CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG
2.2. Thực trạng về công tác lập kế hoạch tại công ty Cổ phần Sông Đà 12
2.2.5. Phân tích thực tiễn công tác lập kế hoạch của công ty Cổ phần Sông Đà 12
2.2.5.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 dựa trên các lĩnh vực hoạt động
Mục đích của việc phân tích những yếu tố ( lĩnh vực hoạt động) của Công ty nhằm thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu thực sự của Công ty. Cụ thể nhƣ sau:
* Công tác sản xuất
Bảng 2- Tình hình sản xuất sản phẩm SXCN và xây lắp của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (2004-2006)
TT CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
KH TH KH TH KH TH
I Khối lƣợngSP SXCN
1 Vỏ bao xi măng 103vỏ 15260 16337 1440 1574 1560 716
2 Cột điện các loại Cột 7100 6864 7000 1681 4500 995
3 Cát xây dựng Sơn La m3 100000 81000 17000 1650
4 Bê tông thương phẩm m3 528 632 10000 13118
5 Phụ gia tro bay Tấn 14228 14979 12000 7600 4000 2485
II Khối lƣợng xây lắp
1 Đào đắp cát m3 99570 145482 191070 207383 221962 220134 2 Đổ bê tông các loại m3 13077 24210 21570 53177 45321 46598
3 LDKC thép XD và
GCCK các loại Tấn 4463 3641 4144 6666 3536 4167
(Nguồn tài liệu: Phòng kinh tế- kế hoạch Công ty cổ phần Sông Đà 12)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lập kế hoạch sản xuất sản phẩm SXCN và xây lắp trong những năm qua tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12 có sự chệnh lệch rất lớn so với thực hiện. Các chỉ tiêu về khối lƣợng xây lắp hầu nhƣ là vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên các sản phẩm SXCN thì có những chỉ tiêu lại không đạt mức kế hoạch đề ra đặc biệt là năm 2006.
* Công tác Marketing
Đối với công tác này Công ty chủ yếu quan tâm đến công tác đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp, SXCN, kinh doanh vật tƣ vận tải. Và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể nhƣ:
- Từng bước Công ty đã hạn chế việc tham gia đấu thầu và thi công công trình nhỏ lẻ, phân tán, tham gia đấu thầu và tập trung lực lƣợng thi công một số công trình lớn có hiệu quả. Công tác tiếp thị đấu thầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng đƣợc Công ty quan tâm và chỉ đạo sâu sát từ công ty đến các đơn vị trực thuộc. Năm 2005 Công ty đã trúng thầu và bàn giao đƣợc 6 công trình với giá trị gần 130 tỷ đồng.
Ngoài ra Công ty cũng đang nỗ lực xúc tiến tiếp thị vận chuyển thiết bị cho một số dự án lớn nhƣ nhà máy XM Sông Đà, nhà máy XM Cẩm Phả, nhà máy XM Thăng Long, nhà máy XM Tây Ninh…
- Đối với các sản phẩm công nghiệp Công ty luôn luôn xác định đầu ra của sản phẩm là yếu tố quyết định để sản xuất. Vì vậy trong những năm qua Công ty đã tổ chức mạng lưới bán hàng trên toàn quốc để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp .
- Công tác cung cấp vật tƣ cho các công trình trọng điểm: Với kinh nghiệm truyền thống về vận tải thuỷ, bộ, Công ty đã tổ chức kết hợp tốt giữa vận tải và kinh doanh đảm bảo chủ động trong công tác kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực này.
Bên cạnh những thành công mà Công ty đã đạt đƣợc thì công tác marketing cũng như phát triển thị trường của Công ty còn rất hạn chế đặc biệt là ở khâu phân phối hay mạng lưới kinh doanh của Công ty. Thực tế chứng minh
Đối với công tác đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp các đơn vị trong Công ty thiếu chủ động tìm kiếm thêm việc làm, công trình theo kế hoạch đã cam kết
Đối với SXCN đặc biệt là sản xuất vỏ bao xi măng, Công ty chỉ bán cho Công ty Xi măng Sông Đà, chưa mở rộng thị trường tiêu thụ
Đối với lĩnh vực kinh doanh vật tƣ vận tải, Công ty vẫn chủ yếu thực hiện theo nhiệm vụ của TCT giao, còn công tác tiếp thị bên ngoài nhƣ đấu thầu kinh doanh mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật tƣ khác cho các đơn vị ngoài TCT chƣa thực sự chiếm lĩnh thị trường do giá cả cao, kinh nghiệm tiếp thị chưa tốt, chưa xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động.
