CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
2. Kết quả khảo sát và đánh giá
2.1. Mức độ quan tâm và hiểu biết của doanh nghiệp về BĐKHTC
42
Hình 2.2- Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về biến đổi khí hậu toàn cầu
Nhìn chung, đa phần các doanh nghiệp cho rằng mình hiểu tương đối rõ ràng về BĐKHTC, khoảng 10% doanh nghiệp là hiểu rõ ràng và có thể vạch ra chiến lược thích ứng với BĐKH và chỉ có khoảng gần 5%
doanh nghiệp không nắm rõ vấn đề này. Tuy nhiên, qua phỏng vấn chuyên sâu, kết quả có được có phần khác biệt so với bảng khảo sát tổng hợp.
Nói về khái niệm của BĐKH, GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyên viện trưởng viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, đã khái quát: “KH là một trạng thái vật lí của khí quyển, thay đổi rất nhiều theo thời gian và tuân theo một số quy định của tự nhiên và lịch sử, có thể kéo dài đến hàng tỉ năm. Vì vậy, xét đến BĐKH, chúng ta chỉ nhìn nhận nó trong vài chục năm trở lại đây. Đó không phải là những biến đổi quá ghê gớm, không có những dao động quá lớn, chủ yếu xảy ra trong phạm vi sinh sống của con người. Nhiệt độ tăng cao và từ năm 1750 đến nay,
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Không rõ
Nắm được một chút
Hiểu tương đối rõ ràng
Hiểu rõ ràng và có thể vạch ra chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu
43
vấn đề hiệu ứng nhà kính trở thành vấn đề hết sức quan trọng. Đó là từ khi nền công nghiệp phát triển, lượng khí thải ngày càng tăng cao, chủ yếu là khí CO2 do tiêu thụ năng lượng (khí thạch hóa); không chỉ thế, trong Nông nghiệp cũng thải ra khí CH4 trong quá trình sản xuất phân bón”. Ông cho rằng: “lượng khí thải CO2 lớn hơn CH4 rất nhiều do vai trò của công nghiệp rõ hơn nông nghiệp trong thời kì này”. Trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất của toàn thế giới đã tăng lên 0,74 độ C, gây ra mất cân bằng hệ sinh thái trên trái đất. KH và thời tiết mang tính cực đoan, có xu hướng nóng lên là chính. Hiện tượng băng tan ngày càng đáng báo động. Mực nước biển tăng 15-20%/năm tức là tăng khoảng 30mm/năm trên toàn thế giới”.
Theo TS. Vũ Ngọc Trụ, giảng viên khoa cầu đường trường đại học Xây dựng Hà Nội, đồng thời là phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Khai: “Trên góc độ cá nhân, tôi hiểu biết tương đối rõ ràng về BĐKHTC, còn trên góc độ doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam không có hiểu biết nền tảng về vấn đề này”.
Qua phỏng vấn chuyên sâu, có thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có kiến thức rất hời hợt về BĐKHTC; họ nhầm lẫn giữa BĐKH và thay đổi thời tiết.
Hình 2.3 và hình 2.4 cho thấy sự nhìn nhận của các doanh nghiệp về vấn đề BĐKH. Con số của các doanh nghiệp coi vấn đề BĐKH là vấn đề lâu dài, vĩ mô, có quan tâm nhưng chưa tìm hiểu và lên kế hoạch cụ thể, nổi bật hẳn lên ở mức 55% khá logic với tỉ lệ % ra quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó phần lớn doanh nghiệp đều cho rằng BĐKH không ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh doanh của họ.
