4. Đóng góp của luận văn
4.1 Quản lý nhà nước đối với vốn ODA trên địa bàn Thành phố Hà Nội bối cảnh mới
4.1.1 Yêu cầu phát triển Thành phố Hà Nội
4.1.1.1 Một số nét về kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
Năm năm qua, kinh tế Thủ đô tiếp tục có bước phát triển vững chắc.
Tổng sản phẩm trên địa bàn có mức tăng trưởng khá, bình quân 5 năm 2011- 2015 dự kiến tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô GRDP năm 2015 theo giá hiện hành đạt khoảng 27,6 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 3.600 USD, gấp 1,8 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Lạm phát đƣợc kiểm soát, chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm nhanh từ 17,1% năm 2011 xuống còn khoảng 6,3% vào năm 2015.
Ngành dịch vụ tiếp tục có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung, giá trị gia tăng bình quân 5 năm dự kiến tăng 9,97%; kim ngạch xuất khẩu tăng 8,1%; kim ngạch nhập khẩu tăng 3,7%. Các ngành dịch vụ chất lượng cao và trình độ cao có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả ngành. Du lịch đƣợc đẩy mạnh phát triển, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung.
Ngành công nghiệp - xây dựng lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị gia tăng bình quân 5 năm tăng 9%. Bước đầu hình thành một số khu công nghệ cao hoạt động hiệu quả; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn mức tăng chung, công nghiệp điện tử, công nghệ
59
thông tin ngày càng phát triển mạnh; các khu, cụm công nghiệp đóng góp quan trọng vào phát triển công nghiệp của Thành phố, công nghiệp hỗ trợ được đẩy mạnh. Các làng nghề, phố nghề truyền thống từng bước được củng cố, tích cực xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhiều sản phẩm làng nghề được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Sản xuất nông nghiệp đƣợc tập trung chỉ đạo và đạt kết quả tiến bộ, giá trị gia tăng bình quân tăng 2,4%/năm, cao hơn so chỉ tiêu đặt ra, giá trị sản xuất đạt 231 triệu đồng/ha đất canh tác, tăng 1,24 lần so với năm 2010. Nông nghiệp được phát triển theo hướng sinh thái, từng bước ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp và thủy sản. Hình thành và mở rộng một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao; xuất hiện nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, hoa, cây ăn quả chất lƣợng cao, giá trị sản xuất lớn.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện;
các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 43,6%; kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng khoảng 38,9%; kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 16,5%. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đƣợc phê duyệt.
Huy động và phát huy có hiệu quả các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung cho đầu tƣ phát triển, mở rộng liên kết, hợp tác phát triển kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Huy động vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn 5 năm trên 1.400 nghìn tỷ đồng, đạt kế hoạch và gấp gần 2 lần giai đoạn 2006-2010. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút đƣợc gần 1.080 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 2,9 tỷ USD. Thực
60
hiện chủ trương xã hội hóa đạt kết quả tích cực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, y tế.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt và vượt dự toán: 5 năm 2011- 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn ƣớc đạt 714,5 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 7,1%/năm. Chi ngân sách địa phương trên 273 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 7,7%/năm, cơ bản đảm bảo cân đối chi thường xuyên và tập trung cho đầu tƣ phát triển.
Năm 2015, kinh tế Thế giới dự báo sẽ có sự phục hồi, tuy nhiên vẫn còn yếu tố rủi ro, chƣa nhanh và vững chắc. Năm 2015 đƣợc xác định là
“Năm kỷ cương trật tự và văn minh đô thị”. Hà Nội có những cơ hội, đó là:
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/BCT về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020; Chính phủ thông qua Chiến lƣợc, các Quy hoạch phát triển của Thành phố; Luật Thủ đô và các cơ chế, chính sách cụ thể hóa Luật đã có hiệu lực, tạo điều kiện cho Thành phố huy động các nguồn lực đẩy mạnh sự phát triển, trong đó có nguồn vốn ODA.
4.1.1.2 Quan điểm và định hướng
Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, theo đó chính sách, quy mô và điều kiện cung cấp ODA cho Việt Nam của các nhà nhà tài trợ sẽ thay đổi, theo đó nguồn vốn ODA ƣu đãi giảm dần, đồng thời vốn vay ODA kém ƣu đãi sẽ tăng hơn. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển KTXH của thành phố Hà Nội bị thiếu hụt trầm trọng. Do vậy, Hà nội đang thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế với xu hướng mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó một trong những phương thức huy động vốn quan trọng là thu hút ODA cho phát triển kinh tế.
61
4.1.1.3 Những thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển
Thay đổi về chính sách viện trợ:
Theo tập quán viện trợ phát triển quốc tế, viện trợ với những điều kiện ưu đãi dành cho các nước nghèo, chậm phát triển thu nhập thấp. Tính chất ưu đãi của ODA thể hiện ở viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi. Trước kia khi Việt Nam là nước thu nhập thấp, chúng ta đã được hưởng những ưu đãi của ODA trong thời kỳ 1993 - 2010. Do vậy, sự thay đổi đầu tiên của chính sách viện trợ của các nhà tài trợ đối với Việt Nam dễ nhận thấy là quy mô vốn ODA ƣu đãi, bao gồm viện trợ không hoàn lại và vay ƣu đãi giảm dần.
Thay đổi về cơ cấu nguồn viện trợ:
Một số nhà tài trợ điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam theo hướng giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay ƣu đãi, mở các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ƣu đãi hơn với lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ ngắn hơn.
Thay đổi về phương thức hợp tác phát triển:
Một số nhà tài trợ song phương chuyển đổi hình thức quan hệ hợp tác phát triển chính thức với Chính phủ Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác của hai bên (ví dụ: Quan hệ giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội,...). Một số nhà tài trợ có thể chấm dứt chương trình cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam.
4.1.2 Những cơ hội thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đối với quản lý vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.1.2.1 Những cơ hội và điểm mạnh của thành phố Hà Nội
Kinh tế Việt Nam đang phục hồi tích cực và có chiều hướng phát triển tốt sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam đã
62
ra khỏi nhóm các nước kém phát triển thu nhập thấp. bước vào nhóm các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, tạo ra nhiều tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới.
Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Chính trị, xã hội ổn định, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được củng cố và nâng cao. Việt Nam đã tạo đƣợc niềm tin và sự tin cậy của cộng đồng các nhà tài trợ. Sự thẳng thắn trong đối thoại, sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của các cơ quan quản lý nhà nước về vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn vay ƣu đãi.
Thành quả của công cuộc đổi mới đã tạo tiền đề cho Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, những bài học kinh nghiệm của việc vận hành kinh tế thị trường để hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nước, các quyết sách của thủ đô trong việc xác định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tƣ hấp dẫn cho các doanh nghiệp vào đầu tƣ. Mặt khác, nguồn lực nội tại của Thủ đô về vốn đầu tƣ, nhân lực có trình độ cao, cũng như khả năng khai thác nguồn lực từ các địa phương khác và từ nước ngoài tăng lên rất nhiều so với thời kỳ trước đổi mới.
Bối cảnh quốc tế cơ bản là thuận lợi cho Hà Nội phát triển với việc chủ động tiếp nhận, có giải pháp phù hợp và hữu hiệu trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Trên thế giới, hòa bình và hợp tác cùng phát triển đang là xu thế chủ đạo của các quốc gia có mối quan hệ hợp tác với nhau. Toàn cầu hóa đang tạo ra các mối quan hệ hợp tác quốc tế có xu hướng đa dạng hơn, dân chủ hơn, các định chế quốc tế đang được cấu trúc lại theo hướng tiến bộ, cùng có lợi và không can thiệp vào nội bộ của nhau, cùng hội nhập vào kinh tế toàn cầu, hợp tác khu vực mà các nước ASEAN đang hướng tới hoạt động cộng đồng.
