Bản đồ hiện trạng số lượng loài đến thời điểm nghiên cứu đề tài Thiết kế mô hình DL thuộc tính
Xây dựng bản đồ dự thảo
Đối soát, kiểm tra thực địa
Phân tích không gian Thành lập bản đồ nền cơ sở
Xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi cho loài Voọc Chồng xếp các lớp bản đồ
Bảng đồ thức ăn yêu thích nhất của loài Voọc phân theo xã .
Bản đồ phân vùng thích nghi cho loài Voọc . Hệ thống kí hiệu, bảng chú giải In ấn
PHẦN 4