7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Đảng chỉ đạo đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, giành thắng lợi quyết định cho cách mạng miền Nam (1969
2.3.2.1. Phương hướng và nhiệm cụ cụ thể của cách mạng Việt Nam (1969-1973)
Những khó khăn, tổn thất của ta từ sau Tết Mậu Thân năm 1968 đã đặt ra cho Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh một nhiệm vụ quan trọng là phải nhận thức lại tình hình và đưa ra được chủ trương chỉ đạo hợp lý và kịp thời.
Đáp ứng yêu cầu trên, ngày 1-1-1969, trong Thư chúc mừng năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát nhiệm vụ và phương hướng tiến hành đấu tranh của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là:
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào [54, tr.426]
Đến tháng 7-1969, Người đã khẳng định lại chủ trương đó trong Lời kêu gọi nhân ngày 20-7:
Đế quốc Mỹ đã thất bại rõ ràng nhưng chúng chưa chịu từ bỏ âm mưu bám lấy miền Nam nước ta. Quân và dân cả nước, triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến quyết thắng, đánh cho Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho nguỵ quân và nguỵ quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiết tới hoà bình thống nhất nước nhà [54,tr.479].
Đây chính là chủ trương chỉ đạo giành thắng lợi quyết định cho cách mạng miền Nam đã được Đảng ta đề ra trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đến nay. Có thể nói,
“đây là sự khái quát tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một phương hướng chiến lược cực kỳ quan trọng, cũng là bước đi sáng tạo trong đường lối quân sự của Đảng để quân và dân ta giành thắng lợi trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”[118, tr.83]. Và “nhìn từ giác độ nghiên cứu lịch sử quân sự, cụm từ “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” của Bác là biện chứng quy luật đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc - chống giặc ngoài, thù
trong”[118, tr.83].
Trong phương hướng chỉ đạo này, Bác đề ra mục tiêu “Mỹ cút” tức là Mỹ phải rút hết sạch quân về nước, còn “nguỵ nhào” là ta phải đánh sụp đổ hết cả nguỵ quân và nguỵ quyền. Hai mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó “đánh cho Mỹ cút” là điều kiện tiên quyết cần phải giải quyết đầu tiên và triệt để, có như vậy mới tạo ra được điều kiện thực hiện mục tiêu tiếp theo - “đánh cho nguỵ nhào” đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Phương hướng chiến lược “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” là cách thức tốt nhất để giải quyết vấn đề miền Nam, phù hợp với khả năng, sức lực của ta. Đế quốc Mỹ là tên đầu sỏ có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nhất trong giới tư bản chủ nghĩa nên ta không thể vừa đánh bại quân Mỹ và đánh bại cả quân nguỵ được. Vì vậy, chỉ trên cơ sở ta đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải rút quân, giành thắng lợi quyết định mới có thể tiếp tục vươn lên “đánh cho nguỵ nhào” kết thúc chiến tranh.
Phương hướng này, sau đó lại được BCT khẳng định là hướng đi chính của cách mạng miền Nam trong Nghị quyết Hội nghị BCT ngày 10-5-1969.
Sau khi phân tích những âm mưu và chủ trương của địch và những đặc điểm tình hình cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong giai đoạn này, BCT đã chỉ ra hai khả năng phát triển của cuộc chiến tranh:
- Khả năng thứ nhất: Mỹ bị tổn thất nặng nề và gặp khó khăn lớn nên chúng buộc phải kết thúc chiến tranh sớm bằng một giải pháp chính trị không theo ý muốn của chúng.
- Khả năng thứ hai: Nếu ta tiến công về mọi mặt không đủ mạnh, Mỹ có thể khắc phục được một phần khó khăn thì chúng sẽ cố gắng kéo dài cuộc chiến tranh ở miền Nam để tìm kiếm một giải pháp chính trị, giải quyết vấn đề miền Nam trên thế mạnh. Chúng cũng có thể ném bom trở lại miền Bắc, hoặc mở rộng chiến tranh sang cả Lào và Campuchia.
Trên cơ sở dự đoán khả năng phát triển chiến tranh, BCT khẳng định nội dung cơ bản của giai đoạn này là: “ta phát triển chiến lược tiến công đến đỉnh cao, giành thắng lợi từng bước, đi đến giành thắng lợi quyết định”[36,tr.131] và BCT cũng nhấn mạnh: “Hiện nay, chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn để thừa thắng tiến lên, đẩy mạnh tiến công toàn diện và liên tục, tiến lên một bước mới rất cơ bản, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh cho Mỹ phải rút quân, đánh cho nguỵ phải suy sụp, giành thắng lợi
quyết định, tạo điều kiện để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”[36,tr.131- 132].
Vậy là, chủ trương giành thắng lợi quyết định vẫn được coi là hướng đi đúng đắn của cách mạng miền Nam trong giai đoạn này và được Đảng tiếp tục bổ sung và phát triển cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
3.2.2.2. Qua trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện giành thắng lợi quyết định của Đảng (1969-1973)
Thực hiện phương hướng chỉ đạo giành thắng lợi quyết định của Đảng, nhiều hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao được đẩy mạnh triển khai trên khắp các chiến trường miên Nam.
* Về mặt ngoại giao, ngày 8-5-1969, Mặt trận DTGPMNVN đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm tại phiên họp toàn thể lần thứ 16, Hội nghị 4 bên về Việt Nam, trong đó yêu cầu quan trọng nhất là Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam không điều kiện để nhân dân miền Nam tự giải quyết lấy công việc của mình mà không có sự can thiệp của nước ngoài. Lập trường có tính nguyên tắc và sách lược mềm dẻo này của ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Tuy nhiên, với bản chất cố chấp và ương ngạnh, Mỹ không dễ gì chấp nhận nếu chưa thực sự thất bại ở miền Nam.
* Về mặt quân sự, sau Hội nghị BCT ngày 10-5-1969, lực lượng vũ trang của ta đã đồng loạt tiến hành các cuộc tiến công địch trên khắp miền Nam với 830 mục tiêu. Sau 1 tháng tiến công, ta chưa đạt được mục tiêu nhưng đã loại khỏi vòng chiến đấu 29 tiểu đoàn và cụm địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.
* Về mặt chính trị, trên cơ sở những thắng lợi về quân sự, ngày 6 đến ngày 8-6-1969, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp và quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Chính
phủ này đã được 23 nước XHCN và dân tộc chủ nghĩa công nhận, đặt quan hệ ngoại giao. Bà Nguyễn Thị Bình được cử làm Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ tham dự Hội nghị Pari về Việt Nam thay cho Mặt trận dân tộc giải phóng trước đây. Sự ra đời của Chính phủ lâm thời là một thắng lợi có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân và cùng là một bước đi quan trọng trong quá trình chỉ đạo giành thắng lợi quyết định ở miền Nam.
Sự diễn tiến của hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao ở miền Nam ngày càng cho thấy rằng, chủ trương chỉ đạo giành thắng lợi quyết định là một chủ trương đúng đắn và đến tháng 7-1969, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 9 đã xác định: “giành thắng lợi quyết định là điều kiện rất căn bản để tiến lên thực hiện mục tiêu của cách mạng miền Nam là độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới thực hiện thống nhất nước nhà”[36, tr.321].
Tầm quan trọng của việc giành thắng lợi quyết định cho cách mạng miền Nam đã được Trung ương Cục khẳng định và coi đó là điều kiện cần thiết, căn bản nhất để tiến lên hoàn thành những mục tiêu của cách mạng mà Đảng đã đề ra.
Căn cứ vào tính hình của chiến trường, Trung ương Cục đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là:
Động viên sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phát huy thắng lợi đã giành được... tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa với ba mũi giáp công đến đỉnh cao nhất, kết hợp với tấn công ngoại giao; khẩn trương xây dựng lực lượng quân sự và chính trị; phát triển thế tấn công chiến lược một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ trên cả ba vùng chiến lược “quét và giữ”, chính sách bình định và các mục tiêu, biện pháp phòng ngự của địch, đánh bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế
mạnh và chủ trương „phi Mỹ hoá” chiến tranh của chúng, đánh cho Mỹ phải rút quân, đánh cho nguỵ phải suy sụp và ta giành được thắng lợi quyết định”[36, tr.340].
Mục tiêu chiến lược cần phải thực hiện khi tiến hành đấu tranh giành thắng lợi quyết định được Trung ương Cục xác định là:
- Đánh mạnh, đánh thật đau quân Mỹ, làm cho chúng bị tổn thất hết sức nặng nề và khó khăn gấp bội về mọi mặt, làm cho chúng không thực hiện được nhiệm vụ trong chiến lược “quét và giữ”, không thực hiện được ý đồ chủ động xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh đánh cho Mỹ phải rút quân.
Đánh thật mạnh vào quân Mỹ lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
- Đánh mạnh vào quân nguỵ, tiêu diệt bộ phận ngoan cố nhất trong quân nguỵ và trong nguỵ quyền, làm tê liệt hoặc tan rã bộ phận còn lại, làm mất nguồn bổ sung của quân nguỵ, khiến cho quân nguỵ không làm được nhiệm vụ cho chiến lược “quét và giữ”, không thể nào củng cố và thay thế cho quân Mỹ, đánh cho quân nguỵ phải suy sụp.
- Ra sức xây dựng lực lượng quân sự và lực lượng chính trị của ta ngày càng lớn mạnh, bố trí trên một thế tấn công chiến lược ngày càng mạnh. Ta phải đánh bại kế hoạch bình định nông thôn của địch, phải làm chủ đại bộ phận nông thôn, các địa bàn chiến lược quan trọng ở vùng rùng núi và trên các tuyến giao thông chiến lược, nhất là các vùng ven tiếp giáp thành thị và một số phần ở ngay trong các thành thị, nhất là ở cơ sở.
- Tiếp tục đánh đổ và làm suy yếu nguỵ quyền các cấp, đặc biệt đánh bại kế hoạch bình định của địch, phải quét sạch đại bộ
phận nguỵ quyền và hệ thống kìm kẹp của địch ở cơ sở đồng thời hoàn thành việc thành lập và ra sức củng cố vững mạnh chính quyền nhân dân cách mạng các cấp, nhất là ở cơ sở, ra sức phát huy vai trò của Chính phủ cách mạng lâm thời.
- Trên cơ sở đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải từ bỏ ý đồ kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, buộc chúng phải kết thúc sớm chiến tranh, rút hết quân Mỹ trong điều kiện nguỵ quân, nguỵ quyền yếu không thể làm được nhiệm vụ theo ý đồ của Mỹ, buộc chúng phải nhận một giải pháp chính trị, thừa nhận một Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập với một chính phủ liên hiệp dân tộc, dân chủ tiến tới thống nhất nước nhà [36,tr.341-342].
Như vậy, đến đây, mục tiêu giành thắng lợi quyết định đã được Trung ương Cục điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra trên chiến trường, trong đó, quan trọng nhất là đánh thật mạnh vào quân Mỹ, làm cho chúng bị thiệt hại nặng nề khiến chúng không thực hiện được mưu đồ của mình, đồng thời tiếp tục làm suy yếu nguỵ quân, nguỵ quyền để chúng không thể thay thế cho quân Mỹ làm nhiệm vụ chính trị và quân sự ở miền Nam, từ đó mà đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải kết thúc chiến tranh không như chúng mong muốn.
Tuy nhiên, do điều kiện chủ quan và khách quan nên tình hình cách mạng miền Nam vẫn ở thế hết sức khó khăn và mục tiêu giành thắng lợi quyết định chưa thực hiện được. Đặc biệt là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, địch đã ra sức đẩy mạnh chiến tranh tâm lý dưới nhiều hình thức hòng gây hoang mang và làm giảm ý chí chiến đấu của nhân dân ta. Tình thế đó, yêu cầu Đảng phải xem xét nghiên cứu lại tình hình một cách đầy đủ, chính xác hơn. Tháng 1-1970, BCH Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 18, đánh
giá sự phát triển của cục hiện chiến tranh từ sau năm 1968 đến nay, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ công tác lớn để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi quyết định.
Hội nghị đã khẳng định thắng lợi của ta trong hai năm 1968-1969 là thắng lợi to lớn, toàn diện chưa từng có về chiến lược, “ta đã tạo ta và củng cố vững chắc những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để đưa cuộc kháng chiến tiếp tục tiến lên bước mới rất cơ bản, giành thắng lợi quyết định”[36, tr.33].
Nhưng chúng ta cũng mắc phải những khuyết điểm, nhược điểm làm cho tình hình trở nên phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khuyết điểm đó là: Thứ nhất, “chưa nắm thật vững quy luật giành thắng lợi trong giai đoạn mới cũng phải trải qua từng bước mới tiến lên giành được thắng lợi quyết định”[36, tr.40]; thứ hai, chưa đánh giá thật đầy đủ âm mưu và thủ đoạn mới của địch; thứ ba, chậm tìm ra giải pháp đối phó kịp thời.
Nhận định về âm mưu và chủ trương chiến lược của địch trong thời gian tới, Hội nghị đã chỉ ra rằng: Mỹ tiếp tục rút quân viễn chinh ra khỏi miền Nam nhưng vẫn ra sức thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá” nhằm tạo một thế mạnh trong quá trình xuống thang chiến tranh đồng thời vẫn cố duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Để thực hiện âm mưu đó, địch sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược “quét và giữ”, lấy bình định là biện pháp chiến lược hàng đầu, và âm mưu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Lào, Camphuchia hong giành thắng lợi về mặt quân sự, tạo lợi thế trên bàn hội nghị.
Từ nhận định trên, BCH Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là:
Kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự và tiến công chính trị, kết hợp với tiến công
ngoại giao, vừa tiến công địch vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh; đánh bại âm mưu Việt Nam hoá chiến tranh của đế quốc Mỹ, đánh bại âm mưu của chúng xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh hòng duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam nước ta; làm thất bại chiến lược phòng ngự của địch, tạo nên chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho nguỵ phải suy sụp, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà [37, tr.56-57].
Nội dung của thắng lợi quyết định trong giai đoạn này được Trung ương Đảng xác định là: Mỹ phải rút hết quân khỏi miền Nam và lực lượng quân sự, chính trị của ta phải mạnh hơn lực lượng còn lại của nguỵ quân, nguỵ quyền lúc đó đang trên đà suy sụp. Lực lượng cách mạng phải làm chủ phần lớn vùng nông thôn, các vùng chiến lược quan trong, làm chủ một phần thành thị, chủ yếu ở cơ sở, tiến lên thực hiện những mục tiêu trước mắt đề ra cho cách mạng miền Nam.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 9 (7- 1969), Hội nghi tiêp tục khẳng định mục tiêu cụ thể để giành thắng lợi quyết định là: Đối với quân Mỹ, ta phải đánh thật mạnh, thật đau, tiêu diệt thật nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng, đánh cho chúng phải rút hết quân khỏi miền Nam; Đối với nguỵ quân và nguỵ quyền, ta phải đánh thật mạnh tiêu diệt, làm tan ra quân nguỵ, đánh đổ và làm suy yếu nguỵ quyền các cấp.; Đánh bại kế hoạch bình định của địch để giành dân, giành quyền làm chủ; Ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh; Trên cơ sở đó đánh bại chiến lược phòng ngự của địch, đánh bại ý