Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn loài VĐMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ GIS để phân vùng thích nghi và bảo tồn loài vọoc thân đen má trắng ở khu bảo tồn thần sa võ nhai thái nguyên (Trang 55 - 59)

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Sự quan tâm của cộng đồng đến loài Voọc thân đen má trắng và vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Võ Nhai – Thái nguyên

4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn loài VĐMT

Trên cơ sở kết quả điều tra thu được, thông qua các mối đe dọa, tình trạng sinh cảnh sống của quần thể Voọc đen má trắng và công tác quản lí tại khu bảo tồn, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cho công tác bảo tồn Voọc đen má trắng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.

4.4.2.1. Giải pháp giảm thiểu các mối đe dọa

Thông qua các mối đe dọa đã xác định được ở trên và công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên động vật của Khu bảo tồn, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với các loài Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu.

* Săn bn

+ Vấn đề còn tồn tại

Săn bắn hiện nay vẫn còn rất phổ biến trong khu vực, đặc biệt là đồng bào dân tộc H' mông. Hàng ngày người dân vẫn mang súng vào rừng đi săn kết hợp với khai thác gỗ. Tuy đã tổ chức tịch thu súng của người dân, nhưng người dân vẫn chưa tự nguyện dao nộp súng, phần lớn người dân đều lén lút cất giữ súng. Vì vậy, súng còn trong dân rất nhiều.

Nhận thức của người dân trong khu vực về công tác bảo tồn còn rất kém. Họ chưa có ý thức về việc bảo tồn nói chung và bảo tồn Voọc đen má trắng nói riêng. Một mặt do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, phần lớn sống phụ thuộc vào rừng. Bên cạnh đó một mặt do phong tục tập quán của người dân.

Công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, do điều kiên địa hình bị chia cắt hiểm trở, địa bàn quản lý rộng mà lực lượng cán bộ kiểm lâm lại mỏng nên không thể kiểm soát hết được tình trạng vào rừng của người dân.

+ Giải pháp

Cần có chính sách triệt để việc thu hồi súng săn, nghiêm cấm hoạt động săn bắt các loài thú Linh trưởng, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm. Tăng cường việc tuần tra, tuần rừng nơi thường xuyên xảy ra hoạt động săn bắt động vật và đặc biệt là phát triển các chương trình giáo dục bảo tồn cho người dân sống trong và xung quanh Khu bảo tồn. Ưu tiên dành cho những đối tượng thường xuyên khai thác các loài thú Linh trưởng.

* Khai thác g + Vấn đề tồn tại

Hiện nay nạn khai thác gỗ vẫn xảy ra thường xuyên tại khu vực với cường độ và diện tích rất lớn. Đối tượng khai thác chủ yếu là gỗ Nghiến, gỗ được xẻ nhỏ thành các thớt hoặc các chân tiện để vận chuyển ra khỏi rừng.

Ngày xưa gỗ thường được khai thác để làm nhà và làm củi đun, nhưng bây giờ gỗ được khai thác và gom bán cho các đầu nậu gỗ vận chuyện về xuôi. Do lợi nhuận kinh tế mang lại cho người dân từ việc đi gỗ là rất cao ( mỗi ngày một người dân vào rừng khai thác gỗ có thể thu được trung bình từ 200.000đ - 250.000đ). Đây là cách kiếm tiền dễ nhất cho người dân trong khu vực nên có rất nhiều người tham gia.

Do đồng tiền mang lại từ khai thác gỗ là rất lớn nên người dân ào ạt đầu tư mua cưa máy (cưa lốc) để khai thác gỗ. Hiện nay số lượng cưa máy trong dân là rất nhiều.

+ Giải pháp

Giải pháp nhằm giảm thiểu hoạt động này là nghiêm cấm hoạt động khai thác gỗ, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm, tịch thu cưa máy, hỗ trợ và phát triển trồng cây để thay thế cho việc khai thác gỗ trong Khu bảo tồn, khai thác gỗ phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, do vậy có thể sử dụng vật liệu thay thế như xi măng, gạch, đá,...

* Phá rừng làm nương rẫy + Vấn đề tồn tại

Hiện nay tình trạng phá rừng làm nương rẫy trong khu bảo tồn diễn ra vẫn còn nhiều. Đây là phong tục tập quán canh tác của đồng bào dân tộc miền núi nên việc thay đổi suy nghĩ và phương thức canh tác là rất khó, không thể thay đổi ngay. Số hộ dân sống trong phần lõi của khu bảo tồn là rất nhiều, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào rừng, đất canh tác nông nghiệp rất ít nên buộc họ phải đốt nương làm rẩy.

