Coi tiền lương tối thiểu là công cụ nền tảng để hoàn thiện các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam. (Trang 171 - 175)

LƯƠNG TRONG NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN)

Biểu 3.1: CÁC PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

3.2.2. Coi tiền lương tối thiểu là công cụ nền tảng để hoàn thiện các

Lmin là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống chính sách tiền lương của mỗi quốc gia. Lmin hiện nay đang được áp dụng ở hơn một trăm nước trên thế giới, cả trong các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Chức năng chính của Lmin là sự bảo vệ kinh tế cho những NLĐ có thu nhập thấp nhất tại một nước. NSDLĐ, trong bất kỳ hình thức nào, không được trả lương cho NLĐ thấp hơn Lmin do nhà nước quy định. Đây là mức Lmin chung. Đối với các DN, tuỳ theo điều kiện và tổ chức, sẽ tự xây dựng mức Lmin làm cơ sở để xây dựng phương án trả lương cho NLĐ. Lmin DN đương nhiên, không được thấp hơn Lmin do nhà nước đề ra. Vai trò của Lmin đã được Tổ chức lao động quốc tế ILO khẳng định:

- Nhằm loại trừ sự bóc lột thậm tệ có thể xNy ra cho người làm công trước sức ép của thị trường;

- Bảo đảm sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm pháp và các yếu tố KT-XH khác;

- Giảm bớt sự đói nghèo (xác định tỷ lệ đói nghèo phải tìm trong số những người có mức tiền lương thấp nhất);

- Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm các chi phí các yếu tố sản xuất tới mức không thoả đáng trong đó có tiền lương thấp. Quy định Lmin buộc các DN phải tìm các biện pháp khác để giảm chi phí, tăng hiệu quả SXKD.

- Bảo đảm sự trả công tương đương cho những công việc tương đương;

Bảo đảm được sự bình đẳng về trả lương cho các nhóm lao động làm các công việc tương đương nhau trong các điều kiện tương đương.

- Phòng ngừa ngừa sự xung đột giữa các ngành, giữa các bộ phận/doanh nghiêp trong cùng một ngành.

Deleted: I

K IL O B O O K S .C O M

Kinh nghiệm quản lý lao động và tiền lương trong các tập đoàn lớn ở khu vực và trên thế giới đều coi Lmin là cơ sở để trả lương cho NLĐ nói riêng và của mọi chính sách đãi ngộ nhân lực trong DN nói chung. Lmin là xuất phát điểm của việc xác định các mức lương, những tương quan về tiền lương và thu nhập giữa các loại lao động trong một ngành, thể hiện khả năng cạnh tranh của các DN trên thị trường lao động, nhất là với các loại lao động có chất lượng cao.

‘’Về mặt nhận thức, cần nhấn mạnh rằng, cơ chế thị trường là tác nhân chủ yếu, điều tiết mức thuê lao động, mức tiền lương, điều tiết mối quan hệ giữa người sử dụng và người cung ứng sức lao động. Cung, cầu lao động thay đổi, tất yếu sẽ làm thay đổi mức tiền thuê lao động, trong đó, trước hết là mức lương tối thiểu. Nói cách khác, mức lương tối thiểu của thị trường lao động là hết sức linh hoạt’’ [43]. ‘’Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế, vấn đề lợi ích, mà cao hơn, nó là vấn đề xã hội, liên quan trực tiếp đến các chính sách vĩ mô của nhà nước. Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển hoặc đang đi vào kinh tế thị trường, luôn có số cung lao động lớn hơn số cầu của nền kinh tế ‘’[40].

Đặc biệt với phương châm phi tập trung hóa về vấn đề quản lý lao động và tiền lương của tập đoàn, Lmin sẽ trở thành nhân tố cơ bản để một mặt đảm bảo được mối quan hệ giữa gía trị và giá cả SLĐ trên thị trường; mặt khác vẫn có thể quản lý, giám sát hoặc định hướng được việc trả lương cho NLĐ giữa các đơn vị/công ty con trong tập đoàn một cách linh hoạt.

‘’Về chủ trương, biện pháp, khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh hợp lý, tiền lương của CNVC trong doanh nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu thu nhập. Điều đó chắc chắn có tác dụng làm cho người lao động quan tâm đến tiền lương và do đó, đến kết quả lao động của mình. Chi phí tiền lương sẽ thực sự là sự chú ý, động lực và lợi ích kinh tế lớn nhất của

Deleted: i Deleted: I Deleted: i

Deleted: i Deleted: I

K IL O B O O K S .C O M

tập thể công nhân lao động, tiền công sẽ không còn “ quá rẻ ” nữa. Do vậy, các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp bắt buộc phải có chính sách quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng có hiệu quả hơn lực lượng lao động của mình’’[40].

Từ những bất cập, thiếu sót của quản lý tiền lương tối thiểu đã đề cập trong chương 2 và các lý lẽ trên cần rút ra kết luận là: EVN cần có Lmin được chủ động xây dựng trên những quan điểm và nguyên tắc mới, phù hợp với đặc thù SXKD và cơ chế thị trường.

