Công tác tổ chức

Một phần của tài liệu đảng bộ tình hòa bình lãnh đạo thực hiện chương trình 135 từ 1991 2010 (Trang 72 - 81)

2.2. Chỉ đạo thực hiện

2.2.1. Công tác tổ chức

- Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II

Để tổ chức thực hiện tốt Chương trình, Tỉnh ủy Hòa Bình đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình 135

từ tỉnh đến xã. Ngày 28 tháng 3 năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 643/QĐ-UBND Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010, tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II). Ban Chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II được thành lập do ông Nguyễn Hữu Duyệt - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, ông Nguyễn Đức Chung - Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo làm Phó Trưởng ban; các thành viên là các lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Giao thông-vận tải, Xây dựng, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước Hoà Bình, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo được quy định rõ như sau:

Chỉ đạo triển khai Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo quyết định 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo việc lập kế hoạch hàng năm và xây dựng quy chế tổ chức thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các huyện, thị xã thực hiện Chương trình và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về chỉ đạo, thực hiện Chương trình theo kế hoạch.

Tổng hợp báo cáo các Bộ, ngành Trung ương kết quả thực hiện theo quy định.

Ban Dân tộc và Tôn giáo1 là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II của tỉnh. Cơ quan thường trực có nhiệm vụ

1 Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh được thành lập năm 2003, với nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn tỉnh; giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây

tham mưu cho Ban Chỉ đạo công tác triển khai thực hiện, công tác quy hoạch, kế hoạch của Chương trình, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ở các huyện, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và cơ quan Điều phối Chương trình 135 Trung ương.

Cấp huyện không thành lập Ban Chỉ đạo mà giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là phòng Dân tộc) huyện là cơ quan Thường trực Chương trình 135 của huyện. Uỷ ban nhân dân huyện thành lập Ban Quản lý dự án 135 huyện, giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý thực hiện các dự án, chính sách của Chương trình do cấp huyện làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án 135 huyện có ít nhất 1 kỹ sư chuyên ngành về nông - lâm nghiệp và 1 kỹ sư chuyên ngành về xây dựng hoặc giao thông, thuỷ lợi. Ban Quản lý dự án 135 huyện có con dấu riêng và được được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện. Các huyện đều sử dụng cán bộ, trụ sở của Phòng Dân tộc và Tôn giáo (hoặc phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) huyện cho hoạt động của Ban Quản lý dự án.

Cấp xã có một Ban Quản lý dự án 135 xã do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã. Thành phần Ban Quản lý dự án cấp xã bao gồm: Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã, kế toán, các cán bộ chuyên môn của xã phụ trách theo dõi từng dự án, thành viên khác theo nhiệm kỳ (Trưởng hoặc Phó thôn bản nơi có công trình, dự án) và đại diện đơn vị, người hưởng lợi. Ban Quản lý dự án 135 của xã giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý thực hiện đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng do cấp xã làm chủ đầu tư, đồng thời quản lý thực hiện các dự án, chính sách khác của Chương trình mà huyện phân cấp xã quản lý.

khăn như: Chương trình 134, Chương trình 135, Chính sách trợ giá trợ cước, Chính sách cấp không thu tiền giấy vở học sinh, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn ...Cơ cấu tổ chức Ban Dân tộc gồm có 1 Trưởng Ban và 3 Phó trưởng Ban, có Văn phòng Ban, phòng Chính sách Dân tộc, Thanh tra Ban và và 1 đơn vị trực thuộc là

Mỗi xã thành lập một Ban Giám sát xã do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định trên cơ sở đề nghị của xã. Thành phần Ban Giám sát xã gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và những thành viên khác là Trưởng thôn (nơi có công trình), người có uy tín trong cộng đồng.

Sau khi Ban Chỉ đạo Chương trình của tỉnh được thành lập, Ban Chỉ đạo đã tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản khung làm cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Để triển khai thực hiện Chương trình 135 theo đúng tiến độ, đảm bảo các mục tiêu của Chương trình trên điạ bàn tỉnh, ngày 31 tháng 12 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND Ban hành Khung lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010), tỉnh Hòa Bình. Ban Dân tộc và Tôn giáo được giao nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình 135 hàng năm của tỉnh theo lộ trình;

phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện lồng ghép các Chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II theo lộ trình, hàng năm báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng điều phối Chương trình 135 Trung ương.

Ủy ban nhân dân các huyện có nhiệm vụ: Tổ chức xác định, bình xét, lựa chọn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên cơ sở thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, rõ ràng, minh bạch, đảm bảo đúng đối tượng; tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện Chương trình. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động và tổ chức đồng bào tích cực tham gia trực tiếp vào thực hiện các nội dung của Chương trình; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đến năm 2010, kế hoạch hàng năm, kế hoạch dự toán kinh phí tổng thể hàng năm; tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện, kiểm

tra, theo dõi việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo kế hoạch, đúng quy định, bảo đảm chất lượng; định kì báo cáo tình hình thực hiện Chương trình gửi Ban Dân tộc và Tôn giáo để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng điều phối Chương trình 135 Trung ương.

