Đảng chỉ đạo phát động kháng chiến trường kỳ và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong những năm (1961-1965)

Một phần của tài liệu Tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện,giành thắng lợi quyết định của đảng trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ, cứu nước (Trang 55 - 80)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Đảng chỉ đạo phát động kháng chiến trường kỳ và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong những năm (1961-1965)

Để đối phó với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, trên cơ sở thế và lực mới mà quân và dân ta đã tạo ra qua phong trào Đồng khởi, Đảng ta chủ trương chuyển cách mạng miền Nam lên một giai đoạn mới, từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành cuộc chiến tranh cách mạng với quy mô toàn miền Nam - kháng chiến trường kỳ như Nghị quyết 15 đã vạch ra.

Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập và thông qua chương trình hành động 10 điểm với nội dung cơ bản là đánh đổ chính quyền thực dân mới của đế quốc Mỹ ở MNVN, xây dựng chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ, trung lập, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà. Từ đây, MTDTGPMNVN nhanh chóng trở thành một thực thể chính trị đại diện hợp pháp, chân chính cho đông đảo các tầng lớp nhân dân, liên kết các vùng giải phóng, phối hợp với cuộc đấu tranh ở nông thôn và thành thị chống lại đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Mặt trận thực sự đã trở thành ngọn cờ lãnh đạo trực tiếp cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ở miền Nam, nhất là trong thời kỳ chống

“chiến tranh đặc biệt” và cũng như trong các giai đoạn chiến tranh sau này.

Như vậy, với ý nghĩa quan trọng đó, MTDTGPMNVN thực sự “có vai trò hết sức to lớn, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”[12, tr.12].

Ngày 23-1-1961, Hội nghị BCH Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Cục thay cho Xứ uỷ Nam bộ cũ, là một bộ phận của BCH Trung ương Đảng, gồm một số uỷ viên Trung ương đuợc BCH Trung ương cử ra và uỷ nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam. Trung ương Cục có nhiệm vụ cụ thể hoá và phát triển những Nghị quyết chung của Đảng về cách mạng miền Nam đồng thời trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây. Sự

ra đời của Trung ương cục đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng miền Nam góp phần đưa cuộc cách mạng đó đi đến thắng lợi.

Sớm nhận thấy được sự thay đổi quan trọng trong mưu đồ chiến lược mới của đế quốc Mỹ, cũng như thế và lực mới của quân và dân ta, trên cơ sở đường lối chung về cách mạng được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 và Đại hội Đảng lần thứ III, ngày 24-1-1961, Bộ Chính trị đã họp bàn về phương hướng nhiệm vụ, công tác trước mắt của cách mạng miền Nam và nhận định rằng: “Thời kỳ ổn định của Mỹ - Diệm đã chấm dứt, thời kỳ khủng hoảng triền miên bắt đầu, các hình thức du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện, mở đầu cho cao trào cách mạng mới ở miền Nam”[28,tr.153]. Mỹ và chính quyền Sài gòn quyết dùng bạo lực tiêu diệt cách mạng nên phương hướng giành thắng lợi sắp tới của ta phải bằng cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa để lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam. Vì vậy, phương châm đấu tranh lúc này là: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng vùng mà vận dụng phương châm đấu tranh thích hợp nhưng phải khôn khéo, tránh kích thích Mỹ gia tăng can thiệp vũ trang quá sớm gây khó khăn cho ta, thực hiện việc kiềm chế, đánh địch ở miền Nam. Chúng ta phải gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang vì lúc này lực lương vũ trang của địch chưa bị tổn thất nhiều, nếu mặt đấu tranh vũ trang của ta yếu, không đủ sức đánh những đòn quyết định vào lực lượng vũ trang của địch thì sau thời gian hoang mang, dao động, địch có thể ổn định lại tình hình và phản kích ta. Vì thế, “vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang và đẩy mạnh đấu tranh vũ trang để đủ sức giánh cho địch những đòn sấm sét, tiến lên giành thắng lợi quyết định” [64, tr.44].

Thực hiện sự chuyển hướng đó, Bộ Chính trị chỉ rõ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam là:

Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng ta cả về mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng; ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị; tạo mọi điều kiện và nắm bắt thời cơ chuẩn bị đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam[28, tr.159].

Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh: “Công tác quan trọng và khẩn cấp bậc nhất là phải ra sức xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tiếp tục đẩy mạnh mọi hình thức đấu tranh để lấn địch từng bước và tiến lên đánh đổ hoàn toàn địch”[28, tr.160].

Chỉ thị về Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam là sự cụ thể hoá đường lối cách mạng của Đảng vào điều kiện cách mạng miền Nam khi tương quan lực lượng giữa ta và địch đã có sự thay đổi. Bản chỉ thị này đã chứng tỏ sự lãnh đạo sáng suốt, hết sức nhạy bén của Đảng ta: Trước bước ngoặt của lịch sử cách mạng, Đảng đã kịp thời chuyển hướng cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng, nhưng vẫn tiếp tục tiến hành khởi nghĩa trong chiến tranh cách mạng, chủ động tạo đà cho cách mạng miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn.

Thực hiện những công tác trên, tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang miền Nam được thống nhất với tên gọi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 7-1961, Trung ương Cục quyết định thành lập trung đoàn chủ

lực miền Nam mang mật danh Q761. 50% số đảng viên toàn Đảng bộ miền Nam được sử dụng là nòng cốt xây dựng bộ đội tập trung. Sự ra đời của trung đoàn chủ lực đầu tiên này đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. Đồng thời lực lượng du kích, bộ đội địa phương cũng được chú trọng xây dựng. Đến cuối năm 1961, các quân khu đã xây dựng được 11 tiểu đoàn bộ đội chủ lực với quân số mỗi tiểu đoàn khoảng 500 người, trang bị chủ yếu là vũ khí từ miền Bắc đem vào và một số vũ khí thu được của địch. Bộ đội địa phương toàn miền Nam có khoảng hơn 24 vạn người. Du kích tự vệ các địa phương có khoảng 100.000 người [113, tr.141- 142]. Phối hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, lực lượng vũ trang đã đẩy mạnh hoạt động tiêu hao, tiêu diệt địch, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Mỹ - nguỵ, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành và giữ quyền làm chủ. Trong năm 1961, quân dân miền Nam đã đánh hơn 15.000 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch, thu hàng nghìn khẩu súng các loại. Cùng với các hoạt động quân sự, phong trào đấu tranh chính trị tiếp tục có bước phát triển mạnh. Hơn 33,8 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị. Đến cuối năm 1961, mặc dù địch điên cuồng phản kích, nhưng ta đã phá thế kìm kẹp ở hơn một vạn thôn, xã và giải phóng gần 6 triệu dân [113, tr.142]. Nhờ vậy mà, nguồn nhân lực và hậu cần tại chỗ đảm bảo một phần quan trọng cho sự phát triển của lực lượng cách mạng.

Sang năm 1962, địch tăng cường lực lượng, xúc tiến bình định, đưa kế hoạch lập ấp chiến lược lên thành quốc sách hàng đầu. Với các chiến thuật và biện pháp tác chiến cứng rắn, Mỹ và quân đội Sài Gòn đã lập được hơn 2000 ấp chiến lược gây tổn thất nặng nề cho lực lượng cách mạng miền Nam, gây hoang mang trong nhân dân và một bộ phận các đơn vị vũ trang còn non trẻ.

Mỹ đã dùng trực thăng và xe thiết giáp M.113 truy quét và tiêu diệt lực lượng của ta. Đã có không ít đơn vị vũ trang cấp đại đội,trung đội Quân giải phóng

bị tiêu diệt; nhiều cán bộ, chiến sĩ bị bắt; nhiều làng mạc thôn ấp, vùng giáp ranh, vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến bị bom đạn và chất độc hoá học tàn phá nặng nề… Các cấp lãnh đạo, chỉ huy đôi khi cũng tỏ ra lúng túng trước sức mạnh tàn bạo của kẻ thù, nên đã chưa đưa ra được phướng hướng chỉ đạo đúng đắn. Kết quả là trong 9 tháng đầu năm 1962, chúng ta đã phải chịu những tổn thất to lớn về người và của: 36.200 người hy sinh, bị thương và bị bắt, trong đó có 25.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, địch đã dồn được 2 triệu dân, cơ sở cách mạng bị bật ra ngoài các thôn xã, du kích, cán bộ phải phân tán sang các xã khác chưa bị địch càn quét. Vùng đồng bằng khu V chỉ còn 904 thôn có cơ sở với 700 đảng viên trong tổng số 3.829 thôn[113, tr.144], vì thế, địch dễ dàng dồn dân lập các ấp chiến lược.

