4. Đóng góp của luận văn
4.2 Một số gợi ý về các giải pháp nhằm tăng cường QLNN với vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.2.1 Giải pháp chung
Xây dựng các nguyên tắc lựa chọn dự án ƣu tiên sử dụng vốn ODA, tránh đầu tƣ dàn trải, phân tán không hiệu quả, không đúng thời gian quy định và kiên quyết từ chối các khoản ODA vay xét thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp do bị chi phối bởi các yếu tố ràng buộc.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA theo hướng giảm bớt những bất cập hiện tại nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án, đồng thời đảm bảo phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và hài hòa với thủ tục của các nhà tài trợ.
Nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của chủ đầu tƣ, thực hiện tốt các khâu của quy trình dự án lựa chọn, lập văn kiện dự án, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện hợp đồng mua sắm, xây lắp, tƣ vấn..., khả năng trả nợ, tính bền vững trong quá trình phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sử dụng vốn. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, chống tình trạng bố trí sử dụng vốn dàn trải, xác định rõ
66
ngay từ đầu những dự án phải vay lại và trả nợ cho Chính phủ với những dự án đƣợc ngân sách cấp để làm cơ sở xây dựng dự án.
Kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các ban quan lý dự án (PMU) theo hướng phân định rõ chức năng quản lý của bộ ngành chủ quản với chức năng tổ chức thực hiện dự án (nhất là khâu thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt, theo dõi và giám sát); hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khép kín các khâu trong quy trình thực hiện đầu tƣ ở một bộ, ngành, địa phương vì tình trạng này dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực; gắn trách nhiệm của chủ đầu tư và người đứng đầu cơ quan quản lý trong việc thực hiện dự án và có chế tài đủ mạnh để xử lý.
Quản lý chặt chẽ tài sản mua sắm phục vụ hoạt động dự án. Chẳng hạn về tiêu chuẩn định mức mua sắm ô tô phục vụ cho các dự án có thể không dùng vốn vay nước ngoài như hiện nay và sử dụng luân chuyển cho nhiều dự án cho đến khi từng chiếc xe hết giá trị sử dụng.
Nâng cao trình độ, năng lực của cơ quan và cán bộ thẩm định dự án ở các bộ ngành, địa phương đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật và ngoại ngữ cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý.
Tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của bộ chủ quản, các bộ có chức năng quản lý và các cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với việc thực hiện dự án và đối với hoạt động quản lý của chủ đầu tƣ, các PMU.
4.2.2 Giải pháp để năng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới
Cần có chiến lƣợc thu hút và sử dụng ODA cụ thể nhƣ sau:
67
+ Chủ động trong thu hút và sử dụng vốn ODA phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chiến lƣợc thu hút và sử dụng ODA cần đƣợc phối hợp thống nhất với chiến lược thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ Tạo sự quan tâm và ủng hộc của cộng đồng các nhà tài trợ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong thu hút ODA, nhƣng cần đặc biệt chú trọng tới các đối tác chủ yếu.
Xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm quy hoạch ODA.
Hoàn thiện môi trường pháp lý, cải tiến nâng cao hệ thống giám sát, đánh giá.
Tăng cường năng lực quản lý vốn ODA cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:
+ Các nhà tài trợ cần dành ưu tiên cao cho công tác tăng cường năng lực quản lý vốn ODA của Chính phủ Việt Nam, đồng thời hợp tác trong việc tiêu chuẩn hóa các chính sách, hợp đồng và mua sắm.
+ Nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để đảm bảo quản lý có hiệu quả các chương trình, dự án quốc gia trong từng ngành hoặc lĩnh vực.
Cải tiến chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA cụ thể sau:
+ Chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn ODA.
+ Lựa chọn các dự án phù hợp với chiến lƣợc phát triển, các dự án cần gắn với quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng lãnh thổ.
68
+ Tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA cũng có nghĩa là công tác: chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án cần đƣợc tổ chức chặt chẽ và chất lƣợng cao hơn.
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ODA.
4.2.3 Ngoài các giải pháp chung trên, Hà Nội cũng cần có những giải pháp cho riêng mình:
Cần rà soát kế hoạch đầu tƣ trung hạn và kế hoạch đầu tƣ dài hạn để xác định đƣợc những ngành, lĩnh vực, dự án cần đầu tƣ nhằm tránh đầu tƣ không hiệu quả hoặc đầu tư dàn trải dẫn đến ngân sách không đủ cân đối ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.
Việc quản lý và sử dụng vốn ODA cần phải có các đơn vị quản lý có hiệu quả nguồn vốn mang lại lợi ích cho xã hội cho nên cần thành lập các Ban quản lý chuyên ngành, khu vực.
Kêu gọi và thực hiện chính sách cho tƣ nhân đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn vay ODA dưới hình thức kiểm soát và cho vay lại với tỷ lệ 70-30 hoặc 80-20 nhằm thúc đẩy và phát triển thành phần kinh tế tƣ nhân với mục đích chia sẻ lợi nhuận hoặc rủi ro với các thành phần kinh tế.
Áp dụng cơ chế thanh toán phương án bồi thường không phụ thuộc kế hoạch vốn giao cho từng dự án. Hiện nay, hầu hết các dự án trên toàn thành phố đều triển khai rất hiệu quả nhờ vào yếu tố mặt bằng đƣợc giải phóng tốt là nhờ thực hiện cơ chế thanh toán tiền bồi thường, đền bù phương án của dự án không phụ thuộc vào kế hoạch vốn giao cho dự án.
Công tác GPMB cần giao quyền và trách nhiệm cho cơ quan chuyên trách của tỉnh hoặc thành phố thực hiện.
69