CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKHTC TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
2. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
3.2. Tác động của các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đến BĐKHTC
3.2.1. Sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề BĐKHTC.
Trong xã hội hiện đại và hội nhập quốc tế, hoạt động kinh tế ngày càng phát triển và chạy đua mạnh mẽ, hầu hết các doanh nghiệp lớn coi quản lý việc xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng nguy hại với môi trường như là các bộ phận tách rời của hoạt động quản lý kinh doanh của họ. Tuy vậy, cũng đã có một số doanh nghiệp và công ty đã bắt đầu đặt ra mục tiêu giảm xả thải khí nhà kính của họ, đồng thời đã làm việc với các nhà cung cấp và khách hàng của họ để thực hiện giảm lượng khí thải bảo vệ môi trường. Các hội nghị quốc tế đã có nhiều cố gắng chú trọng khuyến khích các chính phủ có chính sách hướng vào giảm xả thải khí nhà kính toàn cầu, ứng phó với BĐKHTC.
Tuy nhiên, BĐKH vẫn còn là một vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp xem như là một trong những hiệu quả hoạt động chứ không phải là tạo ra các giá trị bền vững lâu dài. Khi được thử thách, các doanh nghiệp và các công ty né tránh trách nhiệm bằng cách trích dẫn những điều không chắc chắn và không rõ ràng trong chính sách BĐKH ở cấp quốc gia và quốc tế như là một rào cản lớn đối với nhận thức của họ về tác động của BĐKHTC tới sự bền vững của trái đất nói chung và hoạt động kinh doanh của họ nói riêng. Trong khi hoàn toàn có thể có một mối quan tâm giữa các doanh nghiệp về những rủi ro
33
vốn có trong việc đáp ứng một vấn đề, từ góc độ kinh doanh, BĐKH là một thay đổi cơ cấu dài hạn.
3.2.2. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tác động đến môi trường tự nhiên và khí hậu toàn cầu.
Một vấn đề đáng nghiêm trọng hiện nay là tình trạng nhiều doanh nghiệp Việt Nam bất chấp tình hình diễn biến phức tạp của BĐKHTC, bằng mọi cách theo đuổi những lợi ích ngắn hạn và để lại những hậu quả nghiêm trọng khôn lường sau này.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần phải tiến hành đầu tư vào máy móc, công nghệ, nâng cao năng suất lao động, quản lý hiệu quả các nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp thay vì cố gắng đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì lại tiến hành những hành động vi phạm đạo đức để đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Những doanh nghiệp này có thể sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng hay sử dụng những công nghệ sản xuất gây ô nhiễm cho môi trường mà không có biện pháp khắc phục, khai thác nguồn tài nguyên một cách bừa bãi, thậm chí trái phép, … nhằm giảm chi phí sản xuất.
Những hành động vi phạm đạo đức này trong trường hợp không bị phát hiện có thể mang lại cho doanh nghiệp một nguồn lợi trước mắt.
Nhưng những hành động phi đạo đức này khó có thể được che giấu được mãi và hậu quả nếu bị phát hiện thì sẽ rất to lớn.
Hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày
34
càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, với các hệ thống dây chuyền công nghệ cũ thì việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một hệ quả tất yếu. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người. Ngoài ra hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thể là những chất thải độc hại. Môi trường bị tàn phá dẫn đến các điều kiện tự nhiên thay đổi và do đó cũng là một trong những nguyên nhân BĐKH.
Hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến BĐKH. Việc sử dụng nhiều các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và chăn nuôi đại gia súc phát xả ra một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khiến cho trái đất ngày càng nóng lên.
Một ví dụ điển hình là hoạt động của doanh nghiệp Vedan.
Vedan là một doanh nghiệp sản xuất bột ngọt của Đài Loan. Được thành lập ở Việt Nam từ năm 1991, bột ngọt Vedan là một trong những sản phẩm quen thuộc và ưa dùng đối với nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam. Mọi chuyện sẽ không có gì để nói nếu không có sự việc Vedan bị phát hiện xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải vào tháng 9 năm 2008. Sự việc này đã khiến Vedan phải nộp phạt phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng, sản phẩm của Vedan bị tẩy chay ở các
35
siêu thị và hơn cả là hình ảnh của Vedan đã bị xấu đi trong mắt công chúng. Chính hành động phi đạo đức nhằm tiết kiệm một khoản chi phí để gia tăng lợi nhuận đã khiến Vedan phải một cái giá rất đắt.
Đáng báo động chính là hành động xả thải ra môi trường của Vedan đã góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước ở các khu vực lân cận. Về lâu dài, nếu các doanh nghiệp cứ tiếp tục có nhận thức kém hoặc thậm chí cố tình không quan tâm đến vấn đề xả thải, sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi, BĐKHTC đến lượt nó sẽ tác động ngày càng sâu sắc hơn đến các quá trình sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.
CHƯƠNG II