CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ 1. Lý luận chung về thị trường và vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ
3. Sự cần thiết phải phát triển thị trường cho vải Thanh Hà
1.6. Tình hình chế biến và bảo quản
1.6.1. Bảo quản đối với sản phẩm vải tươi
Đối với vải tươi có 2 phương pháp bảo quản: Bảo quản bằng nhiệt độ thấp và bảo quản bằng nước Ozone.
Bảo quản bằng nhiệt độ thấp
Đây là phương pháp truyền thống để bảo quả hoa qura nói chung. Nguyên tắc chung là giảm nhiệt độ của đối tượng bảo quản xuống càng thấp càng tốt. Có thể sử dụng bằng nhiều cách: sử dụng kho lạnh để giữ hàng, sử dụng xe lạnh để chuyên chở hàng, hay sử dụng nước đá để bảo quản. Sử dụng 2 phương pháp đầu có nhược điểm rất lớn là chí chi phí cao, đặc biệt là sử dụng kho lạnh vì không phải ở đâu cũng có kho lạnh để bảo quảng hàng hóa. Phương pháo dùng nước đá để bảo quản trong quá trình chuyên chở đang là phương pháp được sử dụng phổ biến do chi phí thấp, xe chuyên chở có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau phù hợp với nhu cầu của thương lái nhỏ lẻ. Phương pháp này được thực hiện như sau:
- Từng chùm vải được loại bỏ quả hỏng, quả sâu thối.
- Các chùm vải từ công đoạn trên được ngâm trong một bể nước đá trong vòng 2 phút
- Sau khi ra khỏi bể nước đá, cứ 30kg vải được xếp trong một thùng xốp bên trong có bọc túi ni lon cỡ lớn, phía dưới đáy để một túi đá 7-8 kg để giữ nhiệt.
- Các thùng xốp được đậy kín nắp, dán băng dính thật chặt và xếp lên xe tải.
- Bảo quản trên đường vận chuyển:
Đối với xe tải có khoang làm lạnh: các thùng xốp đựng vải được xếp thẳng vào thùng xe chở đi. Nhiệt độ trong xe duy trì ở mức 0-20C.
36
Đối với các xe tải không có máy lạnh, các thùng vải được xếp lên xe và mặt trên cùng được trải một lớp đá dày. Lớp đá này có tác dụng ngăn chặn hàng hóa bị nóng lên do ánh mặt trời.
Phương pháp bảo quản bằng nhiệt độ thấp có ưu điểm là chi phí thấp, phổ biến và tiện dụng. Tuy nhiên, nhược điểm chính là chỉ giữ được quả vải tươi khi còn ở trong kho, khi đem ra ngoài tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời cao hơn, quả vải rất chóng hỏng. Thông thường phương pháp này chỉ giữ được vải 3-5 ngày.
Bảo quản bằng nước ozone ( O3 )
Đây là phương pháp mà T.S Nguyễn Văn Khải – Viện Vật liệu (Trung tâm KHCNQG) đã thực hiện thành công trên nhiều loại rau quả khác nhau. Phương pháp này mang lại hiểu quả rất cao, và giữ được vải tươi lâu hơn nhiều so với bảo quản bằng kho lạnh và đặc biệt đã áp dụng thành công đối với vải Lục Ngạn, Bắc Giang. (Bảng…)
Nguyên tắc của phương pháp này là ngâm quả vải vào nước ozone khoảng 10 phút. Nước ozone chính là một loại nước muối sạch, được sinh ra từ chiếc máy sản xuất nước ozone. Với 50kg muối sạch sẽ ra được 10 lít nước ozone, chỉ cần 30-40 lít nước là đủ để xử lý 1 tấn quả trong vòng 10 phút. Một điểm đặc biệt của phương pháp này là có khả năng loại bỏ những con sâu ở trong những quả vải có sâu.
Với phương pháp bảo quản bằng nước ozone, quả vải có thể giữ ở nhiệt độ bình thường là 14 ngày. Hết thời gian trên, nếu muốn tiếp tục giữ thì có thể tiếp tục tiến hành ngâm. Một chiếc máy Ozone, theo T.S Khải, có thể đủ dùng cho cả huyện. Hơn nữa giá thành trong nước sản xuất có 2 loại chỉ ở mức 30 triệu đồng và 60 triệu đồng, rẻ hơn nhiều lần so với giá thành quốc tế là 15.000 USD tương đương với 300.000 triệu đồng.
Tuy nhiên, phương pháp này lại không được áp dụng tại Thanh Hà, do người dân vẫn tự sản tự tiêu là chính. Mà giá thành của một chiếc máy Ozone đối với một gia đình là không nhỏ. Hơn nữa, người dân vẫn quan niệm rằng, thu
37
hoạch được thì bán ngay, nếu muốn bảo quản thì phải do thương lái tự làm. Điều này đã làm mất đi một nguồn lợi vô cùng to lớn cho chính người nông dân, bởi giá vải cuối vụ bao giờ cũng tăng gấp 4-5 lần so với đúng vụ thu hoạch. Mặc khác, việc kéo dài được thời gian bảo quản sản phẩm sẽ tăng cơ hội cho vải Thanh Hà xuất khẩu ra thị trường quốc tê. Với các thị trường các xa về địa lý, thị trường khó tính, đòi hỏi kiểm dịch trước khi cho nhập cảnh, thì việc bảo quản bằng nước Ozone có rất nhiều lợi thế hơn nhiều so với bảo quản bằng nhiệt độ thấp. Như vậy, vấn đề đặt ra là Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà ngoài công tác hỗ trợ người nông dân còn nên đứng ra trực tiếp bao thâu đầu ra, tập trung và bảo quản vải cho nông dân tận dụng lợi thế trên quy mô.
