Thực trạng xây dựng và quản lý Lmin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam. (Trang 121 - 127)

LƯƠNG TRONG NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN)

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CỦA EVN

2.3.1. Thực trạng xây dựng và quản lý Lmin

Các căn cứ pháp lý để EVN xây dựng và quản lý Lmin:

- 1997 – 1999 : NĐ 28 CP về đổi mới QLTL trong các DNNN.

- 1999 – 2001 : QĐ 121 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tiền lương đặc thù của ngành điện.

- 2001 – 2005 : NĐ 03 CP về QLTL trong DNNN.

- 2005 đến nay là NĐ 206 ngày 14/12/2004.

K IL O B O O K S .C O M

Tinh thần chung của các văn bản pháp lý nói trên là: Xuất phát từ tính đặc thù, Chính phủ cho phép EVN được áp dụng hệ số tăng Lmin từ 1 – 2,5 hoặc 3 lần (theo từng thời kỳ) dựa vào kết quả hoạt động SXKD, thông qua các điều kiện :

Mt là, sản xuất, kinh doanh điện phải có lãi;

Hai là, đảm bảo thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo đúng luật định;

Ba là, mỗi năm giảm tổn thất điện năng từ 0,2% đến 0,3% so với chỉ tiêu kế hoạch được Hội đồng quản trị EVN phê duyệt (chỉ tiêu tổn thất điện cho phép được xây dựng trên cơ sở số thực hiện năm trước liền kề).

Bn là, NSLĐ bình quân của công nhân, viên chức ngành điện tính theo kwh điện thương phNm năm sau cao hơn năm trước liền kề.

Theo đó, EVN thực hiện cách thức tính Lmin như sau:

LminEVN = Lmin C (1+ Kđc EVN) (5) Ở đây: - Lmin EVN là Lmin EVN

- L min C là Lmin chung (do Nhà nước định)

- K đc EVN là hệ số điều chỉnh tăng thêm bình quân về Lmin của EVN.

- K đcEVN = K v + K ng (6)

Trong đó: Kv là hệ số điều chỉnh lương bình quân theo vùng, với 3 mức:

+ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có hệ số 0,3

+ Các TP loại 2, các khu CN tập trung có hệ số 0,2 + Các tỉnh, thành, Khu vực còn lại có hệ số 0,1.

Kng là hệ số điều chỉnh lương theo ngành. Hệ số này do Chính phủ quy định. Ngành điện lực có hệ số 1,2.

Mặt khác, xuất phát từ Lmin bình quân và lao động định biên của các đơn vị trực thuộc, Lmin của EVN còn có thể xác định theo công thức:

K IL O B O O K S .C O M

( )

n

min i dbi i 1

min EVN

dbi

L xLÐ

L LÐ

= =

Σ

(7) Trong đó: Lminevn: Lmin bình quân của EVN;

Lmini: Lmin của đơn vị i;

LĐdbi: Lao động định biên của đơn vị i;

LĐdb: LĐ định biên của EVN.

n: Số đơn vị trực thuộc của EVN.

Với cách tính này, Lmin của EVN qua các năm như số liệu biểu đồ 4.

Nhìn vào biểu số liệu và các công thức (5) và (6) có thể nhận xét:

Mt là, Về các thông số được đưa vào trong Lmin EVN. Có 2 thông số, đó là Lmin chung (Đã được đề cập ở mục 2.2.3.1). Thông số thứ hai là KđcEVN. Hệ số này được tính từ hệ số điều chỉnh theo vùng và hệ số điều chỉnh theo ngành. Hệ số điều chỉnh theo những đặc tính kinh tế - kỹ thuật của ngành (Kng) đã xác định, nhưng hệ số theo vùng (Kv) lại khá phức tạp. EVN có địa bàn SXKD phủ khắp cả nước. Ngay với từng đơn vị thành viên, cũng có phạm vi hoạt động trên nhiều khu vực. Một số đơn vị thuộc EVN lại có tính lưu động như quản lý đường dây truyền tải, sửa chữa, các Công ty điện lực, thông tin viễn thông điện lực. Vì vậy hệ số điều chỉnh Lmin theo vùng của EVN, lại phải xác định như sau:

n m l

dbi dbk dbj

i=1 k 1 j 1

v n m l

dbi dbk dbj

i=1 k 1 j 1

0,1x LÐ 0,2 x LÐ 0,3x LÐ

K

LÐ LÐ LÐ

= =

= =

 

   

+ + 

   

     

=  

+ +

 

 

∑ ∑ ∑

∑ ∑ ∑

(8)

Trong đó: -

n dbi i 1

=

∑ là tổng số LĐ định biên bình quân của đơn vị i trên địa bàn có hệ số 0,1. n là số đơn vị trực thuộc có hệ số Kv = 0,1.

