Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà giai đoạn 2011-2015 (Trang 68 - 88)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ 1. Lý luận chung về thị trường và vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ

3. Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu vải Thanh Hà

3.1. Đối với chính phủ

- Mở lớp huấn luyện cán bộ địa phương và người dân

Vải Thanh Hà là niềm tự hào của người dân và chính quyền nơi đây, gắn bó bao đời với người trồng vải, tuy nhiên không phải các cán bộ địa phương và người dân trong huyện đều nhận thức được hết giá trị vải Thanh Hà. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến giá vải còn thấp. Nếu Bộ Nông nghiệp &

phát triển nông thôn, Bộ công thương và VCCI tổ chức các lớp do chuyên gia đến từ viện nghiên cứu của bộ giảng dạy về tầm quan trọng của vải Thanh Hà thì nhận thức của cán bộ địa phương và người dân nơi đây sẽ được nâng cao rất nhiều.

Muốn nâng cao giá trị sản phẩm, trước tiên người sản xuất phải hiểu rõ và nhận thức đúng về sản phẩm.

64

- Hỗ trợ tín dụng cho người sản xuất và doanh nghiệp

Trong Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày 10/01/2003 hướng dẫn một số vấn đề về tài chính thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng nêu rõ:

Về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước: “Người sản xuất và doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản có các dự án sản xuất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối và phát triển chế biến hàng nông sản xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp

Người sản xuất và doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản có các dự án sản xuất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối và phát triển chế biến hàng nông sản xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp.

Các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thoả thuận xử lý các rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

65

Về Tín dụng ngắn hạn nhà nước: “Các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản xuất khẩu mang tính thời vụ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo hình thức tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn.”

Việc hỗ trợ tín dụng từ nhà nước trong sản xuất nông sản xuất khẩu đã cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, còn nhiều khó khăn đối với người trồng vải và doanh nghiệp. Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa về vấn đề này để các hộ dân hay doanh nghiệp đều có thể vay vốn đầu tư, từ đó yên tâm sản xuất hơn.

- Hỗ trợ xuất khẩu và xúc tiến thương mại:

Doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất để xuất khẩu nông sản ngoài các chính sách hỗ trợ tài chính hiện hành như: Thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay vốn tạm trữ, xúc tiến thương mại phát triển thị trường, bù lỗ do nguyên nhân bất khả kháng được ưu tiên xem xét xuất khẩu nông sản theo các hợp đồng xuất khẩu thương mại của Chính phủ Việt Nam ký kết với nước ngoài.

Đây là chủ trương rất đúng đắn và cần thiết của Chính phủ, giúp công tác xuất khẩu trở nên thuận lợi. Điều này được các doanh nghiệp xuất khẩu vải đánh giá cao, vì vấn đề tài chính luôn được đặt lên hàng đầu. Rõ ràng, rủi ro thua lỗ là rất cao nếu bị trả lại hàng. Chủ trương này của nhà nước đã giúp các doanh nghiệp mạnh dạn hơn nhằm đẩy mạnh việc thâm nhập vào những thị trường mới.

- Cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ bảo quản hàng xuất khẩu Như đã đề cập ở chương 2, vải là loại quả chín rộ vào một thời điểm, lại khó bảo quản nên việc vận chuyển vải đường dài hết sức khó khăn. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu vải Thanh Hà. Việc vận chuyển trên quãng đường dài khiến chất lượng vải giảm là điều không tránh khỏi, vì thế vải thường bị ép giá.

Đứng trước thực trạng này, nhóm chúng tôi mạnh dạn đề xuất các phương án sau:

66

- Xây dựng các kho lạnh chứa hàng tại các cửa khẩu sầm uất nhằm giúp đỡ các chủ hàng của ta chủ động hơn trong việc buôn bán.

- Xây dựng các toa tàu lạnh chở hàng bằng đường sắt.

