CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ 1. Lý luận chung về thị trường và vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ
3. Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu vải Thanh Hà
3.4. Đối với các hộ sản xuất và kinh doanh vải
Người nông dân từ xưa đến nay vẫn được đánh giá là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất của xã hội. Nhưng thực tế cũng đã chứng minh sức mạnh phi thường của người nông dân anh hùng đã làm nên lịch sử vĩ đại của dân tộc ta. Kháng
1 Nguyễn Duyên, Hợp sức bảo vệ thương hiệu vải Thanh Hà , Báo Nhandan.com.vn , 2011
78
chiến gian nan thế, dân ta vẫn vượt qua được, ngày nay trong cảnh hòa bình sao lại phải sống trong cảnh ê trề, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn chẳng đủ ăn? Đành rằng Nhà nước và Chính quyền cần phải quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân. Nhưng nước ta còn đang trong giai đoạn phát triển, bản thân Nhà nước và bộ máy chính quyền cũng chưa kiện toàn, thì đòi hỏi người nông dân cũng phải chủ động hơn vì cuộc sống của chính mình. Biết bao nhiêu tấm gương người nông dân biết cách làm giàu, những tấm gương đó chẳng đáng để chúng ta học hỏi học sao?
- Trong thời buổi nền kinh tế tri thức ngày nay, người nông dân trước hết cũng phải tự trang bị kiến thức cho mình. Những người nông dân không còn là nông dân nữa mà cũng phải trở thành những người công nhân trong nền sản xuất nông nghiệp. Khi thăm những làng quê này ta thấy người nông dân ở đây đều là những con người chỉ đơn thuần gắn bó với nông nghiệp, họ cũng không chăm lo tới việc giáo dục của con cái. Sự sống nối tiếp sự sống từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng những kinh nghiệm đúc rút mà thiếu đi kiến thức khoa học. Thử hỏi như vậy thì bao giờ nền sản xuất nông nghiệp quốc gia mới phát triển được?
Văn minh loài người nếu không lấy tri thức làm căn bản thì làm sao có thể phát triển tới ngày hôm nay? Khi về miền quê Thanh Hà, hỏi những người dân ở đây, những con người mà cả tổ tiên họ cũng gắn bó với cây vải, thì mọi người đều nói rằng sinh ra đã thấy các cụ trồng vải, bây giờ họ cũng trồng bằng kinh nghiệm các cụ truyền lại là chính. Sự thật đã chứng minh những người nông dân biết vươn lên làm giàu là những nông dân khoa học luôn mày mò, nghiên cứu, học hỏi từ tủ sách kiến thức nhà nông. Những kiến thức cần thiết và thiết thực nhất đối với người dân Thanh Hà chính là kiến thức về cây trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải, điều này giúp đỡ họ tiếp cận dễ dàng với công nghệ nhằm cải thiện, nâng cao năng lực sản xuất. Ngày nay việc tiếp cận với tri thức rất dễ dàng, điều quan trọng là người dân cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của tri thức.
Việc trang bị tri thức cũng là vì cuộc sống của chính họ.
79
- Người nông dân cần phải thay đổi quan niệm “nay trồng mai chặt”.
Câu chuyện tiêu điều ở Việt Nam là một bài học điển hình cho quan niệm vô cùng sai lầm của người dân, thấy giá cao thì trồng giá rớt lại chặt. Hậu quả là thu nhập chẳng thấy đâu mà cái cảnh nay chồng mai chặt gây tốn kém tiền của, sức lực hao tổn nguồn lực. Ở Thanh Hà cũng tương tự như vậy, đã năm năm nay rồi vải rớt giá, người dân nào chuyển sang trồng ổi, trồng quất, chuối, dừa… Đến nhà Trịnh Văn Biển, Nhóm nghiên cứu được biết nếu năm ngoái lái buôn về mua chuối rất nhiều, giá chuối lên tới 15.000 đồng/kg thì năm nay nhà nào cũng trồng chuối, chuối chỉ được có 5000 đồng/kg mà không có người mua, nhà nào nhà nấy bỏ thối chuối. Anh Biển có nói sau vụ chuối năm nay sẽ chuyển cả 3 sào chuối về trồng vải. Người dân cần nhận thức rằng vấn đề chính không phải là ở chỗ trồng cây gì mà là ở chủ động được ra, nếu người dân chỉ phụ thuộc vào thương lái, hành động theo “hiệu ứng bầy đàn”, chuyển đổi cây trồng ồ ạt thì dù có trồng cây gì cũng không đem lại hiệ quả kinh tế cao.