Về nguyên tắc điều hành, quản lý, nguyên tắc dân chủ công khai với sự tham gia của nhân dân và xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập được coi là nguyên tắc chủ đạo. Ngay từ khi triển khai thực hiện từ cơ sở, người dân đã có thể tham gia và đóng góp xây dựng vào chương trình thông qua các công tác quy hoạch, lập kế hoạch hàng năm, người dân được lựa chọn công trình, thông qua Hội đồng nhân dân xã trước khi Uỷ ban nhân dân xã trình duyệt.

Chương trình đã tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia hầu hết quá trình đầu tư, từ việc tham gia lựa chọn công trình, đến tham gia giám sát và thực hiện đầu tư, trực tiếp quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình. Các hạng mục duy tu bảo dưỡng, người dân đóng góp tối thiểu 10% giá trị phần duy tu bảo dưỡng công trình hàng năm.

Mục tiêu xã có công trình, người dân có việc làm tăng thu nhập thực hiện ngày một tốt hơn. Ngoài việc tham gia những công việc lao động thủ công, nhiều xã đã hình thành những nhóm thợ tham gia xây dựng công trình trên địa bàn xã hoặc các xã khác trong huyện, tỉnh. Nhiều xã còn tự sản xuất, khai thác vật liệu tại địa phương phục vụ xây dựng công trình trên địa bàn như các xã của huyện Kim Bôi, Lạc Thủy.

Việc tham gia của người dân trong thi công xây dựng công trình đã tăng cường việc kiểm tra giám sát của người dân góp phần tăng cường quản lý chất lượng công trình, gắn bó trách nhiệm của người dân với công trình trong quá trình khai thác sử dụng công trình sau này.

Tuy nhiên, tham gia của người dân để có thu nhập từ các công trình phụ thuộc nhiều vào mức độ yêu cầu về kỹ thuật của công việc xây dựng, tính kỷ luật trong lao động của người dân. Bởi vậy, thực tế cho thấy thu nhập thông qua tham gia trực tiếp vào thi công xây dựng công trình của người dân là chưa nhiều.

- Phân cấp quản lý Chương trình

+ Đối với Dự án phát triển cơ sở hạ tầng:

Các công trình đều do cấp huyện hoặc xã làm chủ đầu tư (tuỳ theo quy mô và tính chất công trình). Năm 2006, tất cả các công trình đều giao cho huyện làm chủ đầu tư

Qua kết quả đánh giá năng lực xã làm chủ đầu tư theo Thông tư 01/2007/ TT-UBDT của Uỷ ban Dân tộc, tỉnh Hoà Bình đánh giá 69 xã thuộc Chương trình có 18 xã loại I, 46 xã loại II và 5 xã loại III.

Từ năm 2007, từng bước thực hiện việc giao cho UBND xã làm chủ đầu tư, đã giao 17 xã làm chủ đầu tư 29 danh mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng có mức vốn đầu tư dưới 300 triệu đồng.

+ Đối với Dự án Phát triển sản xuất: Ban Quản lý dự án 135 các huyện hoặc Ban Quản lý dự án 135 cấp xã nếu được phân cấp căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập dự toán chi tiết trình Uỷ ban nhân dân huyện thẩm định, phê duyệt.

+ Đối với dự án đào tạo: Dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xã, bản và cộng đồng được giao cho Chi cục Định canh định cư thuộc Ban Dân tộc trực tiếp tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đề cương chi tiết thực hiện kế hoạch năm, Chi cục lập dự toán chi tiết trình Sở tài chính thẩm định báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Chi cục phối hợp với các cơ sở đào tạo của tỉnh, các huyện, xã tổ chức thực hiện.

+ Thực hiện các nội dung hỗ trợ hỗ trợ hộ nghèo theo Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ: Trên cơ sở kết quả rà soát đối tượng thuộc diện

được hưởng chính sách từ các xã, nhà trường. UBND huyện phê duyệt danh sách, phân bổ vốn và giao cho UBND các xã thực hiện thanh toán hỗ trợ.

Từ khi có Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT, Uỷ ban nhân dân huyện là cấp quyết định đầu tư tất cả các công trình 135 trên địa bàn. Năm 2008, trên địa bàn 79 xã ĐBKK thuộc Chương trình có 12 xã được giao làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; 20 xã làm chủ đầu tư 36/90 danh mục công trình (không kể danh mục công trình chuyển tiếp) có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng. Trên địa bàn 39 xã khu vực II có xóm bản ĐBKK giao 33 xã làm chủ đầu tư 66/74 hạng mục công trình có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng.

Năm 2009: 100% xã làm chủ đầu tư vốn duy tu bảo dưỡng; 63/73 xã làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; 20/73 xã ĐBKK làm chủ đầu tư 35 công trình Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã; 34/39 xã có xóm ĐBKK làm chủ đầu tư 72 công trình cơ sở hạ tầng xóm ĐBKK. Các chính sách hỗ trợ đời sống người dân theo Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ được giao toàn bộ cho các xã trực tiếp thực hiện.

