CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
1.1.4. Một số mô hình văn hóa doanh nghiệp
1.1.4.1 Mô hình của Kim Cameron và Robert Quinn
Năm 1999, hai giáo sư đến từ trường Đại học Michigan là Robert Quinn và Kim Cameron đã đề xuất 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp trong cuốn sách Diagnosing and Changing Organizational Culture: Based on the Competing Values Framework (Xuất bản lần đầu năm 1999, tái bản lần 3 năm 2011). Mô hình dựa trên hai trục: linh hoạt – ổn định và hướng nội – hướng ngoại, từ đó xác định bốn kiểu văn hóa tổ chức riêng biệt, và các loại hình ấy được phân loại dựa trên độ linh hoạt và xu hướng của nó. Mô hình này được coi là khá cơ bản nhưng khái quát được hầu hết các đặc điểm chung của doanh nghiệp trong tương lai và có thể làm tiền đề cho nhiều nghiên cứu và ứng dụng thực tế.
Hình 1. 2 Bốn mô hình VHDN theo Kim Cameron & Robert Quinn Nguồn: Kim S. Cameron, Robert E. Quinn, 2011
Các đặc điểm và ưu/nhược điểm của bốn mô hình văn hóa doanh nghiệp này có thể tóm tắt như sau:
Mô hình VHDN
Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
Văn hóa gia đình
- Tập trung vào con người và mối quan hệ.
- Môi trường làm việc giống như một gia đình lớn.
- Tôn trọng và quan tâm đến nhân viên.
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt trong tổ chức.
- Môi trường làm việc thân thiện, hỗ trợ.
- Thúc đẩy sự trung thành và gắn kết của nhân viên.
- Thiếu tập trung vào kết quả kinh doanh và hiệu suất.
- Khó xử lý xung đột lớn và thay đổi lớn.
- Thiếu cạnh tranh và động lực để đạt hiệu quả cao.
Mô hình VHDN
Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
- Lãnh đạo như người cố vấn, huấn luyện viên.
- Linh hoạt và dễ thích nghi với các thay đổi nhỏ.
Văn hóa sáng tạo
- Tập trung vào sự đổi mới, sáng tạo và linh hoạt.
- Khuyến khích thử nghiệm và chấp nhận rủi ro.
- Môi trường làm việc năng động, không ngừng thay đổi.
- Lãnh đạo như người khởi xướng và người thay đổi.
- Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới liên tục.
- Thích ứng nhanh với thay đổi và cơ hội thị trường.
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ đột phá.
- Thu hút và giữ chân nhân viên sáng tạo.
- Thiếu cấu trúc và ổn định.
- Dễ dẫn đến hỗn loạn và không hiệu quả trong quản lý hàng ngày.
- Khó duy trì hiệu quả và kiểm soát chi phí.
Văn hóa thị trường
- Tập trung vào kết quả và hiệu suất.
- Môi trường làm việc cạnh tranh và hướng đến mục tiêu.
- Đánh giá và khen thưởng dựa trên thành tích và kết quả kinh doanh.
- Lãnh đạo điều hành mạnh mẽ, định hướng kết quả.
- Tạo động lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu và kết quả cao.
- Thúc đẩy hiệu suất và năng suất làm việc.
- Thích ứng với áp lực cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
- Tập trung vào khách hàng, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu.
- Môi trường làm việc căng thẳng, áp lực cao.
- Dễ dẫn đến xung đột nội bộ và cạnh tranh không lành mạnh.
- Thiếu chú trọng vào phát triển con người và mối quan hệ.
Mô hình VHDN
Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
Văn hóa thứ bậc
- Tập trung vào quy trình, quy định và cấu trúc.
- Môi trường làm việc có trật tự, kỷ luật và chính thức.
- Nhấn mạnh vào sự ổn định, hiệu quả và kiểm soát.
- Lãnh đạo như người quản lý, giám sát và điều hành.
- Tạo ra sự ổn định và trật tự trong tổ chức.
- Quản lý và kiểm soát quy trình, hoạt động dễ dàng.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định và quy tắc.
- Tăng cường hiệu quả vận hành, giảm thiểu rủi ro.
- Thiếu linh hoạt và khó thích ứng với thay đổi nhanh chóng.
- Gây ra sự cứng nhắc và bảo thủ trong tổ chức.
