Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu đảng bộ tình hòa bình lãnh đạo thực hiện chương trình 135 từ 1991 2010 (Trang 102 - 110)

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.1. Xác định thực hiện thành công Chương trình là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi là nội dung luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, coi trọng. Nó được thể hiện trong việc đưa ra các quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng và việc cụ thể hóa thành các chương trình, chính sách của Nhà nước qua các giai đoạn.

Thông qua các chương trình, chính sách mà các quan điểm, chủ trương đường

lối của Đảng, Nhà nước mới trở thành sức mạnh vật chất, tác động đến đời sống của đồng bào các dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của các dân tộc, các địa phương và của cả quốc gia.

Chương trình 135 được Chính phủ thực hiện nhằm nâng cao nhanh đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập chung vào sự phát triển chung của cả nước. Với cách thiết kế nội dung chương trình thành các hợp phần dự án, cơ chế quản lý thông thoáng dễ thực hiện, có nguồn vốn lớn ổn định, đây thực sự là một chương trình hữu ích đáp ứng mong mỏi không những của người dân mà còn là của các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương nơi điều kiện còn đặc biệt khó khăn.

Sự nhận thức, trách nhiệm, và quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện của Đảng bộ, chính quyền các địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả Chương trình 135 cũng như các chương trình, dự án khác của Chính phủ. Với vai trò lãnh đạo, Đảng bộ các cấp phải nâng cao năng lực trí tuệ và khả năng tư duy của mình, đảm bảo cho chủ trương, chính sách của Đảng luôn phản ánh đúng yêu cầu và sự vận động của đời sống xã hội. Điều đó đòi hỏi phải coi trọng công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền làm cho đảng bộ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.

Là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đời sống đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp…nên ngay khi Chương trình 135 được Chính phủ phê duyệt, đưa các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh vào diện đầu tư của chương trình, các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh đã ý thức được tác động to lớn của chương trình đối với việc phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn cũng như đối với toàn tỉnh. Tỉnh ủy,

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã quan tâm lãnh đạo, tập trung chỉ đạo sâu sát coi chương trình là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong chương trình hành động của các cấp, các ngành trong tỉnh. Căn cứ vào nội dung các quyết định, các văn bản hướng dẫn, quy định thực hiện Chương trình 135 của Trung ương, căn cứ vào đặc điểm tình hình từng vùng, từng dân tộc, từng xã đặc biệt khó khăn, tỉnh đã triển khai vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đề ra các quy định, hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ, vai trò của từng cấp chính quyền, của các Sở, ban, ngành và các đoàn thể, hướng dẫn cách tổ chức, điều hành chương trình. Trên cơ sở phân nhiệm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình 135, phân công các cơ quan đơn vị giúp đỡ xã. Ban Chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh thường xuyên được kiện toàn và củng cố. Các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình 135 được phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Thường trực Ban Chỉ đạo là Ban dân tộc tỉnh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản, quy định hướng dẫn thực hiện chương trình, phân cấp quản lý, giao kế hoạch hàng năm, giải quyết các phát sinh, vướng mắc. Phối hợp với các ban ngành kiểm tra, đôn đốc, xây dựng khung lộ trình thực hiện chương trình…

3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình đáp ứng yêu cầu Chi bộ Đảng cơ sở là những hạt nhân lãnh đạo về chính trị và tư tưởng ở địa bàn, các cấp ủy Đảng chỉ đạo chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, huy động các tổ chức chính tri - xã hội, các đoàn thể quần chúng và cộng đồng tham gia ý kiến đóng góp xây dựng kế hoạch, chọn, thực hiện, giám sát công trình và dự án chương trình…Chính quyền xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện, giám sát chương trình.

Các dự án hợp phần chương trình được thực hiện trên đối tượng đơn vị là xã.

Chính quyền xã là nơi lập danh sách các hộ nghèo, xóm nghèo tổng hợp báo cáo lên trên, đồng thời xây dựng kế hoạch và thông báo để lấy ý kiến của

nhân dân về danh mục các công trình cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên. Hơn nữa mục tiêu của chương trình là giao cho xã làm chủ đầu tư. Chính vì vậy đòi hỏi cán bộ cấp xã phải có năng lực tổ chức và trình độ chuyên môn để thực hiện chương trình. Muốn tăng hiệu quả thực hiện Chương trình 135 phải nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ thôn, xã. Muốn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ thôn, xã phải coi trọng công tác đào tạo.

