Quá trình Đảng chỉ đạo đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1965-1968)

Một phần của tài liệu Tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện,giành thắng lợi quyết định của đảng trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ, cứu nước (Trang 80 - 114)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Quá trình Đảng chỉ đạo đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1965-1968)

Bước vào giai đoạn này, Mỹ triển khai thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, leo thang bắn phá miền Bắc làm cho cục diện của cuộc chiến tranh thay đổi. Tuy vậy, Đảng vẫn khẳng định chủ trương tranh thủ thời gian giành thắng lợi quyết định là phương hướng chiến lược để đánh thắng Mỹ ở miền Nam.

Tất cả những vấn đề về chiến lược và sách lược để giành thắng lợi quyết định đã được đồng chí Lê Duẩn phân tích và làm rõ trong bài nói tại Hội nghị lần thứ 12 của BCH Trung ương Đảng. Đồng chí đã khẳng định chủ trương tranh thủ thời gian giành thắng lợi quyết định được đề ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 và 11 là hoàn toàn đúng đắn nhưng để đưa ra được

chủ trương cách mạng chính xác trong điều kiện mới, chúng ta “phải phân tích toàn diện những vấn đề mới nảy sinh do việc Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh vào trực tiếp xâm lược miền Nam, dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Cần đánh giá đúng lực lượng và khả năng của địch cũng như của nhân dân ta ở cả hai miền, đặt so sánh thế và lực hai bên trong bối cảnh thời đại”[21, tr.33].

Với tầm nhìn thiên tài và khả năng tiên đoán chính xác, đồng chí Lê Duẩn cho rằng: “đánh giá đế quốc Mỹ không phải là làm một bài toán đơn giản để lường sức mạnh nhiều hay ít, cũng không chỉ nhận định một cách chung chung so sánh lực lượng giữa chúng và các lực lượng cách mạng trên thế giới, mà phải phân tích thế lực của đôi bên một cách toàn diện về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, để thấy rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng”[32,tr.575] mới có “chiến lược và sách lược đúng đắn và có biện pháp đối phó tích cực và toàn diện”[32, tr.574]. Trên cơ sở đó, đồng chí đã phân tích, đánh giá so sánh lực lượng và thấy rằng: đế quốc Mỹ tuy có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh nhất trong phe đế quốc, chúng dùng không quân oanh tạc miền Bắc, đưa quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam là những bước leo thang chiến tranh nhưng “chúng leo thang trong thế thất bại, bị động, chủ yếu là để cứu vãn nguy cơ thất bại của chúng ở miền Nam, nguy cơ tan rã và sụp đổ hoàn toàn của nguỵ quân, nguỵ quyền”. Vì thế, dù chúng có đưa 20 vạn hay nhiều hơn nữa quân Mỹ vào miền Nam thì chúng ta với lực lượng quân sự, chính trị ngày càng lớn mạnh vẫn có khả năng đánh bại chúng.

Từ việc phân tích đặc điểm, tính chất của hình thái chiến tranh mới, đồng chí Lê Duẩn đã thấy được “đối tượng tác chiến mới của ta ở miền Nam không phải chủ yếu là quân nguỵ nữa, mà là cả quân Mỹ và quân nguỵ”[32,tr.582]. Việc xác định chính xác đối tượng mới của cách mạng đã

giúp chúng đề ra được chủ trương đúng đắn, tập trung chĩa mũi nhọn vào đúng kẻ thù của mình. Mục tiêu tác chiến của chúng ta trong giai đoạn này là

“phải tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quan trọng quân Mỹ, bẻ gấy lực lượng nòng cốt ấy của quân nguỵ, làm cho quân Mỹ không đủ sức giữ quân nguỵ, nguỵ quyền, tức là không đủ sức làm nhiệm vụ chính trị trực tiếp của nó, và chính bản thân nó cũng bị đánh bại”[32, tr.583]. Việc “tiêu diệt quân Mỹ đã trở thành vấn đề hiện thực và cần thiết để giữ thế chủ động của chúng ta trên toàn chiến trường”[32, tr.583].

Trong điều kiện mới, nội dung cụ thể của chủ trương giành thắng lợi quyết định được khẳng định và làm rõ hơn. Với việc phân tích sức mạnh và khả năng của Mỹ trong chiến lược chiến tranh này, đồng chí thấy rằng:

“chúng ta nói đánh thắng đế quốc Mỹ hiện nay không phải là đánh bại chính sách sen đầm quốc tế của chúng, đánh bại thực lực quân sự của chúng trên thế giới mà là đánh thắng chúng trong khuôn khổ và quy mô của cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng đang tiến hành ở Việt Nam”[32, tr.587-588].

