Cấu trúc nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

4. Đóng góp của luận văn

2.4. Cấu trúc nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, có thể thiết kế bước đi và các giải pháp xử lý các chương, phần trong luận văn.

Cụ thể:

Chương 1 trình bày những vấn đề về tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài, những vấn đề lý luận về các phạm trù về nguồn vốn ODA, công tác quản lý nhà nước đối với vốn ODA, làm rõ vấn đề về chủ thể nghiên cứu, khách thể nghiên cứu để định hướng trong việc thu thập số liệu, tài liệu nghiên cứu. Từ đó, nêu lên sự cần thiết, mục đích, nội dung, biện pháp và những yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước đối với vốn ODA tại thành phố Hà Nội.

Chương 2 trình bày cách thức, biện pháp, phương pháp tiến hành nghiên cứu đề tài, bao gồm:

37

+ Trình bày cách tiếp cận nghiên cứu đề tài, nêu rõ sử dụng những cách tiếp cận nào, lý do vì sao sử dụng các cách tiếp cận đó;

+ Trình bày phương pháp thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông qua các phương pháp tiếp cận trên, đề tài chỉ ra những phương pháp thu thập số liệu phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu đề tài.

Hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau;

+ Trình bày phương pháp phân tích số liệu, tài liệu thu được. Đây là những khâu cơ bản để đề tài thể hiện đƣợc những nội dung cần có, đảm bảo thu được những kết quả nghiên cứu có giá trị cao. Việc đề ra phương pháp nghiên cứu đề tài sẽ làm định hướng triển khai cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

Chương 3 tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước về vốn ODA tại thành phố Hà Nội. Trong đó, nêu khái quát về tình hình thành phố Hà Nội và công tác quản lý nhà nước đối với vốn ODA tại Hà Nội; nêu những mục tiêu, nội dung và biện pháp quản lý nhà nước đối với vốn ODA tại Hà Nội hiện nay, từ đó, phân tích kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân. Các nội dung này là sự triển khai, cụ thể hóa các phương pháp nghiên cứu đã đề cập từ Chương 2.

Chương 4 đưa ra những đánh giá về những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến công tác quản lý nhà nước đối với việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội. Kết hợp với phân tích về quan điểm, định hướng đối với công tác quản lý nhà nước đối với việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vốn ODA tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

38

3 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1 Khái quát chung về kinh tế - xã hội của TP Hà Nội

Trong thời gian qua, kinh tế xã hội Thủ đô đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Tăng trưởng trung bình GRDP giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 9,23%/năm, trong đó, dịch vụ 9,97%, công nghiệp – xây dựng 9%, nông nghiệp 2,4%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm; lao động nông nghiệp giảm, lao động các ngành phi nông nghiệp tăng lên.

Với những thành tựu quan trọng trên là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của nhân dân Thủ đô và chính quyền các cấp, sự chỉ đạo của Nhà nước, sự hợp tác của các địa phương và của bạn bè quốc tế, trong đó có sự đóng góp của các nhà tài trợ dành cho Thành phố Hà Nội thông qua các chương trình, dự án hợp tác phát triển (ODA). Ngoài việc bản thân ODA là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển, nó còn có tác dụng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI và mọi thành phần kinh tế khác, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng thực tế bối cảnh trong nước và quốc tế trong những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và Thành phố Hà Nội.

Cùng với khó khăn chung của cả nước, dự báo kinh tế của Thủ đô có thể hồi phục nhƣng chậm và còn nhiều khó khăn; việc thu ngân sách và nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển khó cân đối đƣợc với nhu cầu thực hiện các dự án theo kế hoạch.

39

Với điều kiện nhƣ vậy, việc huy động nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay ƣu đãi khác của các nhà tài trợ càng có ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ và đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 của Thành phố Hà Nội.

Việc tăng cường quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Thành phố Hà Nội là một trong những mục tiêu quan trọng cần phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay của thành phố. Để đạt đƣợc mục tiêu tăng thu hút các nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc chỉ đạo trong các Quy hoạch, Chương trình, Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các sở, ban, ngành của Hà Nội. Đây đƣợc coi là một căn cứ để thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay ƣu đãi khác của các nhà tài trợ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)