Tổng quan về vốn ODA trên địa bàn TP HN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 49 - 59)

4. Đóng góp của luận văn

3.2 Tổng quan về vốn ODA trên địa bàn TP HN

3.2.1 Những số liệu tổng quan về nguồn vốn ODA tại thành phố Hà Nội:

Kể từ khi các nhà tài trợ nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1993, Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng luôn nhận đƣợc sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các tổ chức quốc tế, của nhân dân và Chính phủ các nước phát triển. Nhật Bản là quốc gia có số dự án ODA nhiều nhất và là nhà tài trợ có quy mô vốn lớn nhất cho thành phố Hà Nội với tổng số tiền cam kết khoảng 2.384,76 triệu USD dành cho thành phố Hà Nội, chiếm 58% tổng vốn ODA của Hà Nội, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nước và môi trường.

40

Tiếp sau Nhật Bản là Pháp với khoảng 621,57 triệu USD (15%), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với khoảng 419,4 triệu USD (10%), Ngân hàng Thế giới (WB) khoảng 232,23 triệu USD (6%) và các nhà tài trợ song phương, đa phương khác (như Phần Lan, Bỉ, Hàn Quốc, EIB, ,..) 553,99 triệu USD (11%).

Nhật, 58%

Khác, 11% ADB, 10%

WB, 6%

Pháp, 15%

Biểu đồ 1: Giá trị vốn ODA phân theo nhà tài trợ(nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội)

Tính từ 1993 đến nay, thành phố Hà Nội đã thu hút và triển khai 78 dự án ODA với giá trị tài trợ là 4.116,95 triệu USD, trong đó hết năm 2012 đã hoàn thành 62 dự án với giá trị tài trợ là 620,67 triệu USD; còn lại 16 dự án đang tiếp tục triển khai ở các mức độ khác nhau với giá trị tài trợ khoảng 3.496,28 triệu USD.

Trong số các dự án ODA đƣợc tài trợ cho thành phố Hà Nội trong thời gian qua lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông đô thị chiếm tỉ trọng lớn nhất 57,14% với giá trị vốn ODA là 2.352,47 triệu USD, tiếp theo là lĩnh vực cấp nước - thoát nước với giá trị vốn ODA là 1.642,33 triệu USD, còn lại là các dự án trong lĩnh vực môi trường, y tế giáo dục và đào tạo... với giá trị vốn ODA là 122,16 triệu USD.

41

Hạ tầng GTĐT, 57.14%

Cấp thoát nước, 39.89%

YT-VH-GD, 0.50%

Khác, 1.97% Môi trường, 0.50%

Biểu đồ 2: Giá trị vốn ODA phân theo lĩnh vực tài trợ (nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội)

Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn thành phố Hà Nội thu hút đƣợc nhiều vốn ODA nhất, giá trị vốn ODA ký kết giai đoạn này là 2.420,21 triệu USD, chiếm trên 58,78% tổng số vốn ODA ký kết trong thời kỳ 1993 - 2013.

Trong đó, một số dự án lớn đang triển khai như: Thoát nước nhằm cải thiện môi trường thành phố Hà Nội - dự án 2 (JICA) với tổng mức đầu tư khoảng 9.013 tỷ đồng; xây dựng Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (Pháp, AFD, ADB, EIB): Khoảng 12,5km với tổng mức đầu tư đã điều chỉnh trên 32.000 tỷ đồng; xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hƣng Đạo (JICA): Khoảng 11,5 km với tổng mức đầu tư đang trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng đến trên 51.000 tỷ đồng,... Các dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào các năm từ 2015 đến 2017, 2018.

42

Đơn vị: Triệu USD

22.1

2404.6

1008.6

15.5 4.5 51.8 19.1

8.1 486.5

15.9 0

500 1000 1500 2000 2500 3000

1993-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013 Viện trợ KHL

Vốn vay

Biểu đồ 3: Giá trị vốn ODA ký kết phân theo loại hình vốn (nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội)

Để tiếp nhận và triển khai nguồn tài trợ ODA nói trên từ năm 1993 đến nay thành phố Hà Nội đã bố trí một khoản vốn đối ứng lên tới trên 1.755 triệu USD (khoảng trên 36.800 tỷ đồng).

