7. Bố cục của luận văn
1.2.1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta diễn
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta giành đuợc thắng lợi, hiệp định Giơnevơ được ký kết, theo hiệp định này, quân Pháp phải rút hết quân về nước, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai, lấy vĩ tuyễn 17 làm ranh giới và hai năm sau sẽ tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Nhưng đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách phá hoại hiệp định Giơnevơ thế chân Pháp xâm lược nước ta bằng chính sách thực dân mới nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng thông qua chế độ cai trị độc tài tay sai Ngô Đình Diệm.
Sau khi giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta đã phải chịu những tổn thất nặng nề về người và của, trong lúc đang tập trung mọi lực lượng nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh thì lại phải
đương đầu với một kẻ thù còn nguy hiểm hơn gấp bội phần, đẩy cách mạng nước ta vào tình thế khó khăn hơn bao giơ hết.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ, dưới sức ép về kinh tế và quân sự, Pháp đã phải từng bước rút lui khỏi miền Nam nhương chỗ cho Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Mỹ đã nhanh chóng xây dựng được một đội quân nguỵ dưới quyền kiểm soát của mình gồm 10 sư đoàn bộ binh và hàng chục trung đoàn độc lập, với một bộ tổng tham mưu hoàn toàn do Mỹ đào tạo. Hệ thống cố vấn Mỹ được cài cắm ở khắp nơi từ Phủ Tổng thống, Bộ Tham mưu, Nha cảnh sát, các Bộ của chính quyền Sài Gòn cho đến các địa phương.
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã nhận định: “Với một hệ thống “cố vấn” chặt chẽ, dựa vào quyền lực của vũ khí, đô la và hàng viện trợ, đế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam; chúng quyết định từ đường lối, chính sách cho đến công việc cụ thể của chính quyền miền Nam trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao”[77, 105].
Trong thời gian 1954 - 1956, Mỹ đã cùng với chính quyền Ngô Đình Diệm dồn sức tiêu diệt các thế lực vũ trang giáo phái thân Pháp ở Nam bộ, đó là Hoà Hảo, Cao Đài và Bình Xuyên. Chúng đã phải sử dụng bạo lực để tiêu diệt các lực lượng chống đối này. Ngày 1-1-1955, Mỹ - Diệm đã cắt các khoản phụ cấp trước đây Pháp dành cho các giáo phái này và ra lệnh đóng cửa sòng bạc kim Chung và Đại thế giới (Đây là nguồn thu lợi lớn của Bình Xuyên); mua chuộc và dụ hàng các tướng lĩnh của Cao Đài, Hoà Hảo; tổ chức các chiến dịch thanh trừng lực lượng vũ trang thân Pháp, chiến sự xảy ra khắp nơi ở Nam Bộ với quy mô của một cuộc chiến tranh.
Ngay từ giữa tháng 7 năm 1954, Hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng đã đề ra phương châm hoạt động của cách mạng miền Nam là: Phải kết hợp chặt chẽ hình thức đấu tranh hợp pháp và không hợp pháp, nhưng phải
lấy hoạt động bí mật, bất hợp pháp là chính đồng thời hết sức lợi dụng mọi khả năng hợp pháp để tuyên truyền, tổ chức, giáo dục quần chúng. Phải luôn bám sát quần chúng mà hoạt động, chống sự khủng bố của địch, che dấu, giữ gìn lực lượng cách mạng.
Lợi dụng mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp, một số đồng chí đã ở lại miền Nam hoạt động trong lực lượng vũ trang giáo phái chống Diệm nhằm tạo vỏ bọc hợp pháp để hoạt động cách mạng, tư đó gây dựng cơ sở cách mạng ở các địa phương. Sau khi lực lượng vũ trang giáo phái tan rã, một số nơi ở Nam Bộ đã xây dựng được các đội vũ trang cách mạng và có những hình thức hoạt động vũ trang thích hợp trong từng giai đoạn nhất định để củng cố và xây dựng cơ sở cách mạng vững chắc làm hạt nhân cho cuộc đấu tranh chống Mỹ, Diệm sau này.
