Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo công tác thanh niên 1997 2010 (2) (Trang 64 - 90)

CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc

2.2.2. Những kết quả đạt được

Triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác thanh niên trong tình hình mới và thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV (12 - 2005), công tác thanh niên và phong trào thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ từ năm 2006 đến 2010 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

- Công tác giáo dục, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị; đạo đức, lối sống văn hoá và ý thức pháp luật cho thanh niên.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên được Tỉnh Đoàn duy trì thường xuyên, gắn với các sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh Vĩnh Phúc, tạo nên những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có sức lan tỏa trong đoàn viên thanh niên với những nội dung gần gũi thiết thực, hình thức phù hợp các đối tượng thanh niên, đấu tranh chống

các quan điểm sai trái về vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Tổ chức diễn đàn thanh niên, tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên bày tỏ ý kiến và nâng cao nhận thức của mình. Các hoạt động tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết của Đảng được triển khai, thực hiện nghiêm túc thông qua các lớp học tập, với đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, như: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, và các Chỉ thị, nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa X.

Quán triệt Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (11 - 2006), “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, công tác thanh niên và phong trào thanh niên hoạt động có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ Vĩnh Phúc học tập và làm theo lời Bác” với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Cụ thể hoá các nội dung của cuộc vận động: Xây dựng tình đoàn kết, tương thân tương ái vì cộng đồng, chống bàng quan, vị kỷ cá nhân; xây thái độ học tập say mê, nghiêm túc, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, tiến quân vào khoa học công nghệ, chống tiêu cực gian dối, không trung thực; xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, chống ỷ lại, lười lao động; xây ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, chống tham nhũng lãng phí xa hoa; xây ý thức công dân, thói quen ứng xử văn hoá, chống lai căng tự do tuỳ tiện vô kỷ luật (gọi tắt là 5 xây, 5 chống) thành các tiêu chí rèn luyện tuổi trẻ Vĩnh Phúc.

Để tuyên truyền và tuyên dương về tấm gương tuổi trẻ làm theo lời Bác, Tỉnh Đoàn đã tổ chức cuộc thi "Kể chuyện về tấm gương thanh niên làm theo lời Bác" ở 3 cấp. Cuộc thi đã thu hút nhiều thí sinh dự thi và được đông đảo đoàn viên thanh niên và nhân dân cổ vũ. Toàn tỉnh có 268 cơ sở Đoàn tổ chức Hội thi, 7/13 huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc tổ chức cuộc thi cấp huyện với tổng số 6.480 thí sinh dự thi ở hai cấp và đã lựa chọn được 11 thí sinh về dự cấp tỉnh. Đối với đoàn viên thanh niên khối trường phổ thông, Ban Thường vụ tỉnh Đoàn đã phối hợp với ngành giáo dục, định kỳ tổ chức

"Giờ học về đạo đức Hồ Chí Minh". Kết quả toàn tỉnh đã tổ chức được 7.963 giờ học về đạo đức Hồ Chí Minh [2, tr.208].

Tăng cường giáo dục truyền thống, coi trọng giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn và quê hương Hai Bà Trưng anh hùng. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu; tinh thần xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Nâng cao vai trò tự giáo dục và khả năng sáng tạo của thanh niên trong hoạt động thực tiễn.

Phối hợp với Cựu chiến binh, Hội cựu Thanh niên xung phong triển khai chương trình phối hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ giai đoạn 2008 - 2012, tổ chức "Lễ thắp nến tri ân" tại các nghĩa trang liệt sĩ. Từ năm 2007 - 2010, huyện Đoàn Yên Lạc phối hợp với Hội cựu chiến binh huyện Yên Lạc tổ chức được 170 lượt thăm viếng tu tạo nghĩa trang liệt sĩ, nhà truyền thống, nhà truyền thống, các di tích thu hút 19.500 lượt đoàn viên thanh niên, thiếu niên nhi đồng tham gia [47, tr.10]. Ngày 01 - 9 - 2010, Ban thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài Lý Tự Trọng và Kim Đồng. Đây là công trình thanh niên của tuổi trẻ Vĩnh Phúc thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ III; chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2011), 70 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2011).

Trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên được triển khai có hiệu quả thông qua các chương trình: Khi tôi 18; Học kỳ quân đội; Nét bút tri ân... Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa được triển khai qua các cuộc vận động như: ủng hộ xây dựng “Nhà bán trú dân nuôi” tại tỉnh Lai Châu; ủng hộ đồ dùng học tập cho thanh thiếu nhi trong tỉnh và các tỉnh khác (Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh). Công tác thanh niên tỉnh Vĩnh

Phúc được đổi mới và đa dạng hoá các hình thức giáo dục thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể phát huy vai trò các thiết chế văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng và các loại hình tuyên truyền, giáo dục của Đoàn. Bên cạnh đó, trong phong trào thanh niên còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các hình thức trực quan sinh động như: tờ gấp, bản tin, sách ảnh, băng đĩa; dựng phim các tiểu phẩm, phóng sự, phục vụ cho các hoạt động. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phát hành 48.000 cuốn Bản tin “Tuổi trẻ Vĩnh Phúc”, 2.500 băng cassete, đĩa CD có nội dung về tấm gương đạo đức của Bác tới các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh [2, tr.232]. Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, báo Vĩnh Phúc, cổng thông tin điện tử tỉnh, Website Trung ương Đoàn, ra trang website:

http//tinhdoanvinhphuc.vn, nhằm kịp thời tuyên truyền, phản ánh kết quả các hoạt động của tuổi trẻ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các cuộc vận động; phát hiện và biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác. Chỉ đạo các cơ sở Đoàn làm tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, panô, băng rôn, bản tin trong nhà trường. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ngày càng được quan tâm.