Các dự án ODA giải ngân trong nhiều năm, giá trị tài trợ chỉ tính một lần tại thời điểm ký kết Hiệp định. Giải ngân các năm từ 2001 - 2005 chủ yếu là các dự án đã ký kết từ giai đoạn 1996 - 2000. Mức độ giải ngân những năm đầu Hiệp định thường thấp do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục thẩm định, trình phê duyệt dự án... Trong các giai đoạn sau mức độ giải ngân thường cao hơn (khi đã triển khai các khối lượng xây lắp, thiết bị...).

Do vậy, những số liệu về giải ngân tương đối thấp so với giá trị ký kết.

Biểu đồ dưới đây cho thấy mức độ giải ngân giai đoạn 2.006 - 2010 là 225 triệu USD (1,13% so với ký kết) và 2011 - 2013 là 12,3 triệu USD (9,3% so với ký kết). Ngoài nguyên nhân tiến độ triển khai các dự án bị chậm còn một

43

nguyên nhân chính khác là trong giai đoạn này giá trị ký kết vốn ODA tăng đột biến do một số dự án có quy mô lớn, phức tạp (nhƣ Dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà nội - dự án 2, xây dựng hệ thống Xử lý nước thải Yên Xá,...) được ký kết. Hầu hết các dự án ODA lớn đều có tiến độ triển khai trong giai đoạn dài (thường 7 -10 năm) và trong giai đoạn đầu chủ yếu là công tác chuẩn bị đầu tƣ, chuẩn bị thực hiện dự án sử dụng vốn trong nước là chủ yếu và một phần cho công tác tư vấn chung sử dụng vốn ODA. Trong những năm tiếp theo dự kiến những số liệu về giải ngân vốn ODA sẽ tăng do dự án bước vào giai đoạn triển khai công tác xây lắp, thiết bị,... sử dụng vốn ODA và công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ của Thành phố đang dần đƣợc cải thiện đáng kể.

Đơn vị: Triệu USD

505.7

30.2

2420.2

1093.1

23

225 67.8 12.3

416 67.8

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

1993-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013 Vốn ODA theo Hiệp định

Vốn ODA giải ngân

Biểu đồ 4: Giá trị vốn ODA ký kết và giải ngân (nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội)

44

3.2.2 Đóng góp của các dự án ODA trong quá trình phát triển của thành phố Hà Nội

Hầu hết các dự án ODA lớn đƣợc đầu tƣ cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng và ít có khả năng sinh lời trực tiếp nhƣ: Hệ thống giao thông đô thị, môi trường, cấp nước, thoát nước... nhưng đã có đóng góp đáng kể cho việc tăng trưởng GDP của Thủ đô, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

quan hệ hợp tác phát triển giữa thành phố Hà Nội và các nhà tài trợ tiếp tục được tăng cường và củng cố.

3.2.2.1 Về cấp nước:

Đây là lĩnh vực được đầu tư sớm nhất, đó là các dự án: Cấp nước Phần Lan - ODA Phần Lan (từ năm 1985-1990), Cấp nước Gia Lâm (1993-1997) - ODA Nhật Bản, Cấp nước 1A (1999 - 2004) - vay tín dụng WB, Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì - vốn vay ODA của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), đã góp phần nâng công suất từ 200.000m3/ngày lên trên 500.000 m3/ngày đêm (năm 2005) và đưa tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đạt trung bình khoảng 120 - 130 lít/người/ngày, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống còn dưới 35%.

3.2.2.2 Về thoát nước:

Dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1996-2005) - vốn vay ODA của Nhật Bản đƣợc triển khai thực hiện đã góp phần hạn chế tình trạng úng ngập khu vực nội thành từ mùa mưa năm 2000 (với vũ lượng dưới 172mm/2 ngày). Qua đó, hệ thống các trạm bơm, hệ thống kênh mương, hồ điều hòa đƣợc xây dựng và nâng cấp cải tạo góp phần giảm đáng kể tình trạng úng ngập và cải thiện môi trường đô thị. Hiện nay dự án Thoát nước Hà Nội giai

45

đoạn II - cũng sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản đang tiếp tục đƣợc triển khai và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.

