Những bài học có thể áp dụng vào công tác QLTL trong EVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam. (Trang 96 - 99)

7. Kết cấu của luận án

1.4.2. Những bài học có thể áp dụng vào công tác QLTL trong EVN

K IL O B O O K S .C O M

Th nht, Sự phân tách các khâu của dây chuyền sản xuất và kinh doanh điện là không thể không thực hiện. Sự độc lập (ở từng mức độ, tùy thuộc vào trình độ đổi mới quản lý) giữa các khâu phát điện, truyền tải, phân phối là một yêu cầu tất yếu, để đảm bảo áp sát cơ chế thị trường, hạch toán toàn diện và nâng cao hiệu quả quản lý.

Th hai, giá điện phải được xem là vấn đề có tính then chốt để góp phần giải quyết các bài toán về đổi mới quản lý. Chấp nhận hội nhập và cơ chế thị trường, giá điện phải đảm bảo:

- Áp sát giá điện khu vực và thế giới. Cần phải có chính sách hỗ trợ riêng cho những hộ tiêu thụ, không đủ thu nhập theo yêu cầu của giá điện, chứ không đồng nhất chính sách xã hội với việc xây dựng và vận hành mức giá điện ở từng thời kỳ.

- Giá điện tiêu dùng cuối cùng phải bao quát được các chi phí về tiền lương, bảo đảm có lợi nhuận cho các DN và cải thiện thu nhập cho công nhân làm việc trong ngành điện.

- ĐNy mạnh cơ chế chào giá và thực hiện cạnh tranh giá trên thị trường mua và bán điện. Thị trường điện phải "mở” cả 2 chiều, chiều mua và chiều bán. Mạng lưới cung ứng (bán) điện có thể mua điện theo giá chào cạnh tranh của hệ thống bán sỉ, gồm nhiều nhà máy điện được cổ phần hóa, hoặc do tư nhân hùn vốn xây dựng. Các hộ tiêu thụ cũng có thể lựa chọn nhà cung cấp giá hạ, chất lượng dịch vụ cao trong tập hợp các nhà cung cấp ở cùng thời điểm. Để thực hiện cơ chế này, vấn đề tư hữu hóa các tổ hợp phát điện, truyền tải và phân phối điện, cần được xúc tiến.

Th ba, Công tác ĐMLĐ phải được coi trọng và xiết chặt. Các DN phải làm chủ hoàn toàn các khâu xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý mức lao động. Không áp đặt ĐMLĐ của bất kỳ cấp nào ngoài DN. Mức lao động phải được xem như một loại chỉ tiêu tài chính, do DN tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Cùng với việc tăng cường ĐMLĐ, các DN phải thống nhất và hoàn thiện hệ thống tiêu chuNn chức danh. Đây là cơ sở của việc xác định nhu cầu

K IL O B O O K S .C O M

nhân lực và qui mô quĩ tiền lương.

Th tư, Ngành có thể đề xuất và duy trì Lmin như một thông số để kiểm soát chi phí cấp ngành, làm cơ sở cho việc xây dựng phương án lương của EVN. Lmin ngành có thể và cần thiết được xem xét, điều chỉnh theo năm, kể cả khi Lmin chung chưa thay đổi. Việc xây dựng Lmin vừa tuân thủ những nguyên tắc chung, vừa phải thể hiện lợi thế ngành và thu hút, duy trì được lao động có chất lượng cao. Điện là một ngành dịch vụ công, sản phNm điện có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân… Vì vậy, tiền lương phải được sử dụng như một công cụ đắc dụng, nhằm khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên.

Th năm, Duy trì và tôn trọng các thiết chế trong DN theo thông lệ của KTTT, đó là hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, đồng thời bảo đảm quyền của tổ chức Công Đoàn trong việc thương lượng, quyết định các vấn đề về việc làm, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi giành cho NLĐ. Dù DN điện lực thuộc hình thức sở hữu nào, thì những thiết chế trên vẫn là kinh nghiệm tốt đã được kiểm nghiệm sau 200 năm phát triển của CNTB và quá trình hội nhập vào KTTT của Việt nam gần 20 năm nay.

Th sáu, Về mặt vĩ mô, Chính phủ cần có những chủ trương và những giải pháp khuyến khích việc đầu tư vốn của tư nhân (và nước ngoài) không chỉ khâu phát điện, mà có thể cả khâu truyền tải, phân phối điện. Việc có thể và cần làm giai đoạn trước mắt là, xác định ngay những DN có thể chuyển đổi sở hữu, cổ phần hóa hoặc bán một phần tài sản thuộc sở hữu nhà nước, kêu gọi các nguồn vốn để hiện đại hóa công nghệ, thiết bị kỹ thuật. Quá trình chuyển đổi sở hữu các DN, trước đó có 100% vốn nhà nước là xu hướng tất yếu và sẽ là nền tảng để thực hiện trên đó việc đổi mới cơ chế quản lý, trong đó có quản lý nhân lực và tiền lương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

K IL O B O O K S .C O M

Tiền lương, tiền công là khái niệm xuất hiện từ lâu, đồng thời với quan hệ thuê và sử dụng lao động làm thuê. Tuy vậy, tiền lương, tiền công và đặc biệt vấn đề phân phối, QLTL, tiền công luôn là những vấn đề thời sự, là các chính sách lớn của chính phủ, được quan tâm rộng rãi trong xã hội, các tổ chức, các DN. Hoàn thiện QLTL trong các DN là yêu cầu cấp bách, nhằm làm cho tiền lương thực sự là động lực đối với NLĐ, là nhân tố của năng suất, là công cụ hữu hiệu của quản lý. Để thực hiện mục tiêu đặt ra là cung cấp những luận cứ khoa học, có tính hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng QLTL tại tập đoàn điện lực Việt Nam, chương 1 đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá và làm rõ về lý luận khái niệm, bản chất của tiền lương.

- Khái niệm quản lý tiền lương và các nội dung của Công tác QLTL trong DN, bao gồm: lập kế hoạch và quản lý QTL, quản lý Lmin, quản lý ĐMLĐ và ĐGTL, xây dựng quy chế quản lý và các hình thức phân phối tiền lương đến NLĐ.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLTL.

- Những đặc trưng cơ bản trong QLTL của các tập đoàn kinh doanh điện lực khu vực và thế giới và những bài học kinh nghiệm cho QLTL tại tập đoàn điện lực Việt Nam

- Phân tích, chỉ rõ sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện QLTL của các DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam. (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(304 trang)