ở thời điểm này, nếu so sánh lực lượng thì có thể thấy, sự chênh lệch về lực lượng giữa ta và địch là khá lớn: một bên là quân đội Mỹ - ngụy có lực lượng đông đảo lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, với một bên là lực lượng cách mạng còn non trẻ lại hứng chịu những thiệt hại nặng nề do các chiến dịch càn quét của địch gây ra. Nhưng xét về chiều sâu, ta thấy rằng:

“địch lập ấp chiến lược để chống ta, tức là địch muốn tạo cái thế mạnh trong cái thế yếu hiện nay của chúng. Nhân dân về ta, chính nghĩa về ta, địch không có cách gì giành giật nhân dân với ta mà phải dùng đến phương pháp tập trung quần chúng. Địch thì tập trung quần chúng, kìm kẹp quần chúng, còn ta thì phát động quần chúng, đưa quần chúng ra đấu tranh với địch. Như thế là ta ở vào thế mạnh mà địch ở vào thế yếu”[29, tr.716]. Nhận thức được tương quan lực lượng giữa ta và địch, thấy hết được thế mạnh của ta, thế yếu của địch là một nhân tố quan trọng để những người lãnh đạo đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn. Chúng ta cũng thấy rằng: để đánh bại địch, đưa cách mạng đi đến thành công thì “một mặt phải phá cho được ấp

chiến lược của địch, một mặt phải biết xây dựng lực lượng ngày càng mạnh, đặc biệt là lực lượng quân sự”[29, tr.717]. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho quân và dân MNVN lúc này là phải tìm được cách đánh thắng các chiến thuật mới của Mỹ - nguỵ từ đó mới đánh thắng được chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

Trước tình hình đó, Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh quân giải phóng đã phân công các uỷ viên, các cán bộ dày dạn kinh nghiệm xuống tăng cường cho các tỉnh, các địa phương góp phần củng cố lực lượng và chỉ đạo phong trào chống địch càn quét, phá ấp chiến lược, xây dựng các làng xã chiến đấu.

Cũng trong thời gian này, cuộc chiến tranh cách mạng ở Lào đã có bước phát triển nhảy vọt. Lực lượng vũ trang Pathét phối hợp với bộ đội tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu kiên cường, đẩy địch ra khỏi cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng; giải phóng hầu hết tỉnh Luông Phabăng và tỉnh Nậm Thà. Đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải chấp nhận ngừng bắn, thành lập chính phủ liên hiệp ba phái ở Lào. Tháng 7-1962, Hiệp định Giơnevơ về Lào đuợc ký kết, cam kết tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

Thắng lợi đó của Lào đã tạo ra điều kiện mới cho cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam. Chủ trương nhất quán của Đảng về phương hướng cách mạng miền Nam đã được đồng chí Lê Duẩn nêu ra trong thư gửi Trung ương Cục miền Nam (18-7-1962) là: “vì để giành thắng lợi cho cách mạng miền Nam, đồng thời vì lợi ích chung của toàn quốc và của phe ta, chúng ta phải biết kìm chế địch trong loại chiến tranh đó, và không cho chúng mở rộng chiến tranh miền Nam thành một loại chiến tranh cục bộ lớn”[29, tr.717-718].

Đây là tư tưởng kiềm chế địch để tránh thế khó khăn bất lợi và thắng chúng một cách có lợi nhất của Đảng ta. Chủ trương đó dựa trên cớ sở phân tích chính xác âm mưu, thủ đoạn và khả năng hành động của đế quốc Mỹ

trong các mối quan hệ quốc tế đương thời, mặt khác thấy rõ thế và lực cùng khả năng phát triển của ta.