+ Giải pháp

Cần nghiêm cấm hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, quy hoạch, giao đất giao rừng cho người dân trong khu vực để họ tự quản lý, chuyển giao kỹ thuật gieo trồng cho người dân và hướng dẫn họ sử dụng phân bón cũng như sử dụng giống cho năng suất cao. Đặc biệt là hướng dẫn họ thâm canh tăng vụ không để đất trống thời gian dài trong năm.

Tăng dân số và sống di cư là nguyên nhân tăng diện tích nương rẫy, do đó cần có chính sách kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.

* Cháy rừng + Vấn đề

Hàng năm trong khu vực vẫn có những vụ cháy rừng xẩy ra, tuy nhiên diện tích những đám cháy là không lớn. Do điều kiện địa hình bị chia cắt mạnh, núi rừng hiểm trở, địa bàn rộng nhưng lực lượng kiểm lâm lại ít nên công tác phòng cháy và chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn. Ý thức của người dân về công tác phòng cháy chữa cháy rừng còn rất thấp. Không thể kiểm soát hết tình trạng người dân mang lửa vào rừng.

+ Giải pháp

Cần tăng cường công tác tuần rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đặc biệt là vào mùa khô. Xây dựng hệ thống phòng cháy và chữa cháy rừng cho khu vực. Tăng cường nhân lực và vật lực cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người dân nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy rừng cho người dân.

* Thu hái sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ + Vấn đề tồn tại

Người dân khái thác các loài cây làm lương thực, thực phẩm, dược liệu... mục đích sử dụng chủ yếu làm thực phẩm, phục vụ cuộc sống hàng ngày hoặc để bán trên các chợ địa phương. Hoạt động này được diễn ra mạnh khi có các đợt thu mua của các lái buôn để bán sang Trung Quốc.

+ Giải pháp

Cấm tất cả các hoạt động thu mua, buôn bán, vận chuyển các loại lâm sản ngoài gỗ, có chính sách xử phạt thích đáng.

4.4.2.2. Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phường

- Tuyên truyền

+ Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền rộng rãi một cách thường xuyên.

+ Giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách.

+ Phối hợp với các trường học trong khu vực để thực hiện các chương trình giáo dục về môi trường cho học sinh.

+ Phát triển du lịch sinh thái bền vững, khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch.

+ Xây dựng hệ thống bảng nội quy, biển báo, mốc giới về bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, sản xuất.

- Chính sách quản lý

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật (đặc biệt chú trọng tới đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật) để có đủ trình độ quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sự nghiệp xây dựng và phát triển rừng.

+ Tăng cường cán bộ tuần tra giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi khai thác, chặt phá rừng.

+ Cán Bộ Kiểm lâm, cán bộ khu bảo tồn và người dân nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ và phát triển rừng.

+ Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người dân về ý thức bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ loài Voọc đen má trắng nói riêng.

+ Xây dựng các biển cấm, biển báo về bảo vệ rừng, các bảng tin khẩu hiệu về bảo tồn loài Voọc thân đen má trắng.

+ Khoanh vùng phân bố của Voọc thân đen má trắng, bảo vệ nghiêm ngặt khu vực này.

+ Đưa Voọc thân đen má trắng thành biểu tượng của khu bảo tồn giống như biểu tượng Voọc mông trắng của Cúc Phương.

4.4.2.3 Tăng cường tuần tra bảo vệ rừng

+ Thường xuyên tổ chức các buổi tuần tra rừng, kiểm tra gắt gao hơn đối với những nơi thường xuyên xảy ra khai thác gỗ, săn bắn.

+ Chốt chặn tại các điểm đầu mối giao thông thường xuyên vận chuyển gỗ, động, thực vật quý hiếm khác.

+ Có các biện pháp xử lý nghiêm ngặt hơn. Cần xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp cố ý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu bảo tồn.

+ Áp dụng các chính sách, luật trong công tác bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ GIS để phân vùng thích nghi và bảo tồn loài vọoc thân đen má trắng ở khu bảo tồn thần sa võ nhai thái nguyên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)