LƠ XÊ MI KINH DÕNG BẠCH CẦU HẠT

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Huyết học (Trang 35 - 39)

1. ĐẠI CƯƠNG

Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt (Chronic myeloid leukemia - CML) là bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tuỷ mạn ác tình, đặc trƣng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt có biệt hóa trưởng thành, hậu quả là số lượng bạch cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ các tuổi của dòng bạch cầu hạt.

Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt là một bệnh mắc phải. Phóng xạ có thể là một nguyên nhân gây bệnh. Nhiễm sắc thể Philadelphia (NST Ph) và gen tổ hợp bcr-abl là khâu quan trọng nhất trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.

2. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng

a. Giai đoạn mn tính

- Lách to, gặp ở 85-90% người bệnh. Gan to gặp trên 50% người bệnh.

- Mệt mỏi, kém ăn, sụt cân, ra mồ hôi đêm.

- Thiếu máu mức độ nhẹ hoặc vừa.

- Tắc mạch (tắc mạch lách, tắc mạch chi, tắc tĩnh mạch dương vật, phù gai thị, giảm hoặc mất thị giác một bên, giảm thình giác…).

- Biểu hiện của bệnh Goute do tăng axit uric máu gặp trên một số người bệnh.

b. Giai đoạn tăng tốc

- Biểu hiện lâm sàng nặng lên (thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng).

- Lách to không đáp ứng với điều trị.

c. Giai đoạn chuyển lơ xê mi cấp

- Trong giai đoạn này thường gặp biểu hiện lâm sàng đặc trưng cho lơ xê mi cấp nhƣ triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, hội chứng thâm nhiễm.

2.2. Xét nghiệm a. Giai đoạn mn tính

- Máu ngoại vi: (1) Thiếu máu bình sắc, kìch thước hồng cầu bính thường; (2) Số lượng bạch cầu tăng cao (thường trên 50 x 109/l); (3) Gặp đủ các tuổi dòng bạch cầu hạt trong máu ngoại vi; (4) Tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và tiền tuỷ bào dưới 15%;

(5) Tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn ƣa acid và bạch cầu đoạn ƣa base; (6) Số lƣợng tiểu cầu tăng trên 450 x 109/l (gặp trong khoảng 50-70% trường hợp).

- Tuỷ xương: (1) Tuỷ giàu tế bào (số lượng tế bào tuỷ trên 100 x 109/l); (2) Tăng sinh dòng bạch cầu hạt đủ các lứa tuổi; tỷ lệ M:E trên 10:1 (bính thường là 3-4:1); (3) Tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và tiền tuỷ bào dưới 15%;

- NST Phvà/hoặc gen bcr-abl: Dương tình trong khoảng 95% trường hợp.

- Nồng độ axit uric máu: Tăng trên 40-60% trường hợp.

b. Giai đoạn tăng tốc

- Máu ngoại vi: (1) Tăng tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và tiền tuỷ bào nhưng dưới 20%; (2) Giảm số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin; (3) Số lượng tiểu cầu có thể tăng hoặc giảm.

- Tuỷ xương: (1) Giảm sinh dòng hồng cầu và dòng mẫu tiểu cầu; (2) Xu hướng tăng tế bào non ác tính (tế bào blast), trong đó tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và tiền tuỷ bào nhưng dưới 20%.

c. Giai đoạn chuyển lơ xê mi cp

- Máu ngoại vi: (1) Tăng tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và tiền tuỷ bào ≥ 20%; (2) Giảm số lƣợng hồng cầu và nồng độ hemoglobin; (3) Giảm tiểu cầu.

- Tuỷ xương: (1) Giảm sinh dòng hồng cầu và dòng mẫu tiểu cầu; (2) Tăng sinh các tế bào non ác tính (tế bào blast), trong đó tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và tiền tuỷ bào ≥ 20%.

2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán a. Chẩn đoán xác định

- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tuỷ đồ, NST Ph và/hoặc gen bcr-abl.

b. Chẩn đoán phân biệt

- Phản ứng giả lơ xê mi gặp trong nhiễm trùng nặng.

- Các bệnh khác trong hội chứng tăng sinh tuỷ mạn ác tính, theo bảng xếp loại của WHO năm 2008.

c. Tiêu chuẩn đáp ứng điều tr

- Tiêu chuẩn đáp ứng hoàn toàn về huyết học: Số lƣợng bạch cầu < 10 x 109/l, không còn bạch cầu hạt tuổi trung gian; Số lƣợng tiểu cầu < 450 x 109/l; Lách không to, lâm sàng ổn định.

- Tiêu chuẩn đáp ứng về tế bào di truyền: Đáp ứng hoàn toàn: Ph(+) 0%; Đáp ứng nhiều: Ph(+) 1%-35%; Đáp ứng một phần: Ph(+) 36%-65%; Đáp ứng tối thiểu: Ph(+) 66%-95%; Không đáp ứng: Ph(+) >95%.