Trong khi đó đào tạo cán bộ thôn, xã là một hợp phần của chương trình. Như vậy, các yếu tố này tác động, ràng buộc, thúc đẩy nhau. Làm tốt công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ không chỉ đảm bảo hoàn thành mục tiêu chương trình mà nhờ cán bộ có năng lực sẽ giúp chương trình triển khai dễ dàng và hiệu quả hơn.

Một trong những hạn chế trong tổ chức thực hiện Chương trình ở Hòa Bình là việc giao cho xã làm chủ đầu tư còn rất ít, một số công trình đã giao cho xã làm chủ đầu tư nhưng xã chưa thực sự hoàn thành nhiệm vụ mà còn cần nhờ tới hướng dẫn trực tiếp của phòng chuyên môn cấp huyện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chương trình. Mặc dù trong giai đoạn I tỉnh Hòa Bình đã mở 64 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 3.796 lượt cán bộ xã, bản bao gồm: 18 lớp cho cán bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, 17 lớp thành viên Ban Giám sát xã, 14 lớp là trưởng thôn, bản, 13 lớp cho cán bộ xã, 1 lớp công nhân nề là cho thanh niên các xã (102 người) và 1 lớp Trung cấp kinh tế nông nghiệp (64 người). Tiếp tục nội dung đó, trong 5 năm 2006-2009 tỉnh đã mở 526 lớp đào tạo và bồi dưỡng, tập huấn, thăm quan học tập kinh nghiệm cho 28.118 lượt học viên. Trong đó nhóm đối tượng là cán bộ xã, thôn bản là 153 lớp với 8.125 học viên; đối tượng cộng đồng, người dân là 373 lớp với 20.025 học viên. Tuy nhiên, nội dung các lớp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xã bản chỉ mới tập trung ở hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày theo từng lĩnh vực, từng đối tượng. Chưa có một chương trình toàn diện để nâng

cao năng lực cán bộ xã, bản. Chưa có kinh phí cho công tác biên soạn tài liệu giảng dạy một cách có hệ thống (trừ tài liệu tập huấn giám sát mới được Uỷ ban Dân tộc biên soạn năm 2005). Tài liệu phục vụ cho công tác tập huấn, bồi dưỡng do các là giảng viên kiêm nhiệm ở các sở, ngành biên soạn không được hội thảo đánh giá nên chất lượng có phần hạn chế. Chính vì vậy để đạt kết quả thực sự trong việc đào tạo cán bộ thôn xã, cần xây dựng khung đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xã, bản chú trọng đào tạo tập huấn kỹ năng theo từng lĩnh vực công tác. Ngoài ra, cần dành một phần kinh phí để hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách cấp xã và cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã (hiện nay các xã 135 mới có 1/3 cán bộ xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, còn lại là chưa qua đào tạo). Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực hiện và kết quả của Chương trình 135 ở Hòa Bình.

3.2.3. Đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai trong thực hiện Chương trình đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát

Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai nhằm phát huy quyền làm chủ sức sáng tạo của nhân dân ở cơ sở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch vững mạnh.

Sự tham gia của người dân vừa là động lực vừa là mục tiêu của Chương trình 135, họ vừa là chủ cũng là người hưởng lợi từ các dự án thực hiện tại xã.

Vì vậy, người dân cần được tham gia họp hành, cùng nhau bàn bạc, quyết định lựa chon các dự án, công trình theo hướng ưu tiên các công trình dự án cần thiết, phù hợp với với điều kiện địa phương mình, cùng nhau làm, giám sát nghiệm thu, sử dụng …các thành quả đó. Để làm được điều đó Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân trong

xã biết được mục tiêu, nội dung cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chương trình 135. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải thông báo công khai cho nhân dân kế hoạch huy động nguồn lực tại chỗ để xây dựng công trình về ngày công lao động nghĩa vụ, về việc nhân dân tự nguyện lao động đóng góp một phần vật tư, kinh phí cho công trình. Thành lập Ban Giám sát xã để kiểm tra, giám sát và thông báo công khai cho nhân dân kết quả nghiệm thu thanh toán công trình…từ đó người dân nhận thức rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc các xã đặc biệt khó khăn và họ hiểu được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình khi Chương trình được thực hiện từ đó họ ủng hộ và tham gia thực hiện Chương trình.

Hơn nữa không ai hiểu rõ hoàn cảnh, tình hình thực tế xã như người dân địa phương, sự tham gia của họ làm tăng tính chủ động, hiệu quả của Chương trình, khi đó họ không chỉ là người hưởng lợi mà họ trở thành chủ của chương trình.