Toàn tỉnh phát triển mới và duy trì 21 báo cáo viên cấp tỉnh, 52 báo cáo viên cấp huyện, 1.014 tuyên truyền viên; 49 đội tuyên truyền ca khúc cách mạng cấp tỉnh, huyện, thị với 653 đoàn viên thanh niên tham gia [2, tr.233].

Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác giáo dục pháp luật, giáo dục quốc phòng và nâng cao ý thức trách nhiệm công dân cho thanh niên, là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục của Đoàn, góp phần hình thành văn hoá "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Vận động thanh niên gương mẫu chấp hành pháp luật, tôn trọng quy ước cộng đồng, tuân thủ quy định của tổ chức, giúp cho thanh niên thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của công dân, nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc

trong giai đoạn hiện nay. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chủ động phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức ra quân hưởng ứng tháng ATGT năm 2010 tại thành phố Vĩnh Yên. Chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền và tổ chức cho 100% ĐVTN ký cam kết không vi phạm trật tự ATGT; tiếp tục chỉ đạo 100%

các đơn vị trường học có Cổng trường trật tự ATGT, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn; tổ chức ra mắt các Đoạn đường thanh niên tự quản”. Hội LHTN và Đoàn Luật sư tỉnh đã ký chương trình phối hợp về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho thanh niên giai đoạn 2010 - 2015; tổ chức thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Luật sư trẻ với sự tham gia của trên 20 luật sư trẻ tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua chương trình nhằm giúp thanh niên nâng cao kiến thức về pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý cho thanh niên Vĩnh Phúc, đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội liên hiệp thanh niên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý cho thanh niên. Đặc biệt là thanh niên công nhân, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Giáo dục thông qua các điển hình tiên tiến là một trong những phương thức giáo dục có hiệu quả, là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của công tác thanh niên và phong trào thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc. Tổ chức rộng rãi các hoạt động tôn vinh, các cuộc gặp mặt, liên hoan, giao lưu, trao đổi của các điển hình tiên tiến. Có các hình thức khen thưởng, động viên phù hợp, ghi nhận và tôn vinh cán bộ, đoàn viên, thanh niên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và công tác, tạo động lực thúc đẩy phong trào phát triển sâu rộng và bền vững.

Nâng cao chất lượng, năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục của Đoàn. Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng văn hoá, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho cán bộ Đoàn các cấp.

Tăng cường định hướng, chủ động nắm bắt và tham gia xử lý những vấn đề mới phát sinh trong tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên được kịp thời. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

- Phong trào “4 đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân lập nghiệp’’.

Thứ nhất: Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.

Triển khai phong trào học tập tiến quân vào khoa học công nghệ. Cổ vũ động viên, hỗ trợ tuổi trẻ học tập, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng tài năng trẻ, hướng nghiệp, dạy nghề. Các cơ sở Đoàn và thanh niên phát triển rộng rãi các hình thức hỗ trợ học tập, rèn luyện trong nhà trường như: Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, chống tiêu cực trong thi cử; các loại hình câu lạc bộ học tập, các sân chơi trí tuệ, thi tay nghề, tổ chức các loại giải thưởng.

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, biểu dương, tôn vinh đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc trong học tập. Phối hợp với các ngành, động viên thanh niên học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp. Phấn đấu mọi thanh niên đều hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập, được đào tạo nghề, trang bị kỹ năng nghề nghiệp khi tham gia lực lượng lao động.

Các cấp bộ Đoàn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào "Thi đua học tập tốt", hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", bằng nhiều hình thức, như tổ chức các diễn đàn trao đổi "Tìm phương pháp học tốt - hiệu quả cao",phong trào "Học thực chất, thi thực chất", tổ chức Olympic các môn học; sinh hoạt chuyên đề: "Văn chương với nhà trường", "Giao tiếp tiếng Anh"… phát triển các mô hình câu lạc bộ môn học, khuyến khích học sinh học tốt ngoại ngữ và tin học, tiêu biểu như ở Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, Mê Linh… Các phong trào thi đua học tập đã

tạo môi trường thuận lợi để học sinh, sinh viên trao đổi, trau dồi kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục. Qua các phong trào của Đoàn, xuất hiện nhiều tấm gương học sinh, sinh viên xuất sắc. Kết quả năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010, Vĩnh Phúc tiếp tục nằm trong số các tỉnh, thành dẫn đầu về thành tích giáo dục và đào tạo học sinh giỏi của cả nước. Toàn tỉnh có 52 em đoạt giải học sinh giỏi quốc gia; 6 sinh viên trường cao đẳng Sư phạm đã đạt giải trong các kỳ thi Olimpic toán sinh viên các trường đại học, cao đẳng toàn quốc, 11 học sinh đạt giải trong kỳ thi giải toán trên máy tính casio toàn quốc; 26 học sinh đạt giải trong kỳ thi giỏi nghề ASEAN. Đặc biệt, năm 2007 là năm thứ 8 liên tiếp Vĩnh Phúc có học sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olimpