Quy trình sản xuất và các chi phí liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà giai đoạn 2011-2015 (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ 1. Lý luận chung về thị trường và vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ

3. Sự cần thiết phải phát triển thị trường cho vải Thanh Hà

1.4. Quy trình sản xuất và các chi phí liên quan

Cây vải vốn là một trong những loại cây ăn quả có chi phí trồng và chăm sóc thấp nhất nhưng lại cho giá trị kinh tế khá cao. Chi phí trung bình một cây vải từ khi trồng đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch quả với một sản lượng và chất lượng đều đặn chỉ ở mức 100.000 đồng/cây. Việc chăm sóc vải cũng không tốn nhiều công sức , theo như nhà anh Trịnh Văn Biển, gia đình có 2 lao động chính nhưng chỉ có anh Biển ở nhà chăm sóc một vườn vải 2 mẫu rưỡi. Việc trồng vải vất nhất là lúc thu hoạch vì vải chỉ chín rộ trong khoảng 15-20 ngày và việc thu hái cũng khá công phu. Tuy nhiên, theo người dân ở đây cho biết do giá vải quá thấp không đủ bù chi phí nên họ thường tự hái thay vì thuê người, nếu không hái được hết thì đành để vải rụng.

Cây vải được trồng mới từ một cây vải giống (nhờ chiết cành) nhằm giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ. Cây vải phát triển phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Cây vải sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 24-29 độ C. Hàng năm, phải có từ 300-350 giờ rét thì cây vải mới có thể ra quả. Một năm có 2 lượt

31

bón phân. Lần thứ nhất, sau khi bẻ vải đến cuối tháng 7 đầu tháng 8 đợi cho ra lộc, nửa tháng sau bắt đầu bón phân, phun thuốc sâu đợt 1, đợt 2 theo định kỳ.

Tùy theo loại giống vải chín sớm hay chín muộn mà cuốc lật gốc để lưu thông khí, kích thích hoa. Cuối tháng 10, đầu tháng 11 thì khoanh gốc, sau đó đến Tết Đại Hàn thì bón phân NPK (30% lượng cả năm). Khoảng tháng 2 Dương lịch sau khi cây ra hoa, rụng quả sinh lý thì bón phân, đến lúc thu hoạch (đầu tháng Năm Âm lịch) chỉ cần phu thuốc trừ sâu. Tuy thời gian và quy trình là như nhau, nhưng độ tuổi của cây vải khác nhau sẽ dẫn đến chi phí khác nhau trong quá trình chăm sóc là khác nhau. Thanh Hà là vùng tập trung những cây vải lâu năm, có số ít cây có độ tuổi dưới 15 năm. Chi phí chăm sóc cho những cây vải này trung bình là 50.000 đồng/cây. Ở Thanh Hà có vườn cây vải tổ của gia đình cụ Hoàng Văn Cơm, nay do ông Hoàng Văn Lượm là cháu 5 đời chăm sóc và trông năm. Cây vải tổ ở đây có độ tuổi là 260 năm, Nhà nước phải cử cán bộ kĩ thuật của phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp về chăm sóc. Khi hỏi người dân ở đây là trồng vải bao nhiêu năm rồi thì mọi người đều trả lời rằng từ bé sinh ra thấy ông cha đã trồng mà có cụ năm nay đã ngoài 70. Những cây vải lâu đời như vậy chi phí chăm sóc có khi lên đến 100.000 đồng/ cây. Tất nhiên, sản lượng của các cây có sự khác nhau rõ rệt được thể hiện trong bảng so sánh dưới đây:

Bảng 2.3: So sánh năng suất cây vải theo độ tuổi

Tuổi cây 4-5 6-7 8-9 10-11 12-13 > 15

Năng suất trung bình (tạ/ha)

56 84 140 168 196 224

Nguồn:

“ Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc vây vải ở độ tuổi đang thu hoạch”

Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tuy nhiên, ngày nay giá trị kinh tế của cây vải không còn được như xưa, người nông dân bỏ vải đi làm thuê, không mặn mà với việc chăm sóc cây vải.

32

Hơn nữa theo như bác Đỗ Văn Thế ở đây cho biết, nếu trồng theo quy trình được khuyến cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năng suất vải rất cao nhưng vải mà thu hoạch được càng nhiều, giá vải càng thấp nên người dân cũng không trồng theo đúng quy trình. Do vậy, năng suất trung bình chỉ vào khoảng 112 tạ/ha, thậm chí có nhà còn chỉ được 28–56 tạ/ha.

1.4.2. Xen canh

Trước đây, người dân Thanh Hà hầu như không xen canh cây trồng gì mà chỉ sống chủ yếu bằng cây vải. Ngày nay thì nhiều hộ gia đình đã trồng thêm quất, ổi, chuối. Đặc biệt tại làng Thúy Lâm, người dân chuyển sang trồng quất vì thấy đây là một loại cây dễ trồng, cho năng suất cao 168 – 196 tạ/ha, có 2 vụ thu hoạch chính, ngoài ra vẫn có thể thu rải rác quanh năm. Giá quất tương đối cao 10.000 – 20.000 đồng/kg. Nguyên nhân chính của việc xen canh là do giá vải thấp, thu nhập từ vải không đảm bảo đời sống cho người nông dân nên người ta dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm hướng đi mới tăng thu nhập cho gia đình.