63
Việc điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại và cấu trúc lại nền kinh tế của các nước sau khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của nước ta cũng như của Thủ đô. Thông qua các định chế đa phương và khu vực, Việt Nam, mà cụ thể là Hà Nội cần lựa chọn các đối tác tin cậy, tạo đƣợc thế và lực trong quan hệ quốc tế, hạn chế đƣợc tình trạng lệ thuộc vào một số nước lớn. Là nước công nghiệp hóa muộn, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có điều kiện chọn lọc, tiếp thu những kinh nghiệm của nước đi trước, có thể tránh được những sai lầm mà các nước đi trước đã mắc phải. Hà Nội và các thành phố lớn có cơ hội nhiều hơn các địa phương khác trong việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến, công nghệ mới của thế giới. Việc nắm chắc và áp dụng khoa học, công nghệ sẽ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, tổ chức lao động và tập quán tiêu dùng của con người. Có chính sách khuyến khích thích hợp việc chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn.
Kinh tế Thành phố Hà Nội duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng tăng cao. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp thành phố đến cấp địa phương tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động nhằm nâng cao hiệu quả của công việc.
4.1.2.2 Những thách thức và điểm yếu của thành phố Hà Nội.
Môi trường quốc tế đang biến động phức tạp, khó lường, các tranh chấp quốc tế và khu vực, xung đột cục bộ, khủng bố quốc tế, mẫu thuẫn sắc tộc, tôn giáo có xu hướng gia tăng, gây bất ổn ở nhiều quốc gia.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang làm cho nền kinh tế toàn cầu và của các nước lâm vào cảnh suy thoái, hiện đang phục hồi nhưng còn tiềm
64
ẩn nhiều bất ổn, các nước đang phát triển vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn.
Các vấn đề mang tính toàn cầu như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiếu thốn năng lượng, nghèo đói, khủng hoảng lương thực,...
sẽ trở nên gay gắt hơn và tác động mạnh đến các nước đang phát triển.
Sau gần 25 năm đổi mới, kinh tế Thủ đô vẫn ở trình độ thấp, thiếu bền vững. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp còn kém, dễ bị tổn thương khi có những biến động trên thị trường quốc tế.
Từ khi Hà Nội đƣợc mở rộng, khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa Hà Nội (chƣa mở rộng) và Hà Nội (sau khi đã mở rộng) chênh lệch khá lớn.
Trình độ phát triển của kinh tế thủ đô nước ta chưa theo kịp thủ đô nhiều nước trong khu vực. Nhiều vấn đề bức xúc dân sinh chưa được giải quyết thỏa đáng dẫn đến phát sinh khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Là Thủ đô của một nước nên những yếu kém của đất nước cũng tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân thủ đô.
Bên cạnh đó, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, cho nên xu thế nguồn vốn ODA giảm dần và vốn vay kém ƣu đãi tăng lên là thay đổi chính trong chính sách viện trợ. Tuy nhiên, sự gia tăng quy mô vốn vay kém ƣu đãi tùy thuộc vào năng lực hấp thụ nguồn vốn này của phía Việt Nam.
Đây là một thách thức đòi hỏi các cơ quan thụ hưởng Việt Nam phải tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ tình hình thực hiện dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
ODA viện trợ không hoàn lại giảm dần. Để bù đắp cho sự sụt giảm viện trợ không hoàn lại cần thiết phải có chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư theo hướng xã hội hóa, nhất là có chính sách thỏa đáng thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, huy động sự tham gia và đóng góp
65
của các tổ chức xã hội nhân dân và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước cho sự phát triển y tế, giáo dục và đào tạo.
Theo các điều kiện của vốn vay kém ƣu đãi thì đây là nguồn vốn vay đắt và khó sử dụng so với vốn vay ƣu đãi. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này đòi hỏi người thụ hưởng phải có trình độ và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này.