- Tiếp tục đầu tư phối hợp cùng Bộ Khoa học & Công nghệ tiếp tục nghiên cứu để có được phương pháp tối ưu về chi phí và hiệu quả bảo quản vải, đảm bảo vải tươi lâu hơn, giữ được chất lượng tốt đồng thời khả thi về mặt kinh tế để có thể áp dụng phổ biến cho các hộ trồng vải.

Đó là những thách thức lớn nhất đối với việc phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Được mùa - mất giá, Được giá - mất mùa” đối với quả vải. Giải được bài toán này, con đường phát triển thị trường tiêu thụ sẽ trở nên rộng mở hơn rất nhiều.

- Tăng cường hợp tác quốc tế mở rộng thị trường tiêu thụ

Tăng cường công tác kinh tế và hợp tác quốc tế, chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước nhằm mở rộng quan hệ hợp tác, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và vải Thanh Hà nói riêng, thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng vải Thanh Hà.

Phối hợp với các bộ, ngành địa phương và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá hình ảnh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Hỗ trợ thiết lập hệ thống thống tin giới thiệu các đặc sản từng vùng miền, trong đó có vải Thanh Hà nổi tiếng.

Vấn đề được đặt ra ở phần một của đề tài là mất cân bằng cung – cầu, một nguyên nhân lớn là do thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, khi sản lượng thay đổi thì giá vải thay đổi theo, đó cũng là nguyên nhân của việc: Được mùa mất giá, được giá mất mùa. Nếu thị trường được mở rộng ra các nước trên thế giới, thì giá cả sẽ ổn định hơn do lượng cầu rất lớn, mặc khác, giá trị quả vải cũng được nâng cao. Các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ lẻ khó mà đàm phán ký kết hợp đồng lớn với các doanh nghiệp thu mua nông sản nước ngoài do không có nhiều uy tín, kinh

67

nghiêm. Vì vậy, sự hỗ trợ của Chính phủ là hết sức quan trọng. Có được mối quan hệ cấp nhà nước với đối tác sẽ giúp công việc thuận lợi hơn rất nhiều. Đây là điều nhiều bên cùng mong muốn.

Chính phủ và nhà nước hết sức quan tâm và tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp và người sản xuất có thêm cơ hội phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước suy cho cùng là vì cuộc sống no ấm, hạnh phúc của nhân dân. Nhưng cần đẩy mạnh hành động thiết thực hơn nữa để đạt hiệu quả sớm nhất và tốt nhất, vừa tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước, vừa nhanh chóng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

3.2. Đối với các sở, ban, ngành địa phương

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo sản xuất, các cơ quan ban ngành địa phương còn có trách nhiệm quan tâm tới việc phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà.

So với Chính phủ hay các doanh nghiệp thì các cơ quan ban ngành địa phương có ưu thế là gần gũi hơn với người dân, có khả năng nắm bắt tình hình, thông tin về quá trình trồng trọt, sản xuất và tiêu thụ vải cũng như có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến quá trình này thông qua việc áp dụng các chính sách của địa phương.

Trong công tác chỉ đạo sản xuất, các ban ngành địa phương, cụ thể là phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện chỉ đạo và khuyến cáo các hộ nông dân tiến hành chăm sóc vải theo quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mặc dù, việc trồng vải ở Thanh Hà đã diễn ra bao đời nay, công việc trồng và sản xuất vải tưởng chừng như quen thuộc nhưng nếu như không áp dụng quy trình kỹ thuật, tiến bộ khoa học thì loại cây vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên này cũng khó cho đầu ra đạt chất lượng.Việc áp dụng một quy trình trồng vải sạch không những bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng trong nước, bảo vệ được uy tín của vải Thanh Hà, cũng như trở thành điều kiện tiên quyết để vải Thanh Hà có thể mở rộng thị

