Những tồn tại và Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà giai đoạn 2011-2015 (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ 1. Lý luận chung về thị trường và vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ

3. Đánh giá thực trạng công tác phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà

3.2. Những tồn tại và Nguyên nhân

Diện tích trồng vải: Mặc dù trong vòng 5 năm trở lại đây, diện tích dành cho trồng vải tuy chiếm ưu thế rất lớn (từ 70 – 80%), nhưng càng về các năm sau, tỷ lệ này có hướng giảm dần – Mỗi năm giảm 2%. Những năm gần đây, các hộ gia đình đang trong giai đoạn chuyển đổi diện tích từ trồng vải sang trồng các loại cây ăn quả, hoa màu khác với mong muốn thu được lợi ích kinh tế cao hơn. Một nguyên nhân nữa, đó là vấn đề thị trường tiêu thụ. Đã từ rất lâu rồi, vải Thanh Hà chỉ tập trung chủ yếu vào một số thị trường nội địa nhỏ lẻ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn… Nếu như tổng sản lượng vải mỗi năm huyện Thanh Hà đạt cỡ 15.000 – 25.000 tấn, thì nhu cầu tiêu thụ vải trong 1 năm thường chỉ chiếm không quá 50 % lượng đầu ra đó, chưa kể có những năm, lượng cầu đối với vải Thanh Hà giảm mạnh bất thường, chỉ đạt có 20-30 % lượng vải trồng hàng năm. Từ đó, ta có thể thấy, lượng vải còn lại không thể đem tiêu thụ được rất lớn.

Điều đó cho thấy hiệu quả tiêu thụ rất kém, gây ra sự lãng phí đáng kể về cả vốn, tư liệu sản xuất, sức người sức của. Nhận thấy thực trạng đau buồn đó, các hộ dân dần dần cũng không còn mặn mà đối với cây vải nữa. Tất yếu, các hộ gia đình quyết định phá bỏ cây vải – đau lòng hơn, chiếm phần lớn trong số đó là cây vải Thiều – một loại cây trồng có thể coi là một “biểu tượng”, một “niềm tự hào” một thời của nhân dân Thanh Hà.

Năng suất: Từ 2005 – 2010, so với các cây trồng như Cam, Quýt, Dừa, Chuối, Táo, thì năng suất của Vải thua kém hơn rất nhiều, chỉ đạt từ 25 – 50 tạ /ha. Năng suất trồng vải trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh.

Nguyên nhân được chỉ ra , đó là do đa phần người nông dân chưa có ý thức áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, trong những năm qua,

54

khí hậu tại huyện thay đổi bất thường và khó lường, khiến cho người nông dân luôn ở thế bị động trong việc lên những phương án phòng ngừa, khắc phục.

Sản lượng vải trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm rất mạnh. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sụt giảm này: Thứ nhất, từ năm 2008 – 2010, các hộ dân chủ trương cắt giảm diện tích trồng vải, nhường chỗ để trồng các loại cây trồng khác. Thứ hai, Sản lượng vải giảm mạnh do những tác động bất thường của thời tiết đi kèm với sâu bệnh. Những năm gần đây, người dân chứng kiến những đợt nắng nóng kéo dài, gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển tự nhiên của cây vải. Không những vậy, nguồn nước vào thời kỳ này cũng trở nên khan hiếm hơn. Có những lúc, mưa phùn kéo dài suốt Tháng 2 và 3, tạo điều kiện cho sâu bệnh sương mai phát triển trên diện rộng, gây thiệt hại cho toàn bộ hoa vải tại nhiều nơi. Một số diện tích vải sớm hình thành quả thì quả lại thối. Chưa hết, gió mùa Đông Bắc và Mưa axít hồi Tháng 4 và 5 đã tiếp tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng quả vải Thanh Hà. Thứ ba, lực lượng lao động chính trong huyện, chứng kiến nhiều năm vải mất mùa, đã bỏ hết lên thành phố làm ăn, nên không có người tiến hành phun thuốc và chăm sóc cho cây vải.

Việc sản xuất vải của nông dân vẫn được tiến hành dựa trên kinh nghiệm là chính, phần lớn nông dân không được cán bộ địa phương quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bất kỳ một quy trình sản xuất chuẩn nào.

- Về tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước:

Cơ cấu hàng hóa nghèo nàn, đơn giản (Vải tươi và Vải sấy khô). Các mặt hàng chế biến từ vải như: Nước vải, Vải ép, Thạch vải…  lượng cầu rất lớn thì vải Thanh Hà không đáp ứng được.

Chi phí vận chuyển, bảo quản vải lớn

 Trong nhiều năm, tình hình tiêu thụ vải Thanh Hà mới chỉ tập trung vào một vài thị trường truyền thống trong nước. Do đó, Khả năng mở rộng khai thác các thị trường tiềm năng khác trong nước của vải Thanh Hà còn nhiều yếu kém.

55

Kim ngạch xuất khẩu vải Thanh Hà sang các thị trường nước ngoài lớn như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore chiếm tỷ trọng rất nhỏ, bởi yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của các thị trường khá cao, hành trình chuyên chở dài, không phù hợp với điều kiện sản xuất và bảo quản hiện tại.

Giá cả bấp bênh – “Được mùa – Mất giá, Được giá – Mất mùa”. Tình trạng người dân bị các lái buôn tư nhân ép giá xảy ra thường xuyên. Giá cả xuống thấp chủ yếu do 2 nguyên nhân: Một là do lượng cung quá lớn so với Lượng cầu, Hai là do đặc tính của vải, vải thường nhanh hỏng, thời gian bảo quản rất ngắn.

Có những thời điểm, Giá vải rớt xuống còn có 3.000Đ /kg. Tình hình giá cả xuống thấp như vậy không thể đảm bảo tốt được cuộc sống của người dân trồng vải Thanh Hà

Tóm lại, qua toàn bộ phần phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải Thanh Hà, ta có thể thấy toàn bộ quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ mang tính tự phát, manh mún và thiếu tổ chức. Trong từng mắt xích của quá trình sản xuất và kinh doanh đều có những khó khăn, bất cập riêng. Nhưng nổi bật lên là vấn đề “được mùa mất giá” của người trồng vải, có thể khẳng định khó khăn lớn nhất đối với người dân Thanh Hà chính là ở đầu ra của sản phẩm. Mong muốn bức thiết nhất của họ là ổn định đầu ra để yên tâm sản xuất. Vì vậy vấn đề phát triển tiêu thụ trở thành một vấn đề cấp thiết.

Thanh Hà đang cần có những biện pháp đồng bộ mang tính toàn diện và triệt để từ sản xuất tới tiêu thụ để phát triển thị trường tiêu thụ cho vải Thanh Hà.

Để thực hiện được cần phải có sự kết hợp và can thiệp mạnh mẽ từ phía Nhà nước; các sở, ban, ngành địa phương; Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà và các hộ sản xuất và kinh doanh vải Thanh Hà. Chương 3 của bài nghiên cứu là những đề xuất của Nhóm nghiên cứu để giải quyết vấn đề trên.

56

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ

1. Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu vải Thanh Hà

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà giai đoạn 2011-2015 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)