K IL O B O O K S .C O M

- m dbk

k 1

=

∑ là tổng số LĐ định biên bình quân của đơn vị k trên địa bàn có hệ số 0,2. m là số đơn vị trực thuộc có hệ số Kv = 0,2.

- l dbj

j 1

=

∑ là tổng số LĐ định biên bình quân của j đơn vị SXKD trên địa bàn có hệ số 0,3. l là số đơn vị trực thuộc có hệ số Kv = 0,3.

Nói cách khác, hệ số tăng thêm về Lmin tại EVN còn phụ thuộc vào địa bàn công tác của mỗi người/nhóm NLĐ. Về phương diện tổng quát, trong phạm vi toàn ngành, cách tính trên là khá hợp lý, song cũng không thể bao phủ triệt để các đặc thù, cá biệt, chi tiết của từng đơn vị, từng nhóm loại lao động, chẳng hạn những đơn vị lưu động; hoặc nhóm lao động quản lý khi có các đơn vị lao động luân chuyển trên nhiều khu vực địa lý; Hơn nữa, việc sử dụng lao động định biên trong công thức tính như trên cũng sẽ phản ánh không đầy đủ, không chính xác tình hình thực tế.

Hai là, về quản lý Lmin. Dù tính theo cách nào, Lmin của EVN luôn bị khống chế chặt chẽ về độ lớn. Nếu theo Nghị định NĐ28/CP ngày 28/3/97 của Chính phủ, thì Lmin ngành điện lực, không được vượt quá 2,5 lần Lmin bình quân chung của các DN được giao đơn giá. Còn Nghị định 03/2001 NĐ/CP, cho phép Lmin ngành có thể tăng lên không quá 3 lần Lmin chung (Lmin chung lúc này là 210.000đ), nhưng với các điều kiện không chế về nộp ngân sách, lợi nhuận, bảo đảm quan hệ giữa tăng NSLĐ và tăng tiền lương bình quân. Còn theo Nghị định 206/2004/NĐ/CP ngày 14/12/2004, Chính phủ vẫn đồng ý để ngành điện lực thực hiện Lmin (tối đa) không vượt quá 3 lần Lmin chung (là 290.000đ), đồng thời cũng nới lỏng về mức NSLĐ và mức lợi nhuận phải đạt. Nhìn chung cơ chế quản lý Lmin như trên, đã đạt được một số mục tiêu cơ bản sau:

K IL O B O O K S .C O M

- Chính phủ vẫn giữ được vai trò điều tiết việc phân phối thu nhập của EVN với tư cách là DN độc quyền nhà nước, bảo đảm duy trì tương quan về thu nhập giữa điện lực với các ngành Công nghiệp khác nói chung, hạn chế những bất cập do tính chất độc quyền cũng như vị trí chiến lược của ngành đối với nền kinh tế, gây ra.

- Là một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chi phí (về LĐ và TL) của EVN. Trong khuôn khổ duy trì các DN điện lực thuộc sở hữu Nhà nước, và SXKD vẫn mang tính độc quyền, thì cơ chế quản lý Lmin như hiện hành, có nhiều ưu việt và được nhiều nước lựa chọn.

- Sự điều chỉnh Lmin (Từ 2,5 ÷3 lần Lmin chung) đã góp phần không nhỏ tạo động lực vật chất, khuyến khích tăng NSLĐ, đề cao ý thức trách nhiệm, kỷ luật trong SXKD và nâng cao chất lượng các dịch vụ mà ngành điện cung ứng cho xã hội.

Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng và quản lý Lmin của EVN đã bộc lộ những bất cập, hoặc chí ít, những điểm không còn tương thích với cơ chế thị trường, mà hệ quả là không phát huy được đầy đủ hiệu quả SXKD, cả dưới góc độ xã hội cũng như dưới góc độ DN. Những bất cập thể hiện ở mấy điểm dưới đây:

- Mọi mức lương của ngành đều xuất phát từ Lmin được lựa chọn. Mà Lmin của ngành lại bị khống chế "cứng" bởi Lmin chung của Nhà nước và các hệ số (Kv và Kng) cũng do nhà nước quy định. Thế là, ngay từ đầu, các đơn vị trực thuộc EVN đã khó có những lựa chọn tối ưu hơn về chính sách và cơ chế tiền lương, phân phối thu nhập, mặc dù vẫn phải chấp nhận các quy luật của thị trường. Các hệ số điều chỉnh (Kv và Kng) thực chất là những cố gắng nhằm nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước về Lmin đối với các DN, nhưng lượng tuyệt đối của mỗi hệ số lại không có những căn cứ rõ ràng và có tính thực tiễn.