Tháng 9 năm 1954, Hội nghị Bộ Chính trị đã phân tích sâu sắc tình hình nước ta trong thời kỳ này và khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: phải đấu tranh đòi đối phương thi hành đầy đủ Hiệp định Giơnevơ, củng cố hoà bình, thực hiện tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, không được khủng bố, đàn áp nhân dân và trả thù những người kháng chiến cũ, không được cướp giật lại ruộng đất cũng như các quyền lợi dân sinh, dân chủ mà cách mạng đã mang lại cho nhân dân.
Thi hành nhiệm vụ nói trên, cách mạng miền Nam phải lấy hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu. Lúc này phải biết nắm lấy cơ sở pháp lý của hiệp định Giơnevơ mà lãnh đạo quần chúng đấu tranh hợp pháp với địch, tiến công chúng về mặt chính trị, tinh thần, kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ.
Trong hai năm 1955 - 1956, Đảng bộ miền Nam đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chính trị mạnh mẽ, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, giữ vững hoà bình, chống âm mưu, hành động chuẩn bị gây chiến tranh của địch, đòi thực hiện dân chủ, cải thiện dân sinh.
Tuy nhiên, sau khi thẳng tay gạt Pháp ra khỏi guồng máy cai trị và độc chiếm miền Nam, phá tan lực lượng vũ trang của các giáo phái, gạt bỏ mọi thế lực thân Pháp cùng với việc xây dựng quân đội nguỵ, Mỹ hướng ngay mũi nhọn đàn áp của mình về phía phong trào yêu nước cách mạng. Chúng tổ chức mạng lưới kìm kẹp đến tận ấp, xã, phường, bắt cán bộ ta ra trình diện, phân loại nhân dân, làm tơ khai gia đình, tổ chức các đảng phái phản động...
Từ cuối năm 1954, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã huy động bộ máy quân đội, cảnh sát gây ra những vụ thảm sát đẫm máu ở Ngân Sơn, Chợ Được, Mỏ Cày, Củ Chi, Chí Thạnh, Cam Lộ, Hướng Điền... Chúng thi hành quốc sách “tố cộng, diệt cộng” để đàn áp phong trào yếu nước, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam, lùng bắt và giết hại những người kháng chiến cũ và đồng bào yêu nước. Chúng thi hành chiến lược này với phương trâm “giết nhầm còn hơn bỏ sót” với mục tiêu tiêu diệt hết những người cộng sản, những tổ chức cộng sản ở đây. Chúng dùng quân đội mở nhiều cuộc hành quân càn quét trên quy mô lớn, dài ngày như “chiến dịch Thoại Ngọc Hầu” diễn ra ở 18 tỉnh miền Tây Nam Bộ , “chiến dịch Trương Tấn Bửu” ở 8 tỉnh Đông Nam Bộ. Mỹ, Diệm đã ban hành luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam bắt bớ, tra tấn, chém giết những người yêu nước, biến miền Nam thành nơi tràn ngập nhà tù, trại giam.
Trước hành động khủng bố trắng của Mỹ-Diệm, lực lượng cách mạng miền Nam bi tổn thất lớn: 9/10 số cán bộ đảng viên bị giết và tù đày. ở Nam Bộ, khoảng 7 vạn cán bộ, đảng viên bị giết, gần 90 vạn cán bộ và quần chúng bị bắt, tù đày; gần 20 vạn bị tra tấn đến tàn tật, chỉ còn khoảng 5 nghìn so với 60 nghìn đảng viên trước đó. Bến Tre từ 2000 đảng viên chỉ còn 162 đảng viên; Tiền Giang còn 92 đảng viên; Gia Định, Biên Hoà mỗi nơi chỉ còn 1 chi bộ Đảng. ở khu V (lúc này gồm cả Trị - Thiên) và Nam Trung bộ còn khoảng 40% tỉnh uỷ viên, 60% huyện uỷ viên; 70% chi uỷ viên xã bị bắt, bị giết, 20
tỉnh chỉ còn 2-3 chi bộ, 12 huyện đồng bằng không còn cơ sở Đảng. Riêng Trị - Thiên còn 160 đảng viên so với 23.400 đảng viên trước đó [66, tr.145]. Đây là tổn thất về lực lượng vô cùng to lớn của cách mạng miền Nam không có gì có thể so sánh được và là thời kỳ đen tối nhất mà cách mạng miền Nam phải trải qua.