Hơn thế nữa Công ty còn chưa bám được thị trường tiêu thụ nguồn hàng để cung cấp do đó tiến độ thi công của các công trường bị chậm
* Công tác nhân sự
Hiện nay tổng số cán bộ của Công ty là 1963 người trong đó nam la 1287 người và nữ là 406 người.
Trong lĩnh vực nhân sự thì Công ty cũng đã phân tích khá chi tiết về cơ cấu nguồn nhân lực, trình độ tay nghề của người lao động
Bảng 3- Cơ cấu nguồn lao động của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
TT Chức danh nghề Tổngsố
năm 2004
Tổngsố năm 2005
Tổng số
năm 2006 Đơn vị
A Cán bộ KHNV 318 324 396
Ngườ i
1 Kỹ sƣ 110 125 176
Ngườ i
2 Cử nhân 116 112 124
Ngườ i
3 Cao đẳng 29 24 24
Ngườ i
4 Trung cấp 48 48 56
Ngườ i
5 Sơ cấp- cán sự 15 15 15
Ngườ i
B Trực tiếp 817 834 1240
Ngườ i
1 Công nhân xây dựng 141 164 311
Ngườ i
2 Công nhân cơ giới 235 242 362
Ngườ i
3 Công nhân lắp máy 8 26 36 Ngườ
i
4 Công nhân cơ khí 231 231 307
Ngườ i
5
Công nhân sx vật
liêu 139 143 158
Ngườ i
6 Công nhân khảo sát 0 4 4
Ngườ i
7
Công nhân kỹ thuật
khác 6 5 5
Ngườ i
C Lao động phổ thông 57 20 57
Ngườ i
( Nguồn tài liệu: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần Sông Đà 12 ) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong lĩnh vực nhân sự Công ty đã phân tích khá chi tiết về công tác tổ chức bộ máy quản trị, cơ cấu nguồn lao động, trình độ tay nghề của người lao động
Trong năm 2006, Công ty đã tuyển chọn tiếp nhận 76 kỹ sƣ, cử nhân, 25 cao đẳng, trung cấp và 210 công nhân kỹ thuật các ngành, trong đó: Tuyển dụng 40 công nhân điện, nước để phục vụ thi công tại Thủy điện Tuyên Quang; 20 công nhân lái xe, lái máy xúc, cần trục phục vụ thi công tại Thuỷ điện Sơn La.
Công ty cũng đã mở lớp đào tạo tay nghề điện cho 23 công nhân ở các xí nghiệp; cử 54 CBCNV các phòng Công ty và các đơn vị tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ do TCT và các cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức. Đồng thời thực hiện công tác kèm cặp cử nhân, kỹ sư mới ra trường và công nhân thợ bậc thấp với tổng số 73 người kèm cặp và 114 người được kèm cặp.
Trong công tác đời sống của người lao động thì Công ty đã tích cực giải quýet việc làm và tạo thu nhập ổn định cho CBCNV và đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho hầu hết CBCNV. Đồng thời cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được nâng cao. Lãnh đạo Công ty tạo điều kiện để các tổ chức Công Đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công phát động, tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất tại các công trình trọng điểm…
* Công tác tài chính
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động SXKD thì vấn đề quan tâm hàng đầu là vấn đề về tài chính bởi vì có nguồn lực tài chính thì doanh nghiệp mới có đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động SXKD và Công ty Cổ phần Sông Đà 12 cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Đến thời điểm 31/12/2005 tổng số vốn của Công ty nhƣ bảng sau:
Bảng 4- Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
STT Nguồn vốn Giá trị (đồng)
I Phân theo cơ cấu vốn
1 Vốn cố định 60.310.312.349
2 Vốn lưu động 664.516.957.170
II Phân theo nguồn vốn
1 Vốn Nhà nước 31.793.745.793
2 Vốn vay tín dụng trong nước 601.397.939.337
3 Vốn vay TCT Sông Đà 0
4 Vốn khác 91.635.558.435
- Vốn điều lệ của Công ty
Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 55.000.000.000 VNĐ Trong đó:
+ Cổ phần của Nhà nước ( chiếm 49% vốn điều lệ): 26.950.000.000 đồng.
Trong đó giá trị quyền sử dụng thương hiệu Sông Đà: 2.750.000.000 đồng bằng 5%
vốn điều lệ, tỷ lệ này sẽ cố định trong suốt thời gian hoạt động của Công ty.
+ Cổ phần bán cho người lao động, tổ chức cá nhân khác ( chiếm 51,5% vốn điều lệ): 28.050.000.000 đồng. Trong đó cổ phần ưu đãi là 149 cổ phần tương ứng với giá trị là 14.954.400.000 đồng.