44
Hình 2.3- Doanh nghiệp coi biến đổi khí hậu là vấn đề thế nào
Hình 2.4- Vấn đề BĐKHTC chiếm bao nhiêu phần trăm trong các quyết định của doanh nghiệp
Quả thực, vấn đề BĐKH là một vấn đề lâu dài, mang tính vĩ mô;
nhưng thuộc trách nhiệm của toàn xã hội. Ông Vũ Ngọc Trụ cho rằng, chính vì nhận thức của doanh nghiệp cho rằng vấn đề BĐKH nằm ngoài
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Vấn đề rất quan trọng, hơn cả lợi nhuận
Vấn đề quan trọng, tuy nhiên đạt được lợi nhuận trước vẫn là quan trọng hơn Có tính lâu dài, vĩ mô, có quan tâm nhưng chưa tìm hiểu và lên kế hoạch cụ thể Có tính lâu dài và vĩ mô, không cần quan tâm
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
<20% >20% và <50% >50% và < 80% >80%
45
tầm kiểm soát nên họ không có chiến lược cụ thể, tích cực và chủ động ứng phó. Đồng thời ông đưa ra ý kiến: “Lí do là tại Việt Nam, vấn đề này mới được quan tâm và chỉ đạo phương hướng trong vòng 10 năm trở lại đây, nên không phổ cập được cho người dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; bởi vậy nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề BĐKH còn rất hạn chế”. Ông cũng cho biết hiện tại công ty ông đang tham gia dự án PPMU kết nối giao thông các tỉnh vùng núi phía Bắc nhằm xây dựng một hệ thống hạ tầng có tính vĩnh hằng dưới tác động của BĐKH.
Ông chia sẻ dự án với kinh phí đầu tư rất lớn này vốn dĩ thực hiện được do có nguồn tài trợ từ Đan Mạch.
Ngoài ra, Theo Ông Manoj Pant, trưởng đại diện cụm chuyên gia biến đổi khí hậu công ty Spatial Decisions Vietnam, chuyên tư vấn về môi trường cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tìm đến công ty của ông chủ yếu là các doanh nghiệp được đầu tư từ nước ngoài, có tài trợ, có vốn ví dụ như của World Bank, Asian Development Bank,... Khi đó, World Bank, Asian Development Bank hoặc các nhà tài trợ khác sẽ có mục tiêu chương trình, khuôn khổ chương trình và đơn vị tư vấn chỉ cần đề xuất các biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu chương trình do World Bank, Asian Development Bank tài trợ. Như vậy, có thể thấy là thật khó cho các doanh nghiệp Việt Nam để họ có thể tự bỏ tiền túi của mình ra để thực hiện những dự án mang tính vì môi trường hoặc thích ứng với điều kiện BĐKH.
Bên cạnh đó, bà Bùi Thị Thanh Hương, Phó giám đốc điều hành khách sạn 1A Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, cũng cho biết ban quản trị khách sạn của bà không quan tâm nhiều đến vấn đề BĐKH. Bà cho rằng còn rất nhiều vấn đề và yếu tố khác cần phải quan tâm và đóng vai trò quan trọng hơn như vốn, nguồn nhân lực, tình hình kinh tế nói chung...
46
Những doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp- nông sản ví dụ như công ty cổ phần nông sản AGREXIM- Bộ công thương, lại rất quan tâm đến vấn đề BĐKH. Ông Nguyễn Giang Yên, chủ tịch hội đồng quản trị cho biết, việc khí hậu thay đổi có ảnh hưởng khá lớn đến các quyết định kinh doanh của công ty. Ông nói: “Nếu như trước đây chúng tôi chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu thì hiện nay đã có phòng Kế hoạch kinh doanh, chuyên nghiên cứu về các vấn đề thị trường. Trong đó có nhiệm vụ khảo sát, thu thập thông tin từ địa phương, liên hệ với Trung tâm KTTV và đưa ra dự báo về tình hình thị trường cũng như thời tiết để lập kế hoạch kinh doanh”.
Vấn đề BĐKH là một vấn đề toàn cầu và cần cộng đồng chung tay để giải quyết. Việc một số doanh nghiệp cho rằng vấn đề này không ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ nên họ không cần phải quan tâm dù đã thể hiện sự vi phạm về đạo đức kinh doanh. Bởi vì mọi doanh nghiệp đều có tác động ít nhiều đến môi trường thông qua hoạt động kinh doanh của họ như hoạt động sản xuất sẽ tạo ra khí thải, việc tiêu thụ điện hoặc nhũng nguyên nhiên liệu khác để phục vụ quá trình sản xuất, phân phối, hay xử lý rác thải sau sản xuất...Trách nhiệm của doanh nghiệp là rất lớn và quan trọng góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và ngăn ngữa nguy cơ BĐKH.
Mặt khác, BĐKH không đơn thuần chỉ mang lại điều xấu mà còn là thời cơ cho các doanh nghiệp biết tận dụng, dù vẫn hoạt động trên nguyên tắc chống BĐKH. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trên thị trường quốc tế nhờ đầu tư có tính đến yếu tố chống BĐKH và nay đang hướng tới thị trường Việt Nam.