Một điểm dễ nhận thấy nhất trong cuộc đụng đầu lịch sử này là sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng giữa hai bên. Chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến trong tình trạng hết sức khó khăn, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng kinh tế nghèo nàn lạc hậu, hàng vạn thôn xóm tiêu điều, xơ xác; hàng chục hécta ruộng đất hoang hoá; đời sống nhân dân thiếu thốn mọi bề. Miền Nam tạm thời do đối phương kiểm soát, cách mạng tư chỗ có chính quyền, có quân đội, có vùng giải phóng trở thành không chính quyền, không quân đội, không vùng giải phóng; lực lượng cách mạng tại chỗ bị thiệt hại năng nề do chính sách cai trị độc tài của chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra.
Trong khi đó kẻ thù mà chúng ta phải đương đầu là một đế quốc hùng mạnh, giàu có, nham hiểm nhất thế giới, có bộ máy quân sự mạnh, có đội quân viễn chinh đông và chưa tùng bị bại trận.
Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, đất nước có nguy cơ “trở về thời kỳ đồ đá” như Mỹ hăm doạ. Đặc biệt khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, trong nước và trên thế giới cũng có nhiều ý kiến khác nhau, họ cho rằng nhân dân Việt Nam sẽ không thể chiến thắng đế quốc Mỹ, thậm chí có thế tạo ra nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới vì thế họ không muốn ta đánh và không muốn bị lôi kéo vào lò lửa chiến tranh nay. Sự nghiệp cách mạng Việt Nam đứng trước một câu hỏi lớn: liệu với sức mạnh như hiên có chúng ta có thể đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai không và nêu đánh thì sẽ phải đánh như thế nào?
Với bản lĩnh cách mạng và sự am hiểu sâu sắc tình hình, thấy rõ chỗ mạnh
tạm thời và chỗ yếu cơ bản của địch, thấy rõ sức mạnh tổng hợp của nhân dân ta trong thời đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương hạ quyết tâm động viên cả nước kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do”[54, tr.108]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Ta nhất định thắng
Mỹ nhất định thua”[54, tr.36].
Tuy nhiên, không phải chỉ có quyết tâm cao là có thể đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, mà quan trọng là phải biết đánh. “Biết đánh là cả một quá trình sáng tạo, sáng tạo của lãnh đạo và sáng tạo của quần chúng trên cơ sở nắm vững quy luật cách mạng, quy luật chiến tranh cách mạng, quan điểm thực tiễn, biết địch biết ta, đánh giá đúng chỗ mạnh của địch để khắc phục, phát hiện đúng chỗ yếu của địch để khoét sâu, biết tập trung giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn”[7, tr.68].
Với quyết tâm đánh Mỹ và những kinh nghiệm được tích luỹ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh đánh thắng kẻ thù xâm lược lập nên một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử nhân loại, góp phần quan trọng làm tăng cường sức mạnh của lực lượng cách mạng thế giới. Để làm nên chiến thắng đó phải nói đến sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự nhạy bén trong việc nhận định tình hình, bám sát với thực tiễn, đề ra đường lối và phương pháp cách mạng thích hợp mà một trong những thành công đó là việc tổ chức chỉ đạo giành thắng lợi quyết định trong tình thế tương quan lực lượng có sự chênh lệch khá lớn.