- Bản thân người nông dân cũng cần phải liên kết với nhau để bảo vệ bản thân mình trước sức ép của thương lái. Điều này không khác gì như việc tập hợp nhiều chiếc đũa thành một bó đũa tạo nên sức mạnh tập thể. Người nông dân ở vào thế yếu lại thân cô thế cô nên thường bị thương lái ép giá. Nhưng ngược lại, thương nhân dù số lượng ít hơn nhưng họ rất biết liên kết với nhau cùng đặt một mức giá chung buộc người nông dân phải chấp nhận. Vì vậy, mới có cảnh, người nông dân mang vải ra tới nơi ngán ngẩm ngậm ngùi nhìn công sức của mình bao lâu chăm sóc mà lại quá đỗi rẻ mạt. Nhớ câu chuyện nói với bác Đỗ Văn Thế tại làng Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, là một cán bộ quân đội về hưu, bác có cái nhìn rất sâu sắc và cũng là người con của mảnh đất Thanh Hà, bác hiểu hơn hết giá trị của cây vải quê hương nhưng cũng hiểu người dân nơi đây chưa thực sự trân trọng giá cây vải. Khi thu hoạch xong đem ra cân, thì người chen kẻ lấn, ai cũng muốn bán cho xong để về. Và khi ra các điểm cân, Nhóm nghiên cứu cũng thấy tình trạng tương tự như vậy. Người nông dân mang vải vào, nhà cân trả 3.500 đồng/kg, người dân cũng chẳng có ý kiến gì, cân cho xong. Như
80
vậy, ngoài sự hỗ trợ, bảo vệ của Nhà nước thì người dân cũng phải biết cách tự bảo vệ mình trước nhất.
- Người dân cần phải phối hợp chính quyền UBND huyện Thanh Hà và chính quyền các xã, Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà để xây dựng và quảng bá cho hình ảnh Thanh Hà như một điểm đến du lịch. Với vị trí địa lý cách thủ đô không xa, đường giao thông rất tốt, thuận tiện cho việc đi lại du lịch vào những dịp cuối tuần. Đặc biệt, vào mỗi độ vải chín nơi đây quả thực đã là một điểm du lịch rất thú vị. Du khách về đây có thể tự tay bẻ vải và thưởng thức những chùm vải chín ngon lành. Sự tươi mát và thanh bình của một vùng quê yên ả, cùng với sắc vải chín vàng đỏ sẽ làm đẹp lòng du khách tới Thanh Hà.
Ngoài ra, người dân còn có thể biến những chùm vải thông thường thành những món quà lưu niệm xinh xắn bằng sử dụng những bao bì hay cách bó trông đẹp mắt. Hẳn ai đến đây cũng sẽ vô cùng thích thú. Việc phát triển du lịch tại Thanh Hà không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh tế cho Thanh Hà mà còn là xây dựng một nét văn hóa vải vô cùng đặc sắc.