Bà Nguyễn Mỹ Lan, đại diện General Electric (GE) tại Việt Nam, nhận định: "Các tập đoàn lớn có thể tận dụng BĐKH như là một cơ hội để
47
phát triển". Có thể kể ra những sáng kiến đã mang lại lợi nhuận cho GE như sản xuất turbin cho các trạm phong điện; sử dụng khí bãi rác để tạo năng lượng điện; hạn chế thất thoát điện năng trên lưới điện; chế tạo đầu máy xe lửa tiết kiệm năng lượng 10% so với các loại đầu máy khác (loại này đang chạy rất phổ biến ở Bắc Mỹ); chế tạo động cơ máy bay 115B không gây ồn, giảm thiểu khí thải, và tiết kiệm nhiên liệu. Trong lĩnh vực y tế, GE chế tạo máy cộng hưởng từ tiết kiệm năng lượng tới 40%. Trụ sở của GE trên toàn cầu đều sử dụng điện từ mặt trời, v.v…
Theo đại diện GE, Việt Nam cần có các chính sách môi trường rõ ràng để hạn chế các nước mang CO2 sang Việt Nam. GE cũng mong thúc đẩy nhanh hơn nữa việc ra đời chính sách và thực hiện chính sách về năng lượng tái tạo.
Đại diện City Bank thì cho rằng Việt Nam cần áp dụng các chế tài mạnh hơn với công ty phát thải quá lớn. Với mức phí cao, không thể trang trải được, buộc họ phải có các biện pháp cải thiện công nghệ.
Bà Nguyễn Thị Bình Minh, Cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) và BĐKH, thừa nhận "cảm thấy lo lắng và nhận thấy trách nhiệm của cơ quan quản lý rất nặng nề" trước đòi hỏi của các tổ chức tư nhân trong giai đoạn tìm đường vào Việt Nam, khi họ vừa phải chấp nhận rủ ro vừa đón nhận cơ hội do BĐKH mang lại.
Bà Minh cho biết tiếp, Bộ TNMT phối hợp với Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu các chính sách, kế hoạch để khuyến khích nền kinh tế carbon thấp.
2.1. Tác động của BĐKH đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
48
Theo kết quả khảo sát, BĐKH tác động nhiều nhất đến lĩnh vực sản xuất, thể hiện trong hình 2.6. Có thể thấy rằng không doanh nghiệp nào cho rằng họ không nằm dưới tầm ảnh hưởng và tác động xấu của BĐKHTC. Phần lớn lựa chọn BĐKH có ảnh hưởng rất đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Hình 2.5- Tác động của BĐKHTC đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
0.00%
28%
36%
38%
Hoàn toàn không liên quan Ảnh hưởng không đáng kể Ảnh hưởng đáng kể Rất ảnh hưởng
49
Hình 2.6- BĐKHTC ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực nào trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
BĐKH tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt ở khâu sản xuất. Qua phỏng vấn doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp AGREXIM, ông Nguyễn Giang Yên cho biết BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ông. Thời tiết không tốt sẽ làm số lượng và chất lượng nông sản giảm, khiến cho giá thành tăng và lãi sẽ ít đi. Ví dụ như mùa mưa lũ năm 2011 đã làm sản lượng lạc giảm sút, gây khó khăn cho quá trình thu mua nguyên vật liệu, phơi sấy…
Doanh thu hàng năm thường tăng từ 12-15%, thế nhưng vào những năm có thiên tai lại giảm đến 20%. Ngoài bán hàng trong nước, sản phẩm của công ty còn xuất sang các thị trường nước ngoài, chủ yếu là Singapore, việc chất lượng sản phẩm bị giảm sút do ảnh hưởng bởi BĐKH trong quá trình sản xuất và vận chuyển khiến sản phẩm không thể bán sang các thị trường khó tính như Châu Âu. Ông cũng cho biết, BĐKH ảnh hưởng nặng
58%
8%
34%
Sản xuất Phân phối Tiêu thụ
50
nề nhất đến quá trình sản xuất và sau sản xuất. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua, phân loại nguyên liệu đầu vào, đặc biệt đối với công ty kinh doanh sản phẩm nông sản thô. BĐKH cũng ảnh hưởng rất lớn vào chất lượng và sản lượng sản phẩm đầu ra, gây khó khăn sau sản xuất trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, phơi, sấy, bảo quản…
Còn theo bà Bùi Thị Thanh Hương, BĐKH tác động trực tiếp đến khách sạn thông qua thay đổi thời tiết, gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của khách sạn: “Thời tiết xấu, số lượng khách du lịch giảm; ngoài ra tăng thêm những khoản chi phí để tu sửa, bảo trì vật chất, trang thiết bị, khiến doanh thu giảm. Ngoài ra, BĐKH tác động gián tiếp thông qua thiên tai, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng về tâm lí, cũng làm suy giảm lượng khách và doanh thu”.