Để tận dụng và khai thác các nguồn lực của địa phương, trong đó có nguồn lao động, người dân xã đã tham gia lao động trực tiếp vào việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Nhờ đó mà thu nhập của người dân tăng lên.

Qua hai giai đoạn thực hiện chương trình ở Hòa Bình nguyên tắc này được thực hiện khá tốt. Ngoài việc tham gia những công việc lao động thủ công, nhiều xã đã hình thành những nhóm thợ tham gia xây dựng công trình trên địa bàn xã hoặc các xã khác trong huyện, tỉnh. Nhiều xã còn tự sản xuất, khai thác vật liệu tại địa phương phục vụ xây dựng công trình trên địa bàn như các xã của huyện Kim Bôi, Lạc Thủy. Việc tham gia của người dân trong thi công xây dựng công trình đã tăng cường việc kiểm tra, giám sát của người dân góp phần tăng cường quản lý chất lượng công trình, gắn bó trách nhiệm của người dân với công trình trong quá trình khai thác, sử dụng công trình sau này và tăng thêm thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, tham gia của người dân để có thu nhập từ các công trình phụ thuộc nhiều vào mức độ yêu cầu về kỹ thuật của công việc xây dựng, tính kỷ luật trong lao động của người dân. Bởi vậy, thực tế cho thấy thu nhập thông qua tham gia trực tiếp vào thi công xây dựng công trình của người dân là chưa nhiều.

Để Chương trình 135 đạt hiệu quả cao, chất lượng, tránh thất thoát lãng phí, ở mỗi xã đều thành lập một Ban Giám sát xã. Hoạt động của Ban Giám sát xã góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng xây dựng, trong quá trình thực hiện đầu tư công trình tại xã góp phần thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư. Ban Giám sát xã phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã đã thông tin, tuyên truyền về kết quả đầu tư công trình 135 trên địa bàn xã. Ngoài ra Ban Dân tộc thường xuyên phối hợp với một số ngành thành viên Ban Chỉ đạo chương trình kiểm tra tình hình thực hiện chương trình ở các huyện, đôn đốc hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án. Hàng quý, Ban Dân tộc tổ chức giao ban với Cơ quan thường trực Chương trình 135 các huyện để nắm bắt tình hình thực hiện, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các chủ đầu tư.

3.2.4. Huy động đa dạng các nguồn lực; đồng thời, lồng ghép Chương trình 135 với các chương trình, dự án khác

Từ thực tế các xã đặc biệt khó khăn cho thấy tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn, thiếu kiến thức…Vì vậy để phát triển kinh tế xã hội vùng này không thể chỉ tiến hành riêng lẻ một vài giải pháp mà cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, phải có sự đan xen lồng ghép các chương trình dự án khác như Chương trình 134, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn… Các chương trình này đã có những bài học quý giá trong xây dựng và triển khai, do vậy việc lồng ghép không những nâng cao

nguồn lực mà còn chia sẻ được kinh nghiệm lẫn nhau, bảo đảm hoàn thành mục tiêu chung về xóa đói giảm nghèo.

Trong giai đoạn I (1999-2005), ngoài nguồn vốn Chương trình 135, hàng năm tỉnh Hòa Bình đã thực hiện lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác đầu tư trên địa bàn các xã thuộc Chương trình (Dự án giảm nghèo, Dự án ổn định và phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà, Dự án 661, xây dựng cơ bản tập trung, các Chương trình mục tiêu quốc gia), kết quả cụ thể như sau: Tổng vốn các Chương trình, dự án, chính sách lồng ghép giai đoạn 1999 - 2005 là 528 tỷ đồng. Trong giai đoạn II (2006-2010) ngoài nguồn vốn Chương trình 135, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép từ các chương trình, dự án khác đầu tư trên địa bàn các xã thuộc chương trình như: Các chương trình mục tiêu quốc gia (xóa đói giảm nghèo và việc làm;

Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình; chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng, chống một số bệnh nguy hiểm;

Chương trình Văn hóa; chương trình giáo dục và đào tạo; chương trình phòng chống ma túy và tội phạm)

Các chương trình, dự án khác: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 472, dự án vùng 229, Dự án phân lũ, chậm lũ, vốn xây dựng cơ bản tập trung, Chính sách theo Quyết định 120/2003/QĐ-TTg, Chương trình 134...Tổng nguồn vốn đầu tư lồng ghép từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn các xã 135 giai đoạn 2006-2010 là 715.962 triệu đồng

Một phần của tài liệu đảng bộ tình hòa bình lãnh đạo thực hiện chương trình 135 từ 1991 2010 (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)