Hiện nay, mô hình tập đoàn kinh tế mới được hình thành ở nước ta, nên việc xây dựng Lmin nói riêng và hệ thống tiền lương trong tập đoàn là vấn đề mới, đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Dựa trên vai trò (chung) của Lmin, xét cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, nghiên cứu những nguyên tắc và cách thức xác lập Lmin tại một số tập đoàn điện lực khu vực và thế giới (Trung Quốc, Thái Lan, Vương quốc Anh …), luận án xin nêu một số yêu cầu đối với Lmin của tập đoàn:

Th nht, Lmin cần thiết kế trên nền của giá công lao động tối thiểu của thị trường lao động trong nước, nhưng có tính đến giá công lao động trên thị trường lao động khu vực và quốc tế. Định hướng này sẽ mở ra khả năng hội nhập giữa các thị trường lao động, nhất là thị trường cung ứng loại lao động có kỹ thuật cao của ngành điện lực. Chẳng hạn, loại trừ sự khác nhau về sức mua của đồng tiền, loại trừ sự khác nhau về mức sống bình quân của dân cư, Lmin tập đoàn điện lực Việt Nam có thể và cần không khác nhiều với Lmin đang thực hiện tại tập đoàn điện lực Thái Lan, Trung quốc, Philippin. Lý do là các chi phí cho ngành điện và tổ chức sản xuất điện ở các nước này không khác biệt nhiều so với Việt nam. Hơn nữa thị trường lao động ở khu vực này cũng có những nét tương đồng với Việt nam. Vì vậy có thể tham khảo Lmin của các tập đoàn điện lực của nước này để vận dụng vào Việt nam.

Deleted: I

Deleted: i

Deleted: i Deleted: I

Deleted: i

Deleted: i Deleted: I Deleted: i Deleted: I Deleted: i Deleted: I Deleted: i

K IL O B O O K S .C O M

Th hai, phải xây dựng Lmin chung của tập đoàn. Các DN thành viên sẽ dựa trên đó và năng lực tài chính, hiệu quả SXKD, khác biệt về điều kiện vùng, miền... để thiết kế Lmin cá biệt. Các DN ngoài nhà nước chịu trách nhiệm và tự chủ về Lmin do mình đề xuất, cho dù đó là DN 100% vốn tư nhân hay đã cổ phần hóa hoặc 100% vốn do nước ngoài đầu tư. Mức Lmin tập đoàn có thể không phụ thuộc vào Lmin do nhà nước quy định, nhưng không được thấp hơn mức này và không được tách rời quan hệ giữa tổng chi phí và tỷ suất hiệu quả trên chi phí - chỉ tiêu này sẽ do các cơ quan chức năng của tập đoàn nghiên cứu và do Hội đồng quản trị tập đoàn quyết định.

Th ba, Khi xây dựng mức Lmin của Tập đoàn nhất thiết phải tính đến khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Vì cạnh tranh giữa các DN trong nền KTTT, bắt đầu từ cạnh tranh chiếm lĩnh các nguồn lực có chất lượng cao, trước hết là NNL. Ưu thế của các DN, cũng trước hết là ưu thế về đội ngũ nhân lực trình độ cao mà nó có. Mức lương và các chính sách đãi ngộ sẽ là nhân tố có tính quyết định để DN có thể thu hút và giữ chân đội ngũ nhân lực đó. Để bảo đảm yếu tố cạnh tranh, đồng thời tập đoàn có cơ hội thu dụng được NNL chất lượng cao, về độ lớn và cơ cấu của Lmin của tập đoàn phải thoả mãn:

+ Tái sản xuất mở rộng SLĐ, tức là Lmin phải là cơ sở để NLĐ nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề.

+ Phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong tập đoàn và có thể bảo đảm nuôi được ít nhất thêm 1 người trong gia đình phải sống nhờ vào thu nhập của NLĐ ngành điện. Chi phí cho suất ăn theo (mà Lmin phải tính đến) tuỳ thuộc vào mức hiệu quả đạt được trong SXKD và khả năng tài chính của tập đoàn.

+ Được điều chỉnh kịp thời khi có sự biến động của mức giá hàng hóa tiêu dùng. Thời gian điều chỉnh và hệ số điều chỉnh do tập đoàn ấn định

Deleted: i Deleted: I Deleted: I Deleted: bÊt luËn

Deleted: i

K IL O B O O K S .C O M

nhưng phải cao hơn mức điều chỉnh của nhà nước và không dài hơn thời gian giữa 2 lần điều chỉnh của nhà nước.

+ Bảo đảm 1 tỷ lệ tích luỹ (làm tài sản cho NLĐ)

+ Lmin được điều chỉnh, sửa đổi khi: i. Mức sống chung của xã hội tăng lên; ii. Mặt bằng giá công lao động trên thị trường lao động Quốc gia và khu vực thay đổi; iii. Tạo ưu thế thu hút đội ngũ nhân lực chất lượng cao so với các ngành nghề khác.

Th tư, để tính đến yếu tố vùng, miền và các điều kiện lao động khác nhau, các DN sẽ dự tính các hệ số điều chỉnh cho Lmin cá biệt. Tổng hệ số điều chỉnh phải được cân đối trên nền mức tổng chi phí về tiền lương mà DN có thể chịu đựng. Tập đoàn không khống chế và không thể khống chế 1 loại hệ số giống nhau cho các DN có điều kiện lao động khác nhau và ở trên những vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước. Lmin cá biệt không thấp hơn Lmin chung của tập đoàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam. (Trang 171 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(304 trang)