Trong công tác tài chính công ty đã đạt đƣợc những thành công :
Thực hiện tốt công tác đối chiếu công nợ thường xuyên, bám sát chặt chẽ tiến độ nghiệm thu thanh toán của các đơn vị để thu hồi vốn.
Đáp ứng vốn phục vụ SXKD đầy đủ tương đối kịp thời. Giải ngân vốn kịp thời cho các dự án do Công ty thực hiện, hoàn trả nợ vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn
Tuy nhiên, Công ty chƣa chủ động bám sát các chỉ tiêu kế hoạch tài chính để có biện pháp khắc phục những tồn tại vướng mắc, chỉ đạo sát sao hoạt động SXKD phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đảm bảo lợi nhuận đúng cam kết theo kế hoạch đƣợc giao. Và Công ty cũng chƣa quan tâm đúng mức đến công tác đầu tƣ lâu dài, chưa xác định được định hướng phát triển của đơn vị trong những năm tới, tính toán khả năng ưu thế của thị trường, các nguồn lực cân đối và xét đến khả năng phát triển đến khả năng phát triển trong tương lai để có định hướng đầu tư có hiệu quả.
* Công tác quản lý cơ khí cơ giới
Trong công tác quản lý cơ khí cơ giới, hàng năm Công ty lập kế hoạch và thực hiện công tác kiểm định phương tiện xe máy theo đúng quy định. Bổ sung kịp thời các định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu cho các xe máy thiết bị mới và các quy trình quy phạm vận hành tương ứng
Đồng thời qua công tác kiểm tra kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, cân đối, điều chuyển xe máy hoạt động hợp lý giữa các đơn vị trong toàn Công ty để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ SXKD và hoạt động của xe máy có hiệu quả
Bảng 5- Bảng cân đối xe máy thiết bị thi công của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
TT Tên xe máy thiết bị Thông số kỹ thuật
Số lƣợng
hiện có
Tình trạng xe máy Đang
hoạt động ( chiếc)
Không hoạt động (chiếc)
1 Ô tô ZIN 7 tấn 1 1 0
2 Ô tô KIA BỆ 1,5 tấn 1 1 0
3 Ô tô MAZ ben 20 tấn 10 10 0
4 Ô tô KAMAZ ben 13 tấn 5 5 0
5 Đầu kéo kpaz 240CV 2 2 0
6 đầu kéo 210 CV 2 2 0
7 Đầu kéo MAZ 180 CV 2 2 0
8 Tec xi măng 12-25-30 tấn 19 19 0
9 Đuôi tắc foóc 25-60 tấn 8 8 0
10 Moóc kéo 4 4 0
11 Sà lan 200-250 tấn 30 30 0
12 Tàu đẩy + kéo sông 12 12 0
13 Cần trục 5-25 tấn 14 14 0
14 Máy xúc lật 1,6 m3/ h 2 2 0
15 Máy xúc đào 0,8 m3/h 1 1 0
16 Máy ủi 160 CV 2 2 0
17 Bơm bê tông 80 m3/h 1 1 0
18 Máy trộn bê tông 350 L- 750 4 4 0
19 Máy bơm điệncác loại 22 22 0
20 Tàu hút cát 50m3/h 1 1 0
21 Máy sàng cát 80m3/h 1 1 0
22 Máy hàn xoay chiều, 1
chiều 23 KW 13 13 0
23 Máy cắt tôn 14 2 2 0
24 Máy uốn tôn 7,5 3 3 0
25 Máy cắt uốn thép 3 3 0
26 Máy đầm dùi 3 3 0
27 Máy phát điện 500/0.4 5 5 0
28 Cây xăng 4 4 0
29 Nồi hơi sấy cột 1 1 0
30 Dàn quay cột ly tâm 50kg/h 1 1 0
31 Trạm trộn bê tông 60m3/h 1 1 0
32 Xe chuyển trộn bê tông 11m3 2 2 0
(Nguồn tài liệu: Phòng cơ khí cơ giới Công ty cổ phần Sông Đà 12 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy với chủng loại và số lƣợng máy móc thiết bị hiện có của Công ty cũng đã tạo ra cho mình một thế mạnh trên thị trường nói chung và trong nội bộ TCT nói riêng từ đó tạo niềm tin chocác chủ đầu tƣ khi Công ty tham gia vào các công trình xây dựng.
Tuy nhiên trong công tác quản lý cơ khí cơ giới của Công ty thì vẫn còn những tồn tại như: Hiệu quả của công tác tái đầu tư đối với phương tiện vận tải thuỷ chưa cao, tái đầu tư không đồng bộ nên thời gian hoạt động của phương tiện ngắn;
Bộ máy quản lý cơ khí cơ giới tại các đơn vị còn yếu, chƣa năng động trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng xe máy, thiết bị.