CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKHTC TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
2. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
3.1. Tác động chung của BĐKH đến nền kinh tế và các doanh nghiệp ở Việt
3.1.1. Tác động đến ngành nông-lâm-ngư nghiệp
Sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng tới các vùng với những mức độ khác nhau, cụ thể là:
- Nhiệt độ có chiều hướng tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ
27
yếu dẫn tới hiện tượng mùa đông ngày càng ngắn hơn và ấm hơn.
Tương tự như nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa cũng thay đổi rõ nét. Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên toàn quốc có xu hướng giống nhau và mức độ biến đổi ngày càng trở nên phức tạp. Sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp đã dẫn tới hậu quả là thiên tai ngày một thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
- Bão: Không có sự gia tăng số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam trong 10 năm gần đây nhưng sự bất thường và phức tạp của các cơn bão có thể quan sát được một cách rõ ràng. Các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung đã gây ra lụt lội nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển miền Trung, gây ra triều cường và hiện tượng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông lâm nghiệp tại địa bàn. Gần đây, bão có xu hướng tiến sâu về phía Nam.
- Lũ lụt: ở Việt Nam, trong vòng 10 năm gần đây, hầu như hàng năm đều có lũ lụt nghiêm trọng xảy ra. Nhiều trận lụt lớn xảy ra tại miền Trung và gây ra tổn thất nghiêm trọng cho sản xuất ở vùng này.
Trận lụt tháng 11 năm 1999 là trận lụt ghi nhiều kỷ lục của một giai đoạn vài chục năm, đặc biệt là về lượng mưa. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lụt lội xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt trận lũ kéo dài trong năm 2000 là trận lũ lớn nhất trong vòng 70 năm qua. Lũ lụt cũng gây ra trượt lở đất ở vùng ven biển dẫn tới việc biển tiến sâu vào đất liền và gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở vùng nội đồng. Lũ lụt cũng là loại thiên tai gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống đồng bào tại vùng nông thôn.
- Lũ quét và lũ ống: Loại thiên tai này kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá huỷ rừng, xói mòn đất và gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi
28
phía Bắc. Do xói mòn mạnh, một lượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ, kali, canxi, magiê cùng các loài vi sinh vật bị cuốn rửa trôi. Đất dần dần mất khả năng tích nước và trở nên rắn, chặt hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
- Hạn hán: đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đây là loại thiên tai tồi tệ nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn, với tần suất và quy mô ngày càng lớn hơn, gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng nhất. Ở nước ta, hạn hán xảy ra ở rất nhiều nơi với những thiệt hại ngày càng lớn hơn. Theo số liệu thống kê của Trường Đại học Thuỷ lợi, có 11 vụ hạn hán nghiêm trọng xảy ra trong các năm từ 1976 tới 1998 dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, gây cháy rừng, làm cạn kiệt các sông suối nhỏ và các hồ chứa nước ở miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền núi và trung du Bắc Bộ, dẫn đến tình trạng biển lấn sâu vào đất liền, thiếu nước chạy các nhà máy điện...đem lại những hậu quả xấu về KTXH và môi trường cho đất nước.
- Tình trạng nước biển dâng: làm tăng diện tích đất liền bị ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, uy hiếp sự an toàn của những vùng có đê biển, làm xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư vùng ven biển, gây nguy cơ đối với các hoạt động khai thác và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của ngư dân ven biển. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25% GDP. Ngoài ra nó còn làm chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh thay đổi, nguồn thuỷ hải sản bị phân tán, làm giảm đa dạng sinh học vùng biển.
29
Tóm lại, biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Thiên tai, đặc biệt là hạn hán, ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả về cường độ và quy mô.