PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc phân bố của loài Vọoc thân đen má trắng
4.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
4.3.2.1 : Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian về số lượng hiện trạng loài Voọc thân đen má trắng
Đây là bản đồ chuyên đề về số lượng hiện trạng loài Voọc thân đen má trắng nên khi thể hiện nền đồ giải, ta thể hiện số lượng được tìm thấy hiện trạng tại mỗi xã khác nhau.
Ta tiến hành xây dựng nền chất lượng bằng phương pháp tô màu, phân màu theo vùng . Từ bảng thuộc tính ta đã lập sẵn trình tự thực hiện như sau:
Vào Menu Map -> Create Thematic Map -> chọn Individual -> tại mục Template Name chọn chế độ mục Region Indvalue Default -> Next.
Hình 4.6 : Hộp thoại Creat Thematic Map ( Individual) Kết quả thực hiện:
Hình 4.7 : Hiện trạng số lượng loài Voọc thân đen má trắng tại khu bảo tồn Thần Sa – Võ Nhai
4.3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian cho bản đồ thể hiện sự phân loại thức ăn theo xã
- Xác định tọa độ của 63 cây trên địa bàn 7 xã, 1 thị trấn được lấy bằng phương pháp khảo sát thực địa với khai thác thông tin từ cán bộ kiểm lâm và những người dân bản địa
- Lấy từ bản đồ cây lâm nghiệp trên phần mềm Map info ( nguồn khu bảo tồn) .
* Mở liền 2 lớp: Bản đồ nền và lớp kết quả ta được bản đồ sau :
Hình 4.8 : Bản đồ thức ăn ưa thích nhất của loài Voọc thân đen má trắng phân theo xã
4.3.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian cho bản đồ thể hiện sự di chuyển của loài Voọc thân đen má trắng
- Xác định tọa độ của 12 con trên địa bàn 2 xã, được lấy bằng phương pháp khảo sát thực địa và thông tin từ cán bộ kiểm lâm cũng như người dân đã từng gặp.
* Mở liền 2 lớp: Bản đồ nền và lớp kết quả ta được bản đồ sau :
Hình 4.9 : Bản đồ thể hiện sự di chuyển của loài
4.3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian thể hiện sự tác động của ngoại cảnh đến sự suy giảm số lượng loài
Là biểu đồ hình cột thể hiện sự so sánh giữa các hoạt động ảnh hưởng đến suy giảm loài phân theo xã . Chiều cao của mỗi cột trên biểu đồ chỉ số phiếu đã chọn trong quá trình điều tra phỏng vấn . Mỗi xã có 5 phiếu tương đương chiều cao cột cũng là 5: Từ bảng thuộc tính, vào Menu Map ->
Create Thematic Map -> chọn Type: Bar Charts
Tại hộp thoại Template Name chọn kiểu Bar chart Default -> Next.
Xuất hiện hộp thoại Create Thematic Map , sau đó chọn lớp và các trường cần xây dựng biểu đồ hình cột -> OK.
Hình 4.10 : Hộp thoại create thematic ( Bar chart Default) - Kết quả thực hiện:
Hình 4.11 : Bản đồ thể hiện sự tác động của ngoại cảnh đến sự suy giảm số lượng loài
4.3.2.5. Kết xuất sản phẩm
Từ các cơ sở dữ liệu không gian đã xây dựng ở trên kết xuất sản phẩm ta sẽ được bản đồ phân vùng thích nghi cho loài Voọc :
Hình 4.12. Bản đồ phân vùng thích nghi cho loài Voọc thân đen má trắng Nhìn trên bản đồ ta thấy:
Ở đây hình thành một bản đồ phân vùng thích nghi cho loài Voọc như sau : xã Thần sa và xã Thượng Nung là hai xã thích nghi nhất cho loài . Bên cạnh đó xã Nghinh Tường là môi trường thích nghi thứ 2 và Vũ Chấn là thích nghi thứ 3 .
Tuy nhiên theo như bản đồ thể hiện sự di chuyển thì trên địa bàn xã Thần Sa đàn Voọc đã phải di chuyển từ xóm Bản Trung đến Mỏ Thượng ,
trên địa bàn xã Thượng Nung thì di chuyển từ Xóm An Thành đến Lũng Chó để tìm cho mình môi trường sống tốt hơn .
Nhưng thực trạng qua bản đồ ta thấy rằng ở Thần Sa và Thượng Nung hoạt động của con người ảnh hưởng đến sự suy giảm số lượng loài còn diễn ra khá phổ biến
Nhìn vào bản đồ phân vùng thích nghi ta thấy xã Nghinh Tường và Vũ Chấn là hai xã rất tiềm năng cho loài có sinh sống và phát triển . Ở đây có ít tác động của con người hơn và cũng có một số thức ăn cho loài có thể sinh sống và phát triển . Chúng ta nên áp dụng các phương pháp bảo tồn để có thể phát triển thêm sinh cảnh sống trên hai xã này cho loài Voọc thân đen má trắng .