Như vậy, đến năm 2010 trong tổng số 116 xã (trong đó có 73 xã ĐBKK và 43 xã Khu vực II có xóm ĐBKK) đã có 73 xã (=69%) làm chủ đầu tư công trình xây dựng cơ sở hạ tầng; 106 xã (= 91,4%) làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và 116 xã (=100%) trực tiếp thực hiện các nội dung của Quyết định 112/2007/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đời sống người dân và duy tu bảo dưỡng công trình [48, tr. 5].

Thực tế cho thấy, do năng lực cán bộ cấp xã còn yếu nên phần lớn các danh mục giao làm chủ đầu tư có tiến độ triển khai chậm, các khâu công việc thực hiện chưa chặt chẽ, công tác kiểm tra hướng dẫn xã làm chủ đầu tư chưa thường xuyên dẫn đến nguồn vốn giao phải chuyển từ năm trước sang năm sau thực hiện.

- Phân công các cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã thuộc Chương trình

Nhằm tiếp tục thực hiện phân công cơ quan giúp xã đã thực hiện từ giai đoạn I, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có văn bản số 1357/UBND-DA ngày 2 tháng 8 năm 2007, hướng dẫn và phân công 50 cơ quan đơn vị của tỉnh giúp các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.

Căn cứ Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 02/8/2007, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung các xã, thôn bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Ngày 01/10/2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có văn bản số 1611/UBND-DA điều chỉnh, phân công lại 45 cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã ĐBKK thuộc Chương trình, trong đó có 13 đơn vị khối Đảng, đoàn thể giúp đỡ 17 xã; 27 đơn vị là các Sở, Ban, Ngành và đơn vị trực thuộc giúp đỡ 57 xã;

5 đơn vị là các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giúp đỡ 5 xã.

Các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ, đã nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình với xã được phân công giúp đỡ, trực tiếp xuống tiếp xúc cơ sở, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các xã được phân công giúp đỡ, thảo luận với địa phương và đề ra biện pháp giúp đỡ xã phù hợp với điều kiện đơn vị. Bằng nhiều hình thức khác nhau, các đơn vị đã phân công cán bộ hoặc bộ phận trực thuộc, thường xuyên hoặc định kỳ xuống xã, phổ biến, hướng dẫn theo chuyên ngành của đơn vị hoặc phối hợp với cán bộ khuyến nông chỉ đạo sản xuất giúp xã.

Các cơ quan, đơn vị đã giúp xã nghèo đặc biệt khó khăn phát huy tiềm năng, nội lực của từng xã, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ các xã, của từng hộ nông dân, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở địa phương. Các cơ quan, đơn vị đồng thời chỉ đạo cán bộ được phân công có điều kiện hiểu và sâu sát cơ sở hơn, nâng cao hiệu quả công tác của đơn vị mình.

- Công tác tuyên truyền về Chương trình

Để người dân trong tỉnh, nhất là người dân trong vùng đầu tư của Chương trình 135 hiểu được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn, cũng như biết được những nội dung cụ thể của Chương trình 135 đang triển khai trên địa bàn tỉnh Ban Dân tộc đã hợp đồng hàng năm với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện tuyên truyền chủ trương chính sách và kết quả thực hiện Chương trình qua chuyên mục “Đến với vùng cao” được phát sóng mỗi tháng 2 kỳ. Các đài phát thanh truyền hình địa phương (của các huyện, các xã) cũng như của tỉnh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những mô hình, điển hình tiên tiến trong quản lý chỉ đạo, thực hiện tốt những nội dung hợp phần của Chương trình. Với đặc thù có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống trong đó người Mường chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh và phân bố ở khắp các huyện và cả thành phố, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh đã xây dựng một chuyên mục “Phát thanh tiếng Mường”. Chuyên mục này đã tăng cơ hội cho đồng bào Mường dễ dàng tiếp cận các nội dung chương trình, chính sách của Đảng được thực hiện ở địa phương. Nhờ đó những thông tin đầy đủ về Chương trình đã đến được với người dân nhất là những người cao tuổi, có uy tín trong cộng đồng.

Các hoạt động của Chương trình cũng thường xuyên được đăng tải trên một số tờ báo Trung ương, báo chuyên ngành, Báo Hòa Bình với trang tin chuyên đề về Chương trình 135. Cơ quan thường trực Chương trình tại các huyện, xã, còn tổ chức tuyên truyền thông qua các loại pa nô áp phích, tờ rơi hoặc ghi tên, gắn biển các công trình đầu tư thuộc Chương trình 135…

Ngoài ra trong nội dung hợp phần đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ xã bản, công tác thông tin tuyên truyền về Chương trình được thực hiện. Qua đó đã giúp cán bộ cơ sở, người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng,

Một phần của tài liệu đảng bộ tình hòa bình lãnh đạo thực hiện chương trình 135 từ 1991 2010 (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)