Hơn nữa, để giành thắng lợi quyết định thì:

Chúng ta cũng không chủ trương về quân sự phải đánh tiêu diệt toàn bộ quân Mỹ, tiêu diệt đến tên xâm lược cuối cùng, hoặc là về quân sự phải quét sạch chúng xuống biển Đông, mà chúng ta chủ trương làm thất bại chính sách xâm lược của chúng, đè bẹp và đánh tan ý chí xâm lược của chúng, làm cho chúng thấy không thể tiếp tục mở rộng và kéo dài chiến tranh xâm lược được nữa và phải chịu thua với những điều kiện nhất định và cuối cùng phải rút khỏi miền Nam nước ta. Do đó, chúng ta đề ra nhiệm vụ giành thắng lợi quyết định trong giai đoạn trước mắt của cuộc chiến tranh cũng tức là nêu ra khái niệm giành một bước thắng lợi căn bản trong một tình hình nhất định của cuộc chiến tranh ở miền Nam.

Nội dung của việc giành thắng lợi quyết định là phải đẩy mạnh ba mũi giáp công để tàm tan rã nguỵ quân về cơ bản, nghĩa là làm cho nguỵ quân không còn đủ sức làm chỗ dựa cho nguỵ quyền ở trung ương và địa phương, không thể phục hồi được thế lực của bọn tay sai ở miền Nam được nữa; mặt khác, phải tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quan trọng của quân đội Mỹ… Điều cần phải nhấn mạnh là chừng nào nguỵ quân chưa bị tan rã về cơ bản thì ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ chưa bị đập tan, nghĩa là chúng vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược và chưa chịu rút khỏi miền Nam nước ta.[32, tr.588].

Phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh ở miền Nam là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là mâu thuẫn với mục tiêu chiến lược giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn mà là chúng ta thấy được mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của cách mạng miền Nam.

Về cơ bản, mục tiêu và nội dung của chủ trương giành thắng lợi quyết định trong giai đoạn này đã được đồng chí Lê Duẩn phân tích một cách cụ thể, trong đó nhấn mạnh đến việc tập trung lực lượng đè bẹp và đánh tan ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc chúng phải rút quân khỏi Việt Nam, giành một bước thắng lợi căn bản cho cách mạng miền Nam, để từ đó tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Những phân tích, đánh giá trên là cơ sở, phương hướng để chúng ta tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước trong điều kiện mới.

Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965), thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển lực lượng cách mạng, thế và lực của cách mạng nước ta đã có những thay đổi đáng kể.

ở miền Nam, lực lượng cách mạng được phát triển nhanh: dân quân du kích các xã vào cuối năm 1965 đã lên tới 174.000 người; đã có 18.834 thanh niên tham gia quân giải phóng và 46.796 cán bộ chiến sĩ ở miền Bắc bổ sung cho miền Nam; lực lượng bộ đội địa phương lên tới 80.000 người và bộ đội chủ lực có 92.000 người; khối chủ lực quân giải phóng miền Nam phát triển từ 10 trung đoàn (1964) lên tới 5 sư đoàn, 11 trung đoàn và một số trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật.

Toàn bộ lực lượng trên được bố trí một cách hợp lý trên các địa bàn chiến lược rừng núi, nông thôn, đồng bằng, vùng ven đô thị tạo điều kiện thuận lợi đánh thắng địch khi chúng đổ bộ vào. Cách bố trí, sắp xếp lực lượng của ta như vậy đáp ứng được yêu cầu chống lại quân Mỹ có phương tiện chiến tranh hiện đại. Tạo được thế trận đánh địch tại chỗ, đánh địch ở chính diện, bên sườn và cả sau lưng, buộc Mỹ và quân đội Sài Gòn phải bị động, phân tán không phát huy được sức mạnh về phương tiện chiến tranh hiện đại và quân số đông. Nhờ đó, ta luôn ở thế chủ động và có khả năng đánh thắng Mỹ khi chúng triển khai thực hiện phản công chiến lược vì “trong chiến tranh, làm chủ được các địa bàn chiến lược quan trọng, bố trí lực lượng một cách hợp lý trên chiến trường trong một thế trận tiến công có lợi đã thắng được một nửa”[22, tr.46].

ở miền Bắc, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân miền Bắc tích cực lao động “một người làm việc bằng hai” để ủng hộ cho cách mạng miền Nam cả về người và của.

Chỉ trong một thời gian ngắn gần 290.000 thanh niên được động viên vào quân đội. Lực lượng dân quân tự vệ tăng từ 1,4 triệu (1964) lên 2 triệu (1965), 3000 tổ đội bắn máy bay của dân quân tự vệ được thành lập. Bộ đội địa phương phát triển lên tới 28.000 người. Bộ đội chủ lực tăng từ 195.000 (đầu năm 1965) lên 350.000 người (giữa năm 1965) và 400.000 người (cuối năm

1965). Khối bộ binh chủ lực cơ động gồm 10 sư đoàn, 6 trung đoàn và một số tiểu đoàn độc lập [9, tr.223]. Các quân binh chủng đều được tăng cường cả về lực lượng lẫn trang thiết bị.

Dựa trên sự phát triển vượt bậc về lực lượng và thế trận được bố trí hợp lý, ngay khi Mỹ triển khai lực lượng, Đảng đã chỉ đạo quân và dân miền Nam tổ chức một số trận đánh phủ đầu để giành thế chủ động trên chiến trường và tìm ra cách đánh Mỹ. Từ đó tạo tiền đề để tranh thủ thời gian giành thắng lợi quyết định cho cách mạng miền Nam.

Thực hiện sự chỉ đạo đó của Đảng, ngay khi những tiểu đoàn lính Mỹ đầu tiên vừa đổ bộ lên Đà Nẵng và bãi biển Chu Lai, các chiến sỹ đặc công và dân quân du kích đã chặn đánh quyết liệt ngay tại căn cứ của chúng. Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở miền Nam, tuy quy mô nhỏ nhưng đã được các nhà quân sự, các học giả liệt vào “những trận đánh quyết định” vì nó đánh dấu mốc “quân chủ lực Mỹ chính thức tham chiến”.

Tiếp sau đó chúng ta liên tiếp thực hiện các trận đánh khác để tìm ra cách đánh Mỹ một cách hữu hiệu nhưng chưa tìm được. Ngày 10-5-1965, Bộ Tư lệnh quân khu 5, chỉ thị cho tỉnh đội Quảng Nam: đánh tiêu diệt một đơn vị Mỹ để hạ uy thế của chúng ngay từ đầu. Vào đêm 27 rạng ngày 28-5-1965, đại đội 2, Tiểu đoàn 70 lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Quảng Nam chủ động tập kích một đại đội lính thuỷ đánh bộ ở cao điểm Núi Thành, tiêu diệt và làm bị thương 140 tên địch, thu toàn bộ vũ khí và đồ quân dụng.

Trận Núi Thành tuy quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng, là trận tìm ra cách đánh Mỹ đầu tiên. Thắng lợi này đã thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta. Nó cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào “tìm Mỹ mà diệt, gặp Mỹ là đánh”. Đây là kinh nghiệm quý báu để quân, dân ta ở miền Nam đánh Mỹ.

Phát huy khí thế đó, ngày 18-8-1965, tại Vạn Tường (Quảng Ngãi), Trung đoàn 1 chủ lực quân khu 5, đại đội 21 bộ đội địa phương cùng với dân quân du kích đã đánh thắng cuộc tiến công tìm diệt mang tên “ánh sao sáng”

của Sư đoàn 3 lính thuỷ đánh bộ Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên, bắn cháy 22 xe tăng, xe bọc thép và 13 máy bay. Trong trận này, quân Mỹ hoàn toàn chủ động lựa chọn chiến trường tác chiến ven biển phù hợp với khả năng, sở trường của lính thuỷ đánh bộ, lại thuận lợi cho việc sử dụng hoả lực phối hợp của không quân, hải quân, xe tăng, pháo binh. Nhưng từ thế chủ động tiến công, quân Mỹ buộc phải chuyển sang bị động, đối phó lúng túng và bị thua. Thắng lợi này đánh dấu bước truởng thành của lực lượng vũ trang miền Nam đặc biệt là bộ đội chủ lực. Qua chiến thắng Vạn Tường càng củng cố hơn nữa quyết tâm và khả năng đánh thắng Mỹ của Việt Nam.

Sau Vạn Tường, nhiều trận đánh phủ đầu quân viễn chinh Mỹ diễn ra liên tục ở khu 5, Trị - Thiên, miền Đông Nam Bộ như: chiến dịch Plâyme (11- 1965), Đất Cuốc, Bầu Bàng (11-1965)… Chiến tranh du kích chống Mỹ phát triển mạnh. Những “vành đai du kích diệt Mỹ” hình thành ở Chu Lai, Đà Nẵng, Củ Chi tạo thế trận đánh Mỹ ngay sát các căn cứ của chúng. Qua những trận đối đầu trực tiếp đó, quân và dân ta kịp thời phát hiện chỗ yếu của Mỹ, dần tìm được cách đánh thắng Mỹ trên từng trận, từng chiến trường khác nhau.

Trên miền Bắc, quân dân ta ta đã bắn rơi hàng trăm máy bay hiện đại của Mỹ, bắt sống nhiều phi công, tổ chức phòng tránh, sơ tán thành công, bảo đảm giao thông vận tại thông suốt, đặc biệt là vẫn tăng cường chi viện không ngừng cho miền Nam. Như vậy, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ đã không uy hiếp được tinh thần của người dân hậu phương, không cắt đứt được sự chi viện từ miền Bắc vào Miền Nam.