K IL O B O O K S .C O M

- Mặc dù đã có những điều chỉnh, nhưng Lmin mà EVN đang thực hiện, chưa thể hiện vị trí chiến lược của ngành đối với nền KTQD. Lmin năm 2004, cũng mới chỉ bằng 80% Lmin quy định cho các DN có vốn nước ngoài trên địa bàn HN và TP Hồ Chí Minh và bằng 1,57 lần Lmin chung của Nhà nước.

Đây chưa thể là cơ sở để thiết kế hệ thống lương cho CNVC ngành điện - ngành kinh tế kỹ thuật, có giá trị TSCĐ tới 120.000 tỷ đồng và gần 40% lao động được đào tạo cơ bản, có hàm lượng chất xám cao. Hay nói cách khác, khi Lmin còn bị "đông cứng" ở mức thấp như hiện nay, ngành điện lực nói chung, EVN nói riêng, chưa thể có được cuộc "cách mạng" trong việc thu hút, lựa tuyển những lao động có chất lượng cao. Vì vậy, hàng năm EVN vẫn có tờ trình Chính phủ, cho nới lỏng thêm chính sách tiền lương, nhằm cải thiện thu nhập cho CNVC, dưới lý do "cơ chế đặc thù". Đây là nhu cầu chính đáng của thực tiễn mà có nguyên nhân từ những bất cập của cơ chế quản lý Lmin được quy định từ phía chính phủ.

- Những điều kiện mà các nghị định 28CP (năm 1997); 03 CP (năm 2001), buộc các đơn vị trực thuộc EVN phải bảo đảm về chỉ tiêu lợi nhuận, NSLĐ, mới được thực hiện Lmin (tối đa) bằng 2,5 lần Lmin chung, là những biểu hiện xa rời thực tiễn SXKD của ngành điện. Trên thực tế, do thực lực của nền kinh tế cũng như của EVN, cung chưa đáp ứng đủ cầu, vì vậy, cả 2 chỉ tiêu rất quan trọng của EVN là NSLĐ (tính trên sản lượng điện thương phNm) và mức lợi nhuận, ngoài những nỗ lực chủ quan của EVN, còn tuỳ thuộc rất lớn (nếu không nói là có tính quyết định) vào điều kiện tự nhiên, tình hình thuỷ văn từng mùa, từng năm. Trong tổng sản lượng mà EVN sản xuất hàng năm, thuỷ điện đã chiếm 60%. Do vậy nếu mùa khô đến sớm, kéo dài và lưu lượng nước tại các hồ Thuỷ điện xuống thấp không đủ cho sản xuất, ngành điện phải tăng công suất nhiệt điện và Diezel để bù. Trong trường hợp này, cả 2 chỉ tiêu trên đều không đạt, nhưng không do lỗi của EVN, thậm chí có thể

K IL O B O O K S .C O M

cường độ làm việc của NLĐ trong toàn EVN lúc này lại tăng lên. Đây là một đặc thù, mà tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đã phải tính đến khi thiết kế cơ chế, chính sách tiền lương.

- Cách thức xây dựng và quản lý mức Lmin nói trên chưa thật sự quán triệt vai trò, vị trí của mức Lmin trong nền KTTT; còn cứng nhắc (cấp trên áp đặt cho cấp dưới) và do đó chưa thể hiện được khả năng cạnh tranh của các DN trên thị trường lao động.

- Các căn cứ pháp lý đề ra để điều chỉnh Lmin cho EVN đều nhằm mục tiêu thúc đNy SXKD của EVN. Tuy nhiên trên thực tế, cách tính Lmin như công thức (5) và (6) đã bộc lộ sự thiếu gắn kết giữa kết quả SXKD với mức tăng tiền lương. Đơn vị làm tốt, đóng góp nhiều vào kết quả của EVN, xứng đáng được điều chỉnh Lmin cao hơn nhưng cũng chỉ được hưởng như đơn vị chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được điều chỉnh mức tăng Lmin theo quy định. Hơn nữa, cách tính này đã bị nhiều đơn vị lợi dụng do áp hệ số điều chỉnh theo khu vực thiếu chính xác (tăng số LĐ làm việc tại các khu vực có hệ số điều chỉnh cao, giảm số LĐ làm việc tại các khu vực có hệ số điều chỉnh thấp).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam. (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(304 trang)