CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3. Đề xuất giải pháp
3.4. Giải pháp ứng phó cho vấn đề BĐKHTC từ các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam
Theo GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyên viện trưởng viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, hiện nay thế giới đang chia thành 2 phe: Các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Theo quan điểm các nước đang phát triển giảm lượng xả thải cản trở quá trình công nghiệp hóa của họ và họ cho rằng chính những nước phát triển mới xả thải nhiều nhất.
Theo Nghị định thư Kyoto năm 1994, nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực hiện UNFCCC, Hội nghị các Bên lần thứ 3 (COP 3) của UNFCCC tại Tokyo, Nhật Bản, tháng 12 năm 1997 đã thông qua nghị định thư Kyoto. Mục tiêu chính của Nghị định thư là hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính định lượng nhằm góp phần đạt được mục tiêu chung của UNFCCC. Vừa
78
thích nghi, vừa giảm thiểu tác động của BĐKH nhưng không gây thiệt hại về mặt kinh tế. Để làm được điều đó cần cải tiến khoa học kĩ thuật, tăng cường vốn đầu tư, cải thiện, tăng hiệu suất công việc trên một đơn vị thải. Nhưng do chỉ thực hiện theo thể chế tự nguyện, chưa có chế tài cụ thể nên hiệu quả đạt được không cao.
Việc có nên đặt hạn ngạch khí thải hay không là một vấn đề khó khăn cho chính phủ và nhà nước ta. Nhà nước sẽ hạn chế những nghành tiêu hao nguồn năng lượng lớn, và ủng hộ tiết kiệm năng lượng là vấn đề hàng đầu trong chính sách của nhà nước. Hiện nay chưa có chế tài hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.
Giải pháp được đề ra là vận động các chiến lược xanh như tòa nhà
“xanh”, văn phòng “xanh”; khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học…Trên thế giới, các nước công nghiệp phát triển đang mở rộng nghiên cứu và sử dụng nguồn năng lượng sạch… Tuy nhiên, giải pháp này khó thực hiện được ở Việt Nam do chi phí quá cao, thiếu thốn về mặt tài chính, khó đầu tư cho vấn đề năng lượng sạch trong tương lai, trong khi nước ta cũng cần một nguồn ngân sách lớn để đầu tư và phát triễn những lĩnh vực khác như: giáo dục, y tế, giao thông – vận tải, chính trị - xã hội...
Ngược lại, ông Vũ Ngọc Trụ, phó tổng giám đốc công ty cổ phần Thiên Khai, cho rằng: “Nhà nước nên đưa ra những hạn ngạch về lượng khí phát thải và có những chế tài thích hợp dành cho các doanh nghiệp vi phạm”, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp ý thức hơn trong việc sử dụng tài nguyên, và giảm lượng xả thải ra ngoài môi trường.
Ông cho biết thêm, điều quan trọng nhất đó là tạo cho các doanh nghiệp một thói quen, từ đó họ sẽ dần giảm sử dụng các nguyên nhiên liệu không tốt mà họ vẫn dùng và thay thế vào đó bằng những nguyên
79
liệu sạch mới. Ví dụ điển hình là việc sử dụng túi nilon, sản phẩm này đã từ lâu ăn sâu vào thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, và hiện nay đã có một loại sản phẩm mới, có thể thay thế túi nilon, nhưng dường như, sản phẩm mới này vẫn còn khá xa lạ đối với các doanh nghiệp cũng như người dân. Vì vậy, lĩnh vực truyền thông cần được đẩy mạnh, đầu tiên, nó sẽ tăng sự hiểu biết của mọi người về BĐKH, sau đó, giới thiệu cho mọi người những sản phẩm mới tốt cho môi trường và để việc sử dụng những sản phẩm này dần đi vào thói quen của mọi người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng vấn đề tài chính là một chướng ngại khá lớn, vì túi nilon thông thường rẻ hơn chiếc túi thân thiện với môi trường mới này rất nhiều. Có thể, nhà nước cần đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp nhập sản xuất sản phẩm này cũng như người dân sẽ mua chúng.