Kết thúc giai đoạn thứ nhất của kế hoạch chiến lược mà Mỹ đề ra tuy cũng hạn chế được một phần suy sụp của quân đội Sài Gòn nhưng Mỹ đã không giành được thế chủ động trên chiến trường, không chặn được đà tiến công của Quân giải phóng. Vì thế mà, trung tướng Mỹ Đavítsơn đã phải cay đắng thừa nhận rằng: “chúng ta phải nhảy nhót theo vũ điệu chiến lược của Bắc Việt Nam mà đại diện là những người cộng sản, họ xác định phong cách và mức độ của cuộc chiến tranh”[45, tr.35].

Do không đạt được mục tiêu như ban đầu đặt ra, giới cầm quân sự Mỹ cho rằng cần phải tăng cường thêm lực lượng trên bộ tạo thế áp đảo đối với quân giải phóng. Cuối năm 1965, tướng Oétmolen đề nghị tăng quân Mỹ lên 443.000 người. Tiếp đó, ngày 28-1-1966, ông ta lại đề nghị tăng quân lên 459.000 người. Cùng với việc tăng cường lực lượng, Mỹ tiếp tục thực hiện leo thang bắn phá toàn miền Bắc với cường độ ác liệt hơn làm cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở cả hai miền Nam Bắc thêm phần khó khăn.

Trước thực tế đó, ngày 27-12-1965, Đảng đã triệu tập Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 12 để bàn về tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam. Hội nghị tiếp tục khẳng định chủ trương giành thắng lợi quyết định là hướng đi đúng đắn của cách mạng miền Nam.

Hội nghị đã chỉ ra đặc điểm của tinh hình hiện nay là “đế quốc Mỹ không chỉ dựa vào lực lượng nguỵ quân, nguỵ quyền là công cụ chủ yếu, mà đã trực tiếp xâm lược miền Nam nước ta”[32, tr624].

Hội nghị đã chỉ ra âm mưu trước mắt của Mỹ, nguỵ nhằm thực hiện dã tâm xâm lược Việt Nam:

Ra sức mở rộng những cuộc tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng của ta, nhất là các lực lượng vũ trang tập trung của ta; giữ vững và củng cố hoặc chiếm đóng thêm các vị trí chiến lược quan trọng… chiếm lại một số vùng đã mất; tìm mọi biện pháp để ngăn

chặn sự chi viện của miền Bắc, bao vây cô lập miền Nam; đồng thời tăng cường chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta. Chúng mong từng bước giành lại thế chủ động, tạo thế mạnh để ép ta thương lượng theo điều kiện có lợi cho chúng, đồng thồi chuẩn bị cơ sở để khi cần thiết thì kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược[32,tr.626].

Để giành được thắng lợi quyết định, đánh bại được đế quốc Mỹ với âm mưu nham hiểm đó, điều quan trọng là chúng ta phải biết “đánh giá đúng lực lượng và khả năng của kẻ địch, đồng thời đánh giá đúng lực lượng và khả năng to lớn của nhân dân ta ở cả hai miền”[32, tr.628]. Đây là việc làm hết sức khó khăn nhưng có tích chất quyết định đòi hỏi những người lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược và có tư duy khoa học mới đánh giá hết được khả năng của cả hai bên để từ đó đưa ra đựơc đường hướng cách mạng đúng đắn nhất. Đồng chí Lê Duẩn cũng khẳng định: “Không đánh giá đúng thế yếu của Mỹ, không đánh giá đúng thế mạnh của ta thì không bao giờ dám đánh Mỹ”[115,tr.51].

Trên cơ sở đó, BCH Trung ương đã nhận định: “Đế quốc Mỹ là tên sen đầm quốc tế, là tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất trong phe đế quốc”[32, tr.628]. Chúng tiến hành chiến tranh dựa vào sức mạnh vật chất của mình và cũng đã tạo ra được một số ưu thế như: lực lượng cơ động chiến lược ngày càng mạnh hơn, xây dựng được các căn cư quân sự ở những vị trí chiến lược, lực lượng không quân được tăng lên gấp bội. Tuy nhiên, “tình hình chung trên thế giới hiện nay cũng như tình hình riêng của nước Mỹ không cho phép Mỹ sử dụng hết sức mạnh về kinh tế và quân sự của chúng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”[32, tr.629]. Và chỗ yếu nhất của địch từ trước đến nay vẫn là vấn đề chính trị, Mỹ xâm lược Việt Nam là phi nghĩa nên “quân đội viễn chinh Mỹ chiến đấu không có lý tưởng,

Một phần của tài liệu Tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện,giành thắng lợi quyết định của đảng trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ, cứu nước (Trang 80 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)