- Thiếu sáng tạo và đổi mới.
- Môi trường làm việc nhàm chán, kém động lực.
Nguồn: Kim S. Cameron, Robert E. Quinn, 2011
1.1.4.2 Mô hình đa chiều văn hóa của Geert Hofstede
Từ năm 1967, nhà nhân chủng học người Hà Lan - Geert Hofstede đã bắt đầu một nghiên cứu văn hóa với cơ sở dữ liệu mẫu thử đa quốc gia quy mô lớn nhất thời bấy giờ. Khởi đầu, Hofstede đưa ra lý thuyết với bốn chiều văn hóa, sau đó phát triển thành năm chiều và đến phiên bản năm 2010 của mô hình này bao gồm sáu chiều văn hóa. Ông tạo ra công cụ với những tiêu chí để so sánh đánh giá và đưa ra những lời khuyên để các công ty điều chỉnh cho phù hợp với từng tổ chức, nền văn hóa.
Các chỉ số văn hóa này bao gồm:
Chỉ số khoảng cách quyền lực (Power distance)
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (Individualism vs Collectivism)
Nam quyền và Nữ quyền (Masculinity vs Femininity)
Chỉ số phòng tránh rủi ro (Uncertainty Avoidance)
Định hướng dài hạn - định hướng ngắn hạn (Long vs Short term
Orientation)
Sự tự thỏa mãn - Sự tự kiềm chế (Indulgence – Restraint).
Mỗi chỉ số mang những ý nghĩa đặc trưng riêng và thể hiện những đặc điểm văn hóa khi ở mức thấp hoặc cao. Tổng quan các đặc trưng này có thể mô tả tóm tắt như sau:
Chỉ số Đặc điểm Ý nghĩa
Khoảng cách quyền lực (Power Distance)
Thể hiện mức độ chấp nhận sự phân bố quyền lực không đều.
- Cao: Thể hiện sự chấp nhận quyền lực không đều.
- Thấp: Thể hiện sự bình đẳng trong việc tham gia quyết định.
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (Individualism vs Collectivism)
Thể hiện mức độ coi trọng quyền tự chủ cá nhân hoặc lợi ích nhóm.
- Chủ nghĩa cá nhân: Thể hiện tính Độc lập, tự chủ.
- Chủ nghĩa tập thể: Lợi ích nhóm, cam kết cao.
Nam quyền và Nữ quyền (Masculinity vs Femininity)
Thể hiện mức độ coi trọng các giá trị nam tính hoặc nữ tính.
- Nam quyền: Thành tích, cạnh tranh.
- Nữ quyền: Quan tâm, chăm sóc.
Chỉ số phòng tránh rủi ro (Uncertainty Avoidance)
Thể hiện mức độ cảm thấy thoải mái trước sự mơ hồ và không chắc chắn.
- Cao: Quy tắc, không thích thay đổi.
- Thấp: Linh hoạt, chấp nhận rủi ro.
Chỉ số Đặc điểm Ý nghĩa Định hướng dài
hạn - định hướng ngắn hạn (Long vs Short term
Orientation)
Thể hiện mức độ duy trì giá trị truyền thống và xem xét tương lai lâu dài.
- Dài hạn: Thể hiện tính kiên nhẫn, tiết kiệm.
- Ngắn hạn: Thể hiện sự truyền thống, kết quả nhanh.
Sự tự thỏa mãn - Sự tự kiềm chế (Indulgence – Restraint)
Thể hiện mức độ cho phép hoặc kiềm chế sự tự do cá nhân trong thỏa mãn nhu cầu.
- Tự thỏa mãn: Tự do, hưởng thụ
- Tự kiềm chế: Kiểm soát, quy tắc xã hội.
Nguồn: Geert Hofstede, 2011
Hình 1. 3 Các chiều văn hóa theo lý thuyết văn hóa đa chiều của Geert Hofstede Nguồn: Geert Hofstede, 2011
Sự tự thỏa mãn - Sự
tự kiềm chế
Khoảng cách quyền
lực Chủ
nghĩa cá nhân và chủ nghĩa
tập thể
HÓAVĂN
Định hướng dài hạn - định hướng
ngắn hạn Chỉ số
phòng tránh rủi
ro
quyền và Nam quyềnNữ