- Tiêu chuẩn đáp ứng mức độ phân tử: Đáp ứng sâu: xét nghiệm PCR định lƣợng (độ nhạy ít nhất 4,5 log dưới mức đường chuẩn) không tìm thấy mRNA của gen bcr-abl;

Đáp ứng không hoàn toàn: Số lượng mRNA của gen bcr-abl giảm ít nhất 3 log dưới mức đường chuẩn (dưới 0,1%).

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Giai đoạn mạn tính và tăng tốc

a. Điều tr nhắm đích bằng thuc c chế hot tính tyrosin kinase

- Lựa chọn điều trị thứ nhất là các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 1 và

+ Thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 1: Imatinib. Liều dùng ban đầu: 400 mg/ngày (4 viên hàm lƣợng 100 mg/ngày) ở giai đoạn mạn tính; 600-800 mg/ngày ở giai đoạn tăng tốc, 800 mg/ngày ở giai đoạn chuyển lơ xê mi cấp.

+ Thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 2: nilotinib và dasatinib. Liều khởi đầu nilotinib đƣợc khuyến cáo là 300 mg x 2 lần/ngày.

- Nếu có kháng thuốc với imatinib, có thể sử dụng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 2, hoặc ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại. Nếu sử dụng nilotinib là lựa chọn điều trị thứ 2, hoặc điều trị trong giai đoạn tăng tốc hoặc chuyển cấp, liều khởi đầu có thể tăng lên 400 mg x 2 lần/ ngày.

- Theo dõi đáp ứng điều trị bằng xét nghiệm:

+ Tủy đồ và NST Ph (công thức NST và/hoặc FISH) sau mỗi 3 tháng kể từ lúc bắt đầu điều trị;

+ Định lƣợng gen bcr-abl (kỹ thuật PCR định lƣợng) từ lúc chẩn đoán và mỗi 3 tháng trong quá trính điều trị để lƣợng hóa mức độ lui bệnh phân tử;

+ Phát hiện đột biến gen bcr-abl kháng thuốc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng kỹ thuật giải trình tự gen.

b. Các thuốc điều tr khác

- Hydroxyurea: Liều khởi đầu 30-60 mg/kg cân nặng cơ thể/ngày. Giảm liều tuỳ theo số lƣợng bạch cầu rồi chuyển sang điều trị duy trì liều thấp (10-20 mg/ngày) khi số lượng bạch cầu trở về giá trị bình thường.

- Interferon-D: Liều khởi đầu 5 MU/m2/ngày. Điều trị trong vòng 3 năm sau khi đạt lui bệnh về tế bào di truyền. Sau đó có thể giảm liều Interferon-D rồi dừng thuốc và xét nghiệm NST Ph mỗi 6 tháng.

c. Ghép tế bào gc to máu

- Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại với người cho phù hợp HLA là phương pháp cho phép đạt tới tình trạng lui bệnh lâu dài với khả năng tiến tới khỏi bệnh.

d. Điều tr h tr

- Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhưng cần hạn chế chỉ định truyền máu khi số lƣợng bạch cầu còn cao trên 100G/L để tránh làm tăng nguy cơ tắc mạch.

- Bổ sung dịch bằng đường uống (2-3 lìt nước/m2 hàng ngày), kiềm hóa nước tiểu, lợi niệu cƣỡng bức phòng ngừa hội chứng tiêu khối u.

- Allopurinol đường uống 300 mg/ ngày phòng ngừa và điều trị tăng axit uric máu.

- Gạn bạch cầu khi số lƣợng bạch cầu cao trên 100G/L.

4.2. Điều trị trong giai đoạn chuyển cấp

- Trong giai đoạn chuyển cấp của lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt, cần điều trị nhƣ đối với lơ xê mi cấp (đa hoá trị liệu và ghép tuỷ đồng loại) phối hợp với điều trị nhắm đìch bằng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kynase.

5. TIÊN LƢỢNG

Trước kia, giai đoạn mạn tính của lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt thường kéo dài 3-5 năm, sau đó nhanh chóng chuyển thành lơ xê mi cấp (có tiên lƣợng xấu, thời gian sống thêm thường không quá 1 năm). Ngày nay, với việc ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và điều trị nhắm đìch bằng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase, tiên lượng người bệnh lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt được cải thiện mạnh mẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Baccarani M, Deininger MW, Rosti G et al. European LeukemiaNet recommendations for the management of chronic myeloid leukemia: 2013. Blood 2013; Prepublished online June 26 doi: 10.1182/blood-2013-05-501569.

2. Hehlmann R, Hochhaus A, Baccarani M. European LeukemiaNet. Chronic myeloid leukaemia. Lancet 2007; 370: 342-350.

3. National Comprehensive Cancer Network. NCCN guidelines Version 4.2013 Panel members: Chronic myelogenous leukemia.

4. Vardiman JW, Melo JV, Baccarani M, Thiele J. Chronic myelogenous leukemia, BCR-ABL1 positive. WHO Classification of Tumours of Hematopoietic and Lymphoid Tissues 2008; 32–37.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Huyết học (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(236 trang)