Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo công tác thanh niên 1997 2010 (2) (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc

2.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Nhận thức về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhận định "Ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố có ý nghĩa quyết định chiến lược, làm tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng trong phát triển. Ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn liền với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêc phát triển kinh tế - xã hội, được lồng ghép trong các hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng" [84, tr.379].

Từ đó, đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là yếu tố quyết định với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc CNH, HĐH. Tỉnh ủy chỉ đạo:

"Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo công nghệ thông tin" [84, tr.383]. Đoàn Thanh niên và Hội liên hiệp Thanh niên phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với các cấp, ngành hướng dẫn, vận động thanh niên đóng góp thiết thực, tham gia chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong sự phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, thu nhập của người lao động thấp, thiếu việc làm khá phổ biến, đời sống nhân dân tuy được nâng cao nhưng còn nhiều khó

khăn, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị có chiều hướng gia tăng. Nghị quyết số 03- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV nêu quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong điều kiện nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết phát triển lực lượng sản xuất, phát huy nguồn lực con người. Một trong những mục tiêu cơ bản là "đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, phân công lại lao động xã hội, trong đó chuyển phần lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và các ngành phi công nghiệp ở nông thôn. Xây dựng nông thôn mới giàu, đẹp, văn minh, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội, môi sinh, môi trường được đảm bảo; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện và nâng cao" [84, tr.405- 406]. Thực hiện mục tiêu đó, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và Tỉnh đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai Nghị quyết 03- NQ/TU như khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh nông thôn vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Quan tâm đào tạo nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi phù hợp.

Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X về "Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại" và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, trong đó cải cách hành chính được xác định là một giải pháp chủ yếu để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các

cấp ủy Đảng chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo, phát huy vai trò của các đoàn thể, trong đó có Tỉnh đoàn đối với công tác cải cách hành chính. Các cơ sở Đoàn trong các đơn vị hành chính cần phối hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị tiến hành đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng quy chế đưa cán bộ trẻ, có năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong một số chuyên ngành quan trọng mà tỉnh đang cần như kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, viễn thông, chế tạo máy...

Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác dân vận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nêu lên quan điểm và mục tiêu của công tác dân vận là phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở;

phát huy quyền làm chủ và trí tuệ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các tổ chức của thanh niên là phải xác định được mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, xây dựng nguyên tắc tổ chức, định ra các chương trình hoạt động trong từng thời kỳ, thực hiện tốt chế độ làm việc giữa các cấp ủy Đảng với lãnh đạo Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh. Tỉnh đoàn phải tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp thanh niên, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo đạo. Phát huy các hình thức tổ chức tự nguyện, tự chủ, tự quản của Đoàn thanh niên ở cơ sở. Các tổ chức thanh niên xây dựng tổ chức theo hướng coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, tích cực xây dựng cơ sở vững mạnh, xóa bỏ cơ sở yếu kém.

Thực hiện Chỉ thị số 11- CT/TW ngày 13 - 4 - 2007 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập", Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác khuyến học, khuyến

tài, xây dựng xã hội học tập. Tỉnh đoàn phải phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học các cấp tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài bằng những hình thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đồng thời có những chính sách khuyến học cụ thể, kịp thời phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực, nhất là những tài năng trẻ.

Từ năm 2006 - 2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc liên tiếp có những chỉ đạo công tác giáo dục an ninh, quốc phòng cho thanh niên. Thông qua các chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ an ninh, trật tự, Tỉnh ủy giao trách nhiệm cho Tỉnh đoàn triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các chỉ thỉ thị này đến đoàn viên, hội viên nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho thanh niên về tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, gìn giữ trật tự xã hội. Huy động toàn bộ thanh niên cùng toàn xã hội tham gia xây dựng thế trật an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phòng xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh vững chắc trong mọi tình huống.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo công tác thanh niên 1997 2010 (2) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)