Tóm lại, hơn ai hết, chính những người nông dân trồng và kinh doanh vải Thanh Hà cần tham gia tích cực vào việc phát triển thị trường, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và tiêu thụ do họ làm ra vì hơn ai hết, người trồng Vải thấm thía những bức xúc “được mùa mất giá” và cả những niềm vui sướng khi vải được tiêu thụ mạnh, đem lại thu nhập cao. Thông qua việc thành lập Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà, Nhà Nước đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới quê hương của Vải Thiều nổi tiếng là vải Tiến vua xưa. Tuy bây giờ vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nhưng vải Thanh Hà chắc chắn sẽ được trả lại vị trí của nó trong tương lai gần, vì hơn bao giờ hết Nhà nước; cơ quan ban, ngành địa phương;
Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà cùng với người nông dân từng bước hiện thực hóa những định hướng đúng đắn. Giữ gìn vải Thanh Hà không chỉ vì cuộc sống của người dân nơi đây mà còn là giữ gìn bản sắc và tâm hồn Việt, giữ gìn lịch sử truyền thống.
81
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi, xét trên nhiều khía cạnh, đã đạt được những thành công nhất định trong quá trình đi tìm lời giải cho Bài toán làm thế nào để cải thiện tình hình thu nhập cho các hộ nông dân trồng vải, làm thế nào để đảm bảo rằng mọi khâu trong quá trình sản xuất vải đều đạt chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm, và quan trọng nhất, đó là làm cách nào để trước mắt có thể duy trì ổn định thị trường đầu ra cho vải Thanh Hà, cũng như không ngừng mở rộng, phát triển thương hiệu vải Thanh Hà ra các thị trường tiêu thụ quốc tế trong tương lai. Những giải pháp mà nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất trong bài viết đều được dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế sản xuất tiêu thụ vải Thanh Hà, kết hợp vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kinh nghiệm trước đây tạo nên thành công cho một số mặt hàng nông sản như Nhãn lồng Hưng Yên, Vải Lục Ngạn, Bưởi Năm Roi và một số ngành hàng rau, hoa quả khác…
Tuy rằng bài nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu giải quyết những khó khăn, tồn tại xảy ra đối với riêng mặt hàng Vải Thanh Hà, thế nhưng trong số những chiến lược phát triển chúng tôi nêu ra, chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy một số hướng đi chung phù hợp cho rất nhiều mặt hàng nông sản, hoa quả khác của Việt Nam. Thông qua bài Nghiên cứu, nhóm tác giả hi vọng rằng, quy trình sản xuất và tiêu thụ vải trong tương lai sẽ từng bước được chuẩn hóa và nâng cao, quá trình xúc tiến thương mại, hội nhập quốc tế của thương hiệu vải Thanh Hà sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Quan trọng nhất, mong rằng cuộc sống của các bác nông dân trồng vải sẽ không còn phải chịu nhiều thua thiệt và khó khăn, để sau này, khi có dịp về thăm lại Đất tổ của vải Thiều Thanh Hà, nhóm chúng tôi có thể được chứng kiến nhiều hơn những nụ cười mãn nguyện và hào sảng mỗi khi nghe các bác kể chuyện về cây vải nhà mình…
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
2.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2019 trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
3.Huyện Thanh Hà, “Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Thanh Hà 5 năm 2010-2015”, năm 2010
4.UBND huyện Thanh Hà, Niên giám thống kê, năm 2010
5.Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Đình Kháng, Lê Danh Tốn, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, năm 2010
6.Báo cáo của Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thiều Thanh Hà lần thứ II- nhiệm kỳ 2010-2013, năm 2010
7.Tập thể Tác giả, Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo dục, năm 2000 8.Nguyễn Duy, “Các giống vải tại Thanh Hà”, haiduongdost.gov.vn, năm 2010 http://haiduongdost.gov.vn/vaithieuthanhha/modules.php?name=News&op=vie wst&sid=13
9.Nguyễn Duyên, “Cùng hợp sức bảo vệ thương hiệu vải Thanh Hà”, Nhandan.com.vn , năm 2011
http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin- chung/h-p-s-c-b-o-v-th-ng-hi-u-v-i-thanh-ha-1.301236#QeWK12AMKS2Q