7. Bố cục của luận văn
1.2.2. Đất nước bị chia cắt thành hai miền, phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của
Đây là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong suốt cuộc kháng chiến, việc hoạch định đường lối chiến lược và sách lược của Đảng luôn phản ánh rõ đặc điểm lớn này. Từ mục tiêu chung của cách mạng cả nước và mục tiêu cụ thể của từng miền đến những vấn đề về chủ trương, sách lược và phương pháp tiến hành đều phải phù hợp với đặc điểm trên, phù hợp với điều kiện lịch sử của từng miền. Đồng thời, Đảng phải xác định rõ vị trí cách mạng từng miền và mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng hai miền trong thế chiến lược chung của cả nước.
Ngay từ cuối năm 1956, Đề cương về đường lối cách mạng miền Nam, đã khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cả nước là:
1. Củng cố thật vững chắc miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành cơ sở vững mạnh của cả nước, làm hậu thuẫn cho phong trào giải phóng miền Nam.
2. Đẩy mạnh phong trào cách mạng miền Nam. Để cứu nước và tự cứu mình, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng. Bởi vậy phải đẩy mạnh phong trào cách mạng ở miền Nam.
Như vậy, ngay từ sớm Đảng đã thấy được vị trí, vai trò của cả hai miền trong sự nghiệp cách mạng nước nhà và có đường lối chỉ đạo cách mạng đúng đắn nhằm phát huy được mọi nguồn lực phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đường lối này được cụ thể hóa và thấy rõ hơn trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960).
Sau khi tổng kết tình hình thực tiễn hai miền Nam, Bắc, Đại hội đã xác định đường lối cách mạng của nước ta:
“Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:
- Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau”[27, tr.510].
Đại hội đã xác định đúng đắn vị trí chiến lược của từng miền:
Miền Bắc được coi là căn cứ địa chung của cách mạng cả nước và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Đảng khẳng định: “Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hôi, làm cho miền Bắc được ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển của cách mạng trong cả nước, cho việc giữ gìn và củng cố hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam á và thế giới. Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”[26,tr.520]. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi nhân dân miền Nam phải tập hợp mọi lực lượng ra sức đấu tranh đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược nên phương châm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: “Xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam”[27, tr.510].
Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III nêu rõ: “Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng bào ta ở miền Nam có
nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam”[27, tr.510].
Nhiệm vụ cách mạng ở Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của từng miền trong hoàn cảnh đất nước tạm thời bị chia cắt nhưng hai nhiệm vụ đó lại cùng giải quyết một mâu thuẫn chung đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai. Do vậy mà nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc đều có một mục tiêu chung là hoà bình, thống nhất Tổ quốc.
Việc xác định đường lối cách mạng tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền Nam, Bắc là nét độc đáo, chưa từng có trong lịch sử và là thành công lớn của Đảng ta. Đường lối này thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng và nhân dân ta.
Miền bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa là căn cứ địa cách mạng cả nước và là hậu phương lớn của cách mạng miền Nam, đã tạo cho cách mạng miền Nam có điều kiện thuận lợi mới khác hẳn thời kỳ lịch sử trước đây. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu để cách mạng Miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tai sai.
Vai trò to lớn của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ được Đảng ta khẳng định mà ngay tư sớm đế Mỹ đã nhận ra miền Bắc có vai trò mấu chốt nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Chính vì thế, đối với Mỹ “chính sách và chiến lược nhất quán của họ là coi việc làm suy yếu và ra sức cản phá đến mức tối đa sự phát triển lớn mạnh của miền Bắc nước ta là một mục tiêu chiến lược có tầm quan trọng quyết định. Vì nó nhằm phá hoại tận gốc ý chí quyết tâm và trí tuệ kháng chiến của nhân dân ta, cùng tiềm lực quốc phòng, kinh tế, loại bỏ khả năng duy trì chiến tranh lâu dài của ta”[112, tr.310].
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc đã làm tròn vai trò hậu phương lớn của mình, tập trung sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng ở miền Nam. Vậy miền Bắc đã làm được gì cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam?
Thứ nhất, miền Bắc đã tập trung xây dựng hậu phương vững chắc, tăng cường quốc phòng, phát động một cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Nhiệm vụ của hậu phương miền Bắc đối với cách mạng miền Nam được xác định rõ hơn từ sau Nghị quyết tháng 1-1961 của Bộ Chính trị. Tất cả mọi hoạt động của miền Bắc đã chuyển hướng với tinh thần “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; miền Bắc nước ta không những là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam mà còn là hậu phương chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia”[32, tr.644]. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn đó, miền Bắc đã hai lần chuyển hướng kinh tế, tiến hành động viên trên quy mô lớn sức người, sức của để cung cấp cho tiền tuyến đồng thời cũng phải trực tiếp chiến đấu hai lần chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Khi tiến hành leo thang bắn phá miền Bắc, Mỹ đã tuyên bố đưa miền Bắc Việt Nam “trở về thời kỳ đồ đá” hòng khuất phục được ý chí chiến đấu của miền Bắc, nhưng với tinh thần bất khuất, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, miền Bắc đã chiến đấu kiên cướng tạo thành một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không hiếm có trong lịch sử, bắn rơi 4.181 máy bay, bắn cháy, bắn chìm 296 tầu chiến và tầu biệt kích, bắt sống một số lượng lớn phi công Mỹ (hơn 500 tên). Thắng lợi này đã làm thất bài một bộ phận quan trọng trong chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta.
Dưới bom đạn ác liệt của kẻ thù, miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển về mọi mặt, tiếp tục tăng cường
lực lượng ngày càng lớn cho tiền tuyến, đồng thời vẫn giữ vững và ổn định đời sống nhân dân hậu phương.
Thứ hai, miền Bắc ra sức chi viện cho miền Nam và trực tiếp chiến đấu cùng đồng bào miền Nam trong tất cả các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn đấu tranh giành thắng lợi quyết định góp phần đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Ngay từ khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, miền Bắc đã tiếp nhận hàng chục vạn cán bộ và bộ đội ra tập kết tại đây. Còn nhiệm vụ trực tiếp chi viện cho miền Nam chính thức được bắt đầu thực hiện khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1-1959) và đẩy mạnh khi cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng.
Trong suốt thời gian chiến tranh, miền Bắc đã động viên hai triệu thanh niên tham gia lực lượng vũ trang xung phong vào Nam đánh giặc, cứu nước.
Số lượng quân đội và cán bộ miền Bắc chiến đấu trên các triến trường miền Nam tăng lên qua các năm:
- 1961 - 1962: 4 vạn cán bộ, chiến sĩ trong đó có 2000 cán bộ trung, cao cấp.
- Cuối 1965: đưa vào miền Nam 5 vạn quân.
- 1965 - 1968: 336.914 thanh niên miền Bắc hành quân vào Nam chiến đấu.
- 1969 - 1971: 19 vạn 6 nghìn người.
- Cuối năm 1971 - đầu năm 1972: 55.000 người.
- 1973 - 1975: gần nửa triệu người [112, tr.334].
Ngoài ra có hàng triệu thanh niên xung phong tham gia xây dựng bảo vệ đường Hồ Chí Minh và bảo đảm vận chuyển mọi nhu yếu phẩm cho chiến trường miền Nam, giữ vững mạnh máu giao thông luôn thông suốt để sẵn sàng tiếp tế cho tiền tuyến. Phần đông các gia đình miền Bắc đều có con em chiến đấu trong Nam hoặc đi làm nghĩa vụ quốc tế.
Cùng với nguồn nhân lực cung ứng cho miền Nam thì miền Bắc đã chi viện cho miền Nam hàng trăm tấn vũ khí, lương thực, thuốc men, quân tư trang đảm bảo cho chiến trường đủ súng đạn, đủ quân, ăn no đánh thắng.
- Năm 1962: số hàng đưa vào gấp 3 lần so với năm 1961.
- Từ 1962-1963: vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí, 7.000 tấn lương thực, 34 tấn thuốc chữa bệnh, 200 tấn vật tư khác.
- Cuối 1965: vận chuyển hàng vạn tấn vũ khí.
- 1968: khối lượng vận chuyển vào miền Nam tăng 2 lần so với năm 1967.
- 1969: 17 tấn vũ khí và vật dụng, tăng 28% so với năm 1968.
- Cuối năm 1970: Đoàn 559 được tăng cường 40 trung đoàn, tiểu đoàn vận tải ôtô, vận tải đường sông; được bổ sung 3.500 xe ôtô, 200 pháo cao xạ và song cối, 1000 xe, máy làm đường, phá bom, mìn, 700 vô tuyến điện. Tổng quân số của đoàn 559 năm 1970 là 70.000 quân, năm 1971 lên trên 90.000 người.
- Trong năm 1970 lắp đặt đường ống dẫn xăng từ miền Bắc và miền Nam dài 500km, đến cuối năm 1971 gần 1.000km. Nhờ có tuyến đường ống, mùa khô 1970-1971, miền Bắc đã chuyển vào chiến trường khối lượng xăng dầu gấp 10 lần mùa khô 1969-1970 [112, tr.334-335].
Những số liệu trên chắc còn ít so với thực tế nhưng đã thấy được rằng miền Bắc đã hết lòng chi viện sức người, sức của cho miền Nam và tham gia chiến đấu với tinh thần sẵn sàng hy sinh xương máu vì miền Nam ruột thịt.
Nhờ có Đảng xác định đúng đắn lối cách mạng của hai miền mà trong 21 năm kháng chiến, đồng bào miền Nam đã chịu đựng muôn vàn hy sinh, gian khổ, chiến đấu anh dũng, xứng đáng là “Thành đồng Tổ quốc” và là lực lượng quyết định trực tiếp tại chỗ trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc. Còn miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược
của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội và tích cực ủng hộ, chi viện cho miền Nam, xứng đáng là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là lực lượng có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước. Miền Bắc đã góp vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng một cách xứng đáng như đánh giá của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong suốt 16 năm qua luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược… Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giữ nước và cứu nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và hoàn thành một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước”[42, tr.490].
Có thể nói, việc xác định đường lối cách mạng ở hai miền của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tế lịch sử, góp phần thúc đẩy cách mạng hai miền cùng đi lên, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược và chế độ tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
*
* *
Như vậy, xem xét trong bối cảnh chung, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam có những yếu tố thuận lợi nhưng cũng có những yếu tố bất lợi. Đặc biệt trong điều kiện phải đối phó với một kẻ thù hùng mạnh nhất trong lịch sử thì một yêu cầu để đảm bảo thắng lợi cho cách mạng miền Nam là phải thực hiện theo phương châm trường kỳ kháng chiến, giành thắng lợi từng bước nhưng phải có bước quyết định, bước đột phá để mở ra khả năng mới tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
Với những nhận định sáng suốt về khả năng diễn tiến của chiến tranh dựa trên cơ sở khách quan và chủ quan, Đảng đã đề ra chiến lược chỉ đạo
giành thắng lợi quyết định để đánh đuổi giặc Mỹ ra khỏi nước ta. Cơ sở của đường lối đấu tranh đó là:
Thứ nhất, xét về mặt khách quan, Mỹ là một đế quốc khổng lồ, giàu có, hùng mạnh nhất thế giới lại có chiến lược toàn cầu phản cách mạng mà miền Nam Việt Nam là một con bài có tính chất quyết định trong chiến lược đó nhưng dù vị thế Việt Nam có quan trọng đến đâu thì Mỹ không thể tập trung toàn lực cho khu vực này. Việc tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam đã làm giảm vị thế của Mỹ các địa bàn khác, uy hiếp nghiêm trọng đến ví trí đứng đầu thế giới của Mỹ. Các nước tư bản khác, đồng thời cũng nhân cũng nhân cơ hội này tập trung phát triển kinh tế vươn lên cạnh tranh với Mỹ và trở thành đối thủ đáng gờm trong cuộc chạy đua giành ngôi vị bá chủ. Điều này đã làm cho Mỹ phải chịu nhiều áp lực trong việc hoạch định đường lối, chính sách, không thể chỉ tập trung cho việc gây dựng thanh thế ở Việt Nam mà quên đi lợi ích quốc gia. Đây là một điều kiện khách quan tồn tại suốt trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cũng là điều kiện để Đảng ta đề ra đường lối chỉ đạo giành thắng lợi quyết định cho cách mạng miền Nam.
Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam là tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa nên dù Mỹ có tập trung toàn lực để mở rộng chiến tranh ở đây thì cũng không tranh khỏi việc phản đối của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Việc kéo dài chiến tranh cùng với những chi phí không lồ đã làm cho nền kinh tế của Mỹ suy giảm nghiêm trọng. Đó là một hậu quả tai hại nhất cho nước Mỹ. Cũng vì thế mà mâu thuẫn nội bộ trong giới cầm quyền Mỹ ngày càng găy gắt, các phong trào phản chiến ngay trong lòng nước Mỹ ngày càng lên cao. Nhà sử học Mỹ, G.Côncô đã nhận xét “Chiến tranh Việt Nam khi thất vọng và thời gian kéo dài thì sự cay đắng và tình trạng chia rẽ trong nước cũng tăng lên, làm suy yếu nền kinh tế và cơ cấu quân sự và đập tan sự nhất trí về chính sách đối ngoại và sự thanh bình của đất nước”[15, tr.23] và
“những sự kiện kinh tế và chính trị ở Mỹ đã có tác động quyết định đối với những sự kiện ở Việt Nam”[15, tr.23]. Chính sự phản ứng của dư luận thế giới và của một số thành viên trong chính phủ đã làm cho Mỹ không thể mạo hiểm trong cuộc chiến này, tạo ra điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể đề ra được đường lối đấu tranh thích hợp đánh bại kẻ thù đó.
Mỹ xâm lược Việt Nam với mưu đồ bá chủ thế giới và ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản nên cuộc chiến tranh này không chỉ đụng chạm đến một mình Việt Nam mà còn uy hiếp, đe doạ đến sự tồn tại của hệ thống XHCN thế giới và các nước tiến bộ khác. Hơn nữa, hệ thống XHCN lúc này đã lớn mạnh, đủ sức đương đầu với các thế lực phản cách mạng trên thế giới. Nhân dân Việt Nam chiến đấu chống chiến tranh xâm lược Mỹ, cứu nước là chính nghĩa và thắng lợi của cuộc kháng chiến này sẽ giúp củng cố hơn nữa vị trí, vai trò của hệ thống XHCN trên thế giới. Vì thế, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các nước XHCN anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Đây là một điều kiện quốc tế quan trọng không thể thiếu giúp cách mạng Việt Nam đối chọi với một tên đế quốc giàu mạnh nhất trong phe đế quốc.
Thứ hai, xét về mặt chủ quan, nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn; có tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, bất khuất, không sợ hy sinh, gian khổ; có sự đoàn kết nhất trí cao trong bất cứ cuộc đấu tranh nào. Chúng ta biết tổ chức, biết huy động và phát huy cao độ mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của chính mình, đồng thời có đường lối quốc tế đúng đắn, sử dụng một cách có hiệu quả sự ủng hộ quốc tế cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Ngoài ra, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhân tố hết sức thuận lợi cho cách mạng miền Nam