Đế quốc Mỹ mang dã tâm xâm lược nước ta, vì vậy tìm cách kiềm chế những âm mưu và hành động của chúng là cần thiết và có thể thực hiện được để tránh những khó khăn, bất lợi sớm phải đụng đầu với một kẻ thù lớn mạnh hơn ta nhiều lần, trong khi lực lượng của ta còn hạn chế.

Trên tinh thần đó, từ ngày 6 đến 10-12-1962, Bộ Chính trị đã họp bàn và ra Nghị quyết Về tình hình, phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. BCT đã nhận định việc Mỹ - Diệm tuyên bố chiến tranh và tổng động viên lực lượng để đánh bại cách mạng “là một sự chuyển hướng lớn về chiến lược của chúng, đã tạo ra một cục diện chiến tranh thực sự với quy mô khá lớn ở miền Nam Việt Nam”[29, tr.812]. Về phía ta, Nghị quyết khẳng định rằng, sau một năm chiến đấu với chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ thì “phong trào cách mạng miền Nam đã trải qua những thử thách và khó khăn mới, có nơi có lúc bị động, lúng túng, nhưng vẫn bảo tồn và phát triển được lực lượng, đã gây cho địch nhiều thiệt hại hơn và đã giành được thêm những thắng lợi mới”[29, tr.814]. Trên cơ sở những thành tích đã đạt được trong phong trào đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mỹ, BCT đã nhận đinh: “ta có thể phá được chính sách ấp chiến lược và làm thất bại chiến thuật biệt kích bằng trực thăng vận của địch”[28,tr.815]. Căn cứ vào tình thình thực tiễn đáu tranh, BCT đã đề ra phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là “trường kỳ đấu tranh bằng cả quân sự và chính trị, giữ vững và phát triển phong trào, giành thắng lợi từng phần, đẩy lùi địch từng bước, phát triển và che dấu lực lượng, chuẩn bị điều kiện, tranh thủ thời cơ để tiến lên giành những thắng lợi quyết định giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà”[29, tr.821].

Trong Nghị quyết này, lần đầu tiên BCT đã đề cập tới việc tạo thời cơ để giành thắng lợi quyết định cho cách mạng miền Nam. Đây là một phương hướng hết sức đúng đắn dựa trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch trong điều kiện lấy yếu đánh mạnh của ta. Và chỉ thực hiện theo phương hướng đó, cách mạng miền Nam mới có thể đi đến thắng lợi được.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn đấu tranh giữa ta và địch, để đưa cách mạng ở miền Nam phát triển lên một buớc vững chắc trong mọi tình huống có thể xảy ra, Nghị quyết BCT đã chỉ ra phương hướng công tác sắp tới là tập trung vào các mặt như phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường công tác mặt trận, đẩy mạnh công tác đô thị, tăng cưỡng sự lãnh đạo của Đảng…

Bước sang năm 1963, thực hiện Nghị quyết của BCT, cuộc cánh mạng ở miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Mở đầu là trận ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2-1-1963. Đây là cuộc đụng đầu về quân sự quy mô tương đối lớn so với truớc đó, nó diễn ra giữa lúc Mỹ - Diệm đang ráo riết hoàn thành kế hoạch “bình định miền Nam trong vòng 18 tháng”, còn ta đang gấp rút tìm cách đánh thắng các chiến thuật của địch.

ấp Bắc gồm hai ấp nhỏ là Tân Bình và Tân Thời thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Tại đây đã diễn ra cuộc đọ súng không cân sức giữa ta

và địch. Lực lượng của ta ở đây chỉ có 1 đại đội tăng cường thuộc tiểu đoàn 261 chủ lực khu VIII, 1 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho, 1 trung đội trợ chiến, 1 trung đội địa phương huyện Châu Thành cùng lực lượng dân quân, du kích tại chỗ. Về phía địch, chúng có 3 tiểu đoàn của sư đoàn 7 thuộc

Vùng 4 chiến thuật, 1 chiến đoàn bảo an tỉnh Định Tường, 1

Một phần của tài liệu Tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện,giành thắng lợi quyết định của đảng trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ, cứu nước (Trang 55 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)