68

trường xuất khẩu. Theo đó, việc trồng vải theo kỹ thuật nào, cắt tỉa cành ra sao, tưới tiêu đến phun thuốc trừ sau loại gì, thu hoạch vải bao giờ…. nên được hướng dẫn cụ thể, có thể bằng các tờ rơi, sổ tay nhà nông, tranh dán kết hợp với việc tuyên truyền qua đài phát thanh, đài truyền hình, thậm chí là các buổi tập huấn cho các hộ trồng vải. Tuy nhiên, những công tác này không chỉ là công việc có thể làm ngày một ngày hai, mà phải là sự hợp lực trong suốt một quá trình. Đi kèm với chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất phải là công tác kiểm tra, theo dõi thường xuyên của các cơ quan chuyên môn của huyện như phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật, Trung tâm dich vụ Nông nghiệp huyện có hiệu quả trong việc phát hiện sâu bệnh, từ đó thông báo, hướng dẫn phòng trừ kịp thời.

Tiêu biểu là trong thời gian vừa qua, tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, Viện Bảo vệ thực vật đã tổ chức hội thảo đánh giá mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác và quản lý sâu bệnh hại vải Thiều tại Thanh Hà. Cụ thể là Nghiên cứu về các loại dịch hại thường xuyên xuất hiện trên cây vải, đồng thời tiến hành biện pháp phòng trừ như phun thuốc theo đúng tiêu chí “đúng thuốc, đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm”. “Kết quả cho thấy là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, quản lý sâu bệnh giúp tăng năng suất, phẩm chất quả vải 15,53%, giảm 52% chi phí thuốc bảo vệ thực vật”. “Ngoài ra, Viện BVTV đã hướng dẫn người trồng vải thực hiện song song với các biện pháp kỹ thuật trong canh tác: đốn tỉa cành, tạo tán hợp lý; khoanh vỏ hạn chế cây sinh trưởng dinh dưỡng; khử lộc đông; bón phân đầy đủ theo quy trình; tưới nước giữ ẩm trong mùa khô. Biện pháp kỹ thuật tổng hợp canh tác kết hợp phòng trừ sâu bệnh phù hợp đã làm tăng năng suất và chất lượng vải quả cho giá thành cao.”1

Kết quả trên cho thấy, nếu được hướng dẫn cụ thể và chỉ đạo kịp thời, người dân sẽ không lúng túng trong việc sản xuất vải. Nhưng có lẽ với những hoạt động mang tính “thí điểm”, chỉ áp dụng với một khu vực nhỏ như thế này đã

1 http://vaithanhha.com/home/2011/07/bai-toan-thu-hoach-tu-qua-vai-khong-may-duoc-mua.html

69

không “thỏa mãn” được hi vọng của người dân Thanh Hà. Theo như cuộc khảo sát tiến hành tại nhiều xã của Thanh Hà do nhóm Nghiên cứu thực hiện, có đến 60/80 người được hỏi bày tỏ mong muốn được cung cấp phân bón và thuốc sâu đảm bảo chất lượng. Những tâm sự rất thật được nhóm Nghiên cứu ghi lại “ thuốc thì hình như toàn thuốc giả ấy, cứ ra đầu kia mua thuốc, phun thì cứ phun, đến lúc sâu có chết hay không thì chẳng biết kêu ai”. Bởi thế, cái “mơ ước” rất giản dị của người dân là được hướng dẫn cụ thể mua thuốc gì, ở đâu, bao nhiêu tiền, thậm chí muốn mua trực tiếp từ Trạm Bảo vệ thực vật để đảm bảo dường như cũng chưa được quan tâm sát sao và thực hiện một cách đồng bộ.