1.4.3. Giãn vụ

Một đặc điểm của cây vải Thanh Hà là thời gian chín rộ rất ngắn, tập trung chủ yếu vào trong 2 tuần cuối tháng Năm âm lịch, lên gây khó khăn rất lớn trong khâu thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là tiêu thụ. Vì thế người dân ở đây đã tìm cách kéo dài vụ vải. Qua tìm hiểu, người viết đã tổng hợp có 3 cách sau:

- Đẩy sớm thời gian chín của vải

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở rút ngắn quá trình ra hoa của cây vải, bằng cách tăng lượng nước tưới, tăng phân bón… Chi phí cho một hecta khoảng 3 – 5 triệu đồng. Phương pháp này có thể làm cho vải Thiều chín cùng thời gian với vải Lai U, tức là chín sớm nửa tháng. Tuy nhiên, theo đánh giá của người dân, phương pháp này không phù hợp, vì khi thúc vải chín sớm, chất lượng vải thấp hơn so với quả chín đúng vụ. Quả vải chín sớm thường chua và chát hơn, vì vậy, nông dân ở đây không thúc vải chín sớm.

33

Ở Lục Ngạn cũng là một vùng trồng vải nổi tiếng của nước ta, người dân ngoài việc việc bón thúc để vải chín sớm thì người ta còn sử dụng một phương pháp là phun thuốc hồng làm cho quả vải bề ngoài có màu đỏ hồng như vải chín, nhưng bên trong vẫn còn xanh và ăn có vị chát để đem bán sớm. Việc làm này không những đảm bảo chất lượng của vải mà còn gây độc hại cho người tiêu dùng. Thêm vào đó, khi sử dụng nếu thấy phẩm chất không được như mong muốn thì họ sẽ không tiếp tục tiêu dùng nữa, tạo ra một hiệu ứng xấu khi người tiêu dùng vẫn có thói quen mua hàng tại chợ nơi mà nguồn gốc, xuất xứ vải không rõ ràng. Hành động trên của những người dân Lục Ngạn sẽ chẳng khác nào “con sâu làm rầu nồi canh” khiến cho vải ở những vùng khác cũng sẽ trở nên khó tiêu thụ.

- Đẩy lùi thời gian chín của vải

Phương pháp này dựa trên cơ sở khống chế về mặt sinh học quá trình chín của quả vải và ngăn chặn các sinh vật khác thúc đẩy quá trình này, bằng cách bấm tỉa, tách chùm và phun thuốc bảo vệ thực vật để tránh ong, bướm làm hỏng quả vải. Làm như vậy có thể kéo giãn vụ một tháng. Chi phí cho một hecta là 10-15 triệu đồng. Như vậy với tình hình giá vải thấp như hiện nay, phương pháp này không kinh tế. Đó là chưa kể đến việc điều kiện thời tiết trong thời gian giãn vụ có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của quả vải, làm cho vải bị nứt vỏ, rám vỏ, do đó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Vì vậy, phương án này không khả thi.

- Trồng xen các giống vải sớm và các giống vải muộn

Đây là phương án được áp dụng rất phổ biến ở Thanh Hà, đặc biệt là tại khu vực 6 xã thuộc khu vực Hà Đông bao gồm xã Hợp Đức, Trường Thành, Thanh Cường, Thanh Bính, Thanh Hồng, Vĩnh Lập. Phương án này được thực hiện bằng cách mở rộng diện tích vải Lai U hiện có, giảm tương đối diên tích trồng vải Thiều, để làm cho thời gian thu hoạch được kéo dài. Tuy nhiên, phương pháp này dẫn đến sự phân hóa chất lượng rõ ràng giữa các loại vải: vải thu hoạch sớm (vải Lai U) cho chất lượng quả không tốt, có vị chua hơn nhiều so với vải Thiều, và vải thu hoạch muộn (vải Thiều) cho chất lượng quả vải tốt như chúng ta đã biết.

Điều này tuy gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu vải Thanh Hà. Tuy nhiên, việc

34

tăng diện tích vải sớm đang là đáp án cho bài toán thu nhập của người dân tại huyện Thanh Hà. Vì giá vải sớm đầu mùa vào khoảng 25.000 – 40.000 đồng/kg, có thời điểm sốt lên lên tới 50.000 đồng/kg. Tiêu biểu nhất là trường hợp gia đình anh Trịnh Văn Biển ở xã Thanh Cường bán 2 tấn vải U trứng đầu mùa đã đem lại thu nhập cho gia đình lên tới 70 triệu đồng. Ngược lại, vải Thiều chỉ vào khoảng 2.500 – 5000 đồng/kg. Ở xã Thanh Sơn nơi mà người dân chủ yếu trồng vải Thiều thì thu nhập từ vải mỗi năm cũng chỉ được 4-5 triệu đồng, có nhà chỉ đủ bù đắp chi phí hoặc thậm chí lỗ. Những cây vải Thiều được mang ra trồng ở ruộng thay lúa cũng vì thế mà nay đã bị bỏ hoang. Tuy nhiên nếu người dân, chuyển sang trồng vải sớm một cách ồ ạt thì sẽ làm tăng chi phí, giá vải sớm sẽ giảm và như vậy cũng không đảm bảo được mức thu nhập ổn định cho người dân.

Vì vậy, bài toán giãn vụ vẫn là một bài toán hóc búa cần các nhà kĩ sư nông nghiệp, những nhà khoa học vào cuộc. Trong thời gian đó, nhà nước cần có những biện pháp nâng cao năng lực tiêu thụ cho vải Thanh Hà nói riêng và vải Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà giai đoạn 2011-2015 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)