Ông Nguyễn Giang Yên, Chủ tịch HĐQT công ty CP nông sản AGREXIM- Bộ công thương trả lời phỏng vấn: “Trước mỗi vụ mùa, phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ phân tích và dự báo thị trường. Chúng tôi cũng phải mua thông tin về tình hình thị trường, thời tiết…và đưa ra dự báo để lập kế hoạch kinh doanh.Tuy nhiên dự báo chỉ đóng vai trò một phần, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều năm kinh doanh để xử lí theo tình hình thực tế. Ví dụ chúng tôi thường đặt thu mua nguyên liệu như lạc, cà phê, hạt tiêu ở các tỉnh miền Trung như Đăk Lăk, Tây Ninh,…Nhưng nếu gặp ảnh hưởng của BĐKH như thiên tai, bão lũ, mưa nhiều…chúng tôi sẽ chuyển kế hoạch đặt hàng ở miền Nam. Việc lên một chiến lược chủ động thì thực sự rất khó khăn và tốn kém; vì vậy việc ứng phó với BĐKH không thể khống chế hoàn toàn vì cần kinh phí rất lớn. Trước đây doanh nghiệp đã từng thử kinh doanh mặt hàng rau an toàn với
80
thử nghiệm về sản phẩm tránh khỏi tác động của môi trường và khí hậu, tuy nhiên kế hoạch này đã thất bại vì giá thành quá cao và đặc biệt dễ mất uy tín do dễ bị trộn lẫn với các sản phẩm kém an toàn khác.”
Bên cạnh đó, bà Bùi Thị Thanh Hương, Phó GĐ Điều Hành khách sạn 1A Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, cho biết: “chúng tôi có tham dự Hội thảo của Bộ du lịch để đẩy mạnh dịch vụ du lịch, khách sạn ở Việt Nam và tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên quốc gia.” Được biết, khách sạn đã và đang thực hiện chủ trương tiết kiệm ví dụ như việc thay toàn bộ bóng đèn cũ bằng bóng đèn tiết kiệm điện năng; tiết kiệm nước trong sinh hoạt bằng cách lắp đặt vòi nước khóa van tự động… Ngoài ra khách sạn đầu tư thêm vào lĩnh vực bất động sản để giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận. doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch – Khách sạn nhưng ít quan tâm đến BĐKHTC và có mức độ hiểu biết chưa sâu về tình hình, ảnh hưởng từ BĐKHTC. Thực tế là Việt Nam chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết và thiết thực để đẩy mạnh hoạt động du lịch mặc dù rất có lợi thế về các tài nguyên, điều kiện sẵn có. Các doanh nghiệp này cũng chỉ ứng phó một cách thụ động và không có kế hoạch xây dựng một chiến lược phát triển du lịch cụ thể và lâu dài. Bà Bùi Thị Thanh Hương cũng đã đưa ra một ví dụ điển hình về ngành du lịch tại Thái Lan. Mặc dù đất nước này đã và đang trải qua những giai đoạn khá căng thẳng về mặt chính trị, tuy nhiên, với sự đầu tư của chính phủ vào ngành du lịch, ngành này đã phát triển ngày càng mạnh mẻ và thu hút rất nhiều khách du lịch.
Tại bệnh viện Nhi Trung Ương, Hà Nội, Ban lãnh đạo của bệnh viện thường xuyên tổ chức các hoạt động cũng như các buổi hưởng dẫn, nhằm giúp các cán bộ trong bệnh viện sử dụng dụng cụ y tế một
81
cách an toàn, vệ sinh, tiết kiệm và hiệu quả. Những đồ dùng, hóa chất,... khó phân hủy sẽ được phân loại và xử lý riêng. Đề tài cũng xin đề xuất ý kiến rằng bệnh viện có thể mở rộng quy mô, điều này có thể ứng phó được với những trường hợp khí hậu biến đổi, số lượng bệnh nhân tăng vọt,...
Ngoài ra, Ông Đặng Văn Luân, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Luân Bình, cho biết, doanh nghiệp ông thường xuyên nhập vải và nhiều nguyên liệu chính khác từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Việc hạn chế sản xuất công nghiệp tại Việt Nam này giúp giảm lượng khí thải tại Việt Nam cũng như sự độc hại của các chất nhuộm màu lên môi trường bởi Việt Nam chưa có đủ khả năng xử lý những chất này. Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có những thành phần phụ như khuy, cúc, ... là được sản xuất vì nó khá là đơn giản và không tốn nhiều chi phí.
82