Các cơ quan ban ngành trong huyện, tỉnh cần chỉ đạo, kết hợp trong việc tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền quảng bá sản phẩm vải Thiều trên các kênh thông tin, tìm kiếm thị trường thông qua các buổi hội thảo, hội chợ thương mại trong đó có sự tham gia của một số Công ty, doanh nghiệp để tiến hành lý hợp đồng thu mua… Nếu làm được điều này, các công ty sẽ tổ chức thu mua vải, thỏa thuận sản lượng thu mua với một mức giá hợp lý tránh tình trạng ép giá như thương lái. Thậm chí, với những thỏa thuận ở mức cao hơn, người nông dân còn được hỗ trợ một phần về vốn, thuốc trừ sâu và hướng dẫn phương pháp thu hoạch, bảo quản. Vẫn biết, nếu ngay từ đầu vụ, một hợp đồng hay thoả thuận hợp lý về giá cả và chất lượng sản phẩm giữa người sản xuất và đơn vị chế biến được ký kết, rõ ràng nông sản sẽ không bị cảnh ế ẩm, bèo bọt như quả vải vừa qua. Song tiếc rằng, cái lợi ấy dường như cả doanh nghiệp cũng như nhà nông lại không tận dụng cơ hội nắm lấy, hay nói đúng hơn cả hai phía đều chưa suy tính đến một phương thức làm ăn có tính chuyên nghiệp và lâu dài.

Mong ước tưởng chừng như đơn giản của người dân là giá vải đầu ra có thể ổn định ở mức 10.000 đ/kg– 15.000đ/kg nhưng vẫn chưa thực hiện được. Các cơ quan ban ngành địa phương bởi thế càng phải đóng vai trò là cầu nối giữa hai bên này. Mặt khác, thông qua các mối quan hệ với doanh nghiệp và sự tìm hiểu thị trường, các cơ quan địa phương còn có thể cung cấp những thông tin về thị trường sao cho vải được đưa ra tiêu thụ có thể đáp ứng được thị trường, thậm chí là những thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…

70

Chính quyền cần phải có những kế hoạch trong trung và dài hạn nhằm từng bước mở rộng hệ thống lưu thông phân phối đối với mặt hàng vải. Muốn làm được điều đó, lãnh đạo địa phương cần bắt tay ngay vào việc nâng cấp và hoàn thiện Chuỗi hệ thống Cơ sở hạ tầng, gồm có: Đường xá, Phương tiện vận chuyển, Thiết bị kiểm định chất lượng, Kho lạnh bảo quản, Kho lạnh trung chuyển, Chợ đầu mối...

Đặc biệt, các cơ quan ban ngành cần phối kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hải Dương nhằm triển khai các bước tiếp theo của dự án quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý vải Thiều Thanh Hà. Đây thực sự là một thế mạnh của vải Thanh Hà nhưng chưa được tận dụng một cách triệt để. Bởi thế mới có tình trạng khó có thể tìm được một chùm vải Thanh Hà có dán nhãn chỉ dẫn địa lý trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu.

Thêm vào đó, các cơ quan ban ngành cũng cần kết hợp với Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà để chủ động trong việc tự mình thu mua vải, bảo quản và tìm thị trường tiêu thụ vải. Công tác này sẽ bảo vệ được quyền lợi cho người trồng vải, đồng thời cũng đảm bảo sự phát triển bền vững của cây vải mà sẽ được phân tích ở phàn sau.

Thật vậy, chúng ta không thể đòi hỏi người nông dân có thể tự trang bị thông tin thị trường, tự chọn trồng cây gì, sản lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao thì hợp lý. Do đó vai trò của nhà quản lý, các cấp chính quyền càng trở nên quan trọng hơn. Nhưng chỉ khi nào có sự bắt tay của cả bốn nhà trong một chiến lược phát triển rõ ràng thì bài toán thị trường tiêu thụ mới có lời giải thỏa đáng.

3.3. Đối với Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà

3.3.1. Vài nét về Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà

Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ vải Thiều Thanh Hà Hải Dương được thành lập vào tháng 7 năm 2003. Số thành viên ban đầu là 49. Đến năm 2005, Hiệp hội đã phát triển lên 150 thành viên, cơ cấu thành 4 chi hội nằm trên 4 xã có Diện tích trồng vải lớn nhất huyện Thanh Hà, gồm: Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Thủy, Thanh Khê, với tổng diện tích trồng vải 49 Ha, sản lượng 650 tấn mỗi năm. Ban

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà giai đoạn 2011-2015 (Trang 68 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)