3.2.2.3 Về hạ tầng đô thị:

Các dự án: Đèn tín hiệu giao thông thành phố Hà Nội (1995 - 1999) - ODA Pháp tài trợ đã góp phần giảm ùn tắc giao thông bằng hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông qua một trung tâm điều khiển điện tử tự động đặt tại 40B Hàng Bài với 106 nút giao thông; tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội (1999 - 6/2005) - vốn vay WB đƣợc thực hiện nhăm cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ và lập lại việc quản lý trật tự giao thông của Thủ đô, góp phần giảm ách tắc giao thông; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I (1999 - 2010) - vốn vay JICA, tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển giao thông công cộng, từng bước giải quyết ách tắc giao thông tại các nút giao thông trọng điểm của Thành phố (Ngã Tƣ Vọng, Ngã Tư Sở, Kim Liên, ...) và an toàn cho người đi bộ thông qua xây dựng các cầu vƣợt bộ hành, tạo quỹ nhà, khu đô thị cho di dân giải phóng mặt bằng, cải thiện bộ mặt đô thị; phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì Hà Nội (1999 - 2008) - vốn vay JICA đã xây dựng đƣợc cơ sở hạ tầng kỹ thuật đi trước một bước tạo điều kiện phát triển một khu đô thị mới tại Bắc Thăng Long - Vân Trì đồng bộ và thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp ở phía Bắc sông Hồng.

3.2.2.4 Về môi trường đô thị:

Hiện tượng rác thải sinh hoạt ùn tắc lưu cữu đã giảm đáng kể, môi trường ngày càng được cải thiện và ý thức của người dân trong công tác vệ sinh môi trường được nâng cao thông qua việc tiếp cận chương trình 3R (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế) của JICA, cũng nhƣ tiếp nhận các trang thiết bị vận chuyển, xử lý rác thải của các Nhà tài trợ Nhật Bản, Đức.

46

Ngoài ra các dự án khác về lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục... cũng góp phần giải quyết một phần những khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ người dân Thủ đô.

3.2.2.5 Về năng lực quản lý:

Thông qua các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA năng lực của các cơ quan quản lý đã được tăng cường, nhiều lớp cán bộ nghiên cứu và quản lý đã được đào tạo, học tập góp phần nâng cao kiến thức có hệ thống ở nước ngoài trong việc quản lý, điều hành các dự án đầu tƣ ...

3.2.3 Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án ODA tại thành phố Hà Nội

Bên cạnh những tác động tích cực của ODA đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô nhƣ đã nêu trên, việc sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này.

3.2.3.1 Tiến độ thực hiện các dự án ODA chậm

Hầu hết các dự án ODA đều thực hiện chậm so với tiến độ đề ra. Thời gian chuẩn bị dự án, bao gồm khâu lập danh mục yêu cầu tài trợ đến khi dự án được ký kết với nhà tài trợ thường kéo dài, bình quân 2-3 năm, nhiều trường hợp đến 4-5 năm. Các nguyên nhân bao gồm:

- Do tính phức tạp và ảnh hưởng của tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, tình hình biến động giá cả thị trường tại một số thời điểm phức tạp.

Hầu hết các dự án ODA trọng điểm có khối lƣợng giải phóng mặt bằng lớn, trải dài trên nhiều địa bàn dân cư phức tạp, nên quá trình điều tra, lập phương án mất nhiều thời gian, trong khi các chế độ chính sách, quy trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi làm gián đoạn và kéo dài thời

47

gian bàn giao mặt bằng so với dự kiến, việc này đã ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng, cũng nhƣ làm phát sinh tăng kinh phí giải phóng mặt bằng so với dự kiến ban đầu đã làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

- Năng lực của một số Ban quản lý dự án (BQLDA) còn hạn chế, việc tổ chức thực hiện dự án còn thiếu tính chuyên nghiệp; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai dự án còn chƣa kịp thời và hiệu quả,

- Một số dự án trong lĩnh vực hạ tầng đô thị nhƣ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị có quy mô lớn, lần đầu tiến triển khai thực hiện ở Việt Nam nói riêng và Hà Nội nói chung nên trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường sắt đô thị, các hướng dẫn liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ các chủ sở hữu công trình trên mặt đất khi có công trình ngầm xây dựng đi qua đều chƣa được các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, ban hành.

- Khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA mặc dù đã đƣợc cải thiện đáng kể trong thời gian qua, nhƣng vẫn chƣa nắm bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của bối cảnh viện trợ quốc tế hiện nay và đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Một số dự án phải điều chỉnh, khớp nối cho phù hợp cũng nhƣ để tránh trùng lắp với các dự án khác đang triển khai trên cùng địa bàn sau khi mở rộng địa giới hành chính của thành phố Hà Nội.

- Thời gian hoàn tất các thủ tục theo quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ xây dựng nhƣ: Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, đấu thầu,... để triển khai dự án kéo dài làm phát sinh tăng các chi phí, đặc biệt là tăng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và phải làm các thủ tục điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ dự án; quỹ nhà tái định cƣ ở một số dự án còn chƣa đáp ứng kịp thời.

48

- Sự chỉ đạo của các cấp chƣa quyết liệt và linh hoạt, trong khi việc triển khai một dự án ODA đòi hỏi sự tuân thủ quy định của cả Việt Nam và Nhà tài trợ, đặc biệt trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, đấu thầu,... của WB, ADB có quy định riêng. Do vậy, trong xử lý công việc, tình huống cần hài hòa các thủ tục để tránh tình trạng phải xin ý kiến của nhiều ngành, nhiều cấp và nhà tài trợ làm kéo dài thời gian dự án và làm phát sinh chi phí.

3.2.3.2 Tỷ lệ giải ngân các dự án ODA tương đối thấp

Theo đánh giá của các nhà tài trợ, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới, mức độ giải ngân vốn ODA của thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là thấp so với mức bình quân của khu vực và quốc tế. Mặc dù mức độ giải ngân vốn ODA đã có những cải thiện nhất định trong những năm gần đây, song nhìn chung, công tác giải ngân các dự án ODA của thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua còn chƣa đạt đƣợc yêu cầu, tỉ lệ giải ngân trung bình chỉ đạt khoảng 20% so với tổng mức vốn ODA đã cam kết và ký kết theo Hiệp định.

Một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị có tiến độ thực hiện rất chậm, đặc biệt là các dự án: Phát triển giao thông đô thị Hà Nội đƣợc phê duyệt từ tháng 5/2007, Hiệp định vốn vay ODA có hiệu lực từ tháng 4/2008, đến nay đã triển khai đƣợc hơn 04 năm/05năm (thời gian kết thúc giải ngân theo Hiệp định là 31/12/2013) nhƣng mới giải ngân vốn ODA đƣợc khoảng 37,3 triệu USD/155 triệu USD (đạt khoảng 24%) hiện dự án đã đƣợc xem xét gia hạn hiệp định thêm 18 tháng đến tháng 6/2015; Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội:

Tính từ thời điểm phê duyệt dự án lần đầu vào tháng 4/2009 đến nay đã hơn 3

49

năm (dự kiến hoàn thành năm 2016) mới giải ngân vốn ODA đƣợc khoảng 25,6 triệu Euro/653 triệu Euro theo các Hiệp định đã ký kết (đạt 4%).

3.2.3.3 Phát sinh chi phí

Một vấn đề rất phổ biến đối với các dự án ODA là phát sinh chi phí.

Do thời gian thực hiện dự án kéo dài, giá cả thường xuyên biến động tăng ngoài dự kiến, hơn nữa một số nguyên tắc cách áp dụng đơn giá định mức giữa quy định của phía Việt Nam và Nhà tài trợ chƣa thống nhất nên thường xuyên dẫn đến tình trạng làm phát sinh chi phí thực hiện dự án.

Chất lượng đề cương chi tiết, văn kiện dự án ODA chưa tốt, chưa sát với thực tế, do vậy khi triển khai thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, do đó cũng làm phát sinh chi phí đáng kể.

Việc đề xuất và lựa chọn các dự án sử dụng ODA chƣa thực sự có căn cứ vững chắc. Một số dự án xuất phát từ các ý tưởng hoặc đề xuất của nhà tài trợ mà chƣa hoàn toàn phù hợp với thực tế. Điều này đôi khi làm cho dự án vừa ký kết xong đã lạc hậu bởi tác động của biến động về giá cả, chi phí giải phóng mặt bằng,...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)