Bảng 2.4: Đánh giá về các phương pháp bảo quản vải Bảo quản bằng nhiệt độ thấp
Tiêu chí so sánh
Bảo quản bằng kho lạnh
Bảo quản bằng nước đá
Bảo quản bằng nước Ozone
Chi phí/1kg vải Cao Thấp Trung bình
Thời gian giữ vải tươi
Trung bình Ngắn Dài
Mức độ linh hoạt Thấp Cao Trung bình
Độ phức tạp của quy trình Kĩ thuật
Thấp Thấp Trung bình
Sự hưởng ứng của nông dân
Trung bình Cao Thấp
Đánh giá tính hiệu quả
Thấp Trung bình Cao
38
1.6.2. Chế biến sản phẩm vải sấy
Số lượng vải sấy ở Thanh Hà khá nhỏ cho nên ở đây, người dân thường tự sấy bằng các lò thủ công tại gia đình, có công suất 4-5 tấn vải/lò. Khối lượng vải sấy theo vải tươi 4kg vải tươi được 1kg vải sấy. Với tỷ lệ này vải sấy có thể được bảo quản trong vòng 2 năm. Theo như người nông dân ở đây cho biết, sấy vải rất vất vả và độc hại vì phải ở trong lò than, liên tục trông và đảo vải. Giá than cũng khá đắt đỏ khoảng 1,3 triệu đồng/tấn, 3 tấn than mới đủ cho 1 tấn vải khô. Giá vải khô cũng không cao ở mức 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo lời bác Hoàng Văn Lượm thì nếu có thể sấy vải và đem vào Nha Trang hay miền Nam bán thì rất được giá khoảng 60.000 đồng/kg, thậm chí hàng năm ông còn gửi sang Mỹ cho thân nhân khoảng 100kg giá 100.000 đồng/kg và rất được ưa chuộng. Như vậy, vấn đề tiêu thụ của vải Thanh Hà cũng xuất phát từ chính bản thân người nông dân để bản thân mình quá phụ thuộc vào thương lái dẫn đến bị ép giá, vườn vải rơi vào cảnh điêu đứng tiêu điều.
Hiện tại, vải sấy vẫn là thế mạnh chưa được khai thác của vải Thanh Hà.
Được biết, vải Thanh Hà do có phẩm chất tốt nên sau khi sấy, thịt vải đặc quánh lại thành màu đen óng, rất thơm, ăn rất đượm. Người ta có thể dùng vải sấy để ngâm rượu vải uống rất tốt. Hơn nữa đây cũng có thể được xem như một biện pháp để giãn vụ tránh tình trạng “no dồn đói góp”, góp phần đưa vải Việt Nam ra với thị trường thế giới. Vấn đề là ở chỗ, cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tập trung sản lượng vải toàn huyện phân chia tỷ lệ vải tươi vải sấy, và xây dựng lò sấy bán công nghiệp như mô hình ở Lục Ngạn, đồng thời ký kết hợp đồng tiêu thụ giúp người nông dân thoát khỏi sự phụ thuộc vào thương lái.
1.7. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường 1.7.1. Đối với vải tươi
Lần đầu tiên về Thanh Hà, Nhóm nghiên cứu thực sự bất ngờ khi nghe một số người dân ở đây cho biết “Có những trường hợp nông dân vừa mới phun thuốc trừ sâu lên cây vải đã mang vải đi bán vì được giá”. Điều này đặc biệt phổ biến
39
với loại vải sớm đầu mùa do giá cao và biến động rất mạnh, như đã đề cập có lúc trong vòng 2 tiếng đồng hồ, giá vải đã ở mức cao kỷ lục 50.000 đồng/kg. Như vậy, vấn đề ngộ độc thực phẩm đối với người tiêu dùng là điều không thể tránh khỏi. Bản thân vấn đề an toàn cho chính người dân Thanh Hà cũng cũng không được đảm bảo.
1.7.2. Đối với vải sấy
Nhìn chung, những lò sấy vải tại các hộ gia đình đều được bỏ không cho đến mùa vải. Những lò sấy này hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Quanh năm để không, môi trường xung quanh rất nhiều rác. Đến mùa vải, cũng không vệ sinh lò mà dùng sấy luôn, bụi than vương vãi khắp nơi. Vải sấy xong đem đổ thành đống trên nền đất, gần nơi đổ than để đốt lò, rất mất vệ sinh.
Chưa kể khí than rất độc hại cho môi trường và bản người sấy cũng phải ở trong lò liên tục, đồng thời cũng có những tác hại nhất định cho sản phẩm khi bụi than bám vào quả vải. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu cho biết mức độ độc hại chính xác của những quả vải sấy này nhưng những thiệt hại cả về xã hội và kinh tế nó gây ra thì đã quá rõ ràng.
Vấn đề VSATTP và môi trường vẫn luôn là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội chúng ta. Đất nước chúng ta đã thoát khỏi cơ chế bao cấp được 15 năm, nhưng những người sản xuất vẫn chưa ý thức được cần phải quan tâm tới nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và những vấn đề xã hội khác. Vấn đề thực phẩm sạch nổi lên như một vấn đề nóng bỏng mà xã hội hết sức quan tâm trong những năm qua nhưng nhận thức của người nông dân thì dường như vẫn chưa có mấy thay đổi. Vấn đề này giờ đây gần như chỉ là phó mặc cho lương tâm định đoạt. Vậy thử hỏi chúng ta sẽ đem nông sản của chúng ta ra nước ngoài như thế nào khi mà quy định truy xuất nguồn gốc cực kỳ nghiêm ngặt? Điều này đòi hỏi Nhà Nước và các cơ quan ban ngành cần phải có những biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu trước khi quá muộn.