Về ngành may mặc – thời trang, ông Đặng Văn Luân, giám đốc công ty tư nhân may mặc Luân Bình, có nói rằng, BĐKH chắc chắn có ảnh hưởng đến ngành may mặc. Tuy nhiên, ông cho rằng BĐKH đã đem lại cho ông những khoản lợi nhuận không nhỏ: “Khi khí hậu biến đổi, nó sẽ trở nên cực đoan hơn, nếu thời tiết càng gay gắt (rất nóng hoặc rất lạnh) thì nhu cầu về quần áo cũng sẽ tăng rõ rệt hơn”. Còn nếu sự thay đổi thời tiết chỉ dao động ở mức trung bình, nhu cầu về ngành này sẽ không cao. Ông cũng cho biết, năm vừa qua, với đợt rét dài ngày, công ty ông đã có doanh thu khá lớn. Điều này đồng nghĩa với việc BĐKH ảnh hưởng khá lớn đến khâu tiêu thụ trong ngành này.
Bên cạnh đó, Ông Vũ Ngọc Trụ, phó tổng giám đốc công ty cổ phần Thiên Khai cũng đồng ý rằng, hầu hết các doanh nghiệp sẽ đều chịu ảnh hưởng của BĐKHTC, chỉ khác ở mức độ nhiều hay ít. Những doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến nông nghiệp, lâm nghiệp;
51
những doanh nghiệp vùng ven biển hay nằm trong tầm ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai.
Về phía bệnh viện, Bác sĩ Lê Kiến Ngãi, trưởng khoa Chống truyền nhiễm Bệnh viện Nhi trung ương, Hà Nội, cho biết việc BĐKH khiến cho thời tiết thay đổi bất thường hơn, số lượng bệnh nhân có thể cũng sẽ tăng lên, và xảy ra hiện tượng quá tải. Tuy nhiên, những gì bác sĩ đề cập chỉ xoay quanh vấn đề khám chữa bệnh, chưa đạt đến những tầm cao hơn như coi bệnh viện ngoài vai trò cung cấp dịch vụ còn phải góp phần xây dựng đề án, giải pháp giảm số lượng bệnh nhân hoặc cung cấp dịch vụ tốt nhất. Đây là tình trạng chung của phần lớn các bệnh viện công.
Mở rộng hơn, ta có thể thấy đây là hiện tượng chung của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Ban quản trị không có khả năng đề ra chiến lược cụ thể. Nhân viên thường không quan tâm đến hoạt động thực sự của toàn bộ doanh nghiệp mà chỉ cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Vì vậy, họ khó quan tâm, dành thời gian nghiên cứu và bỏ kinh phí ra để thực hiện những vấn đề, giải pháp thích ứng với BÐKH.
Dựa vào hình 2.6, ta có thể thấy, các doanh nghiệp không chú trọng việc ảnh hưởng của BĐKH đến khâu phân phối. Điều này có thể do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn buôn bán và vận chuyển trong nước, việc thay đổi về khí hậu không thực sự rõ rệt, và cũng chỉ phân phối trong một phạm vi hẹp. Tuy nhiên, trong giao dịch thương mại quốc tế, việc khí hậu thay đổi gây nên những thiên tai bất thường và thực sự gây cản trở rất nhiều đến buôn bán quốc tế. Các doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam có thể cần chú ý đến vấn đề khí hậu này hơn trong hoạt động kinh doanh buôn bán của mình.
Ngoài ra, BĐKH còn gây ra một số sự bất lợi về nguồn nước và xảy ra những khó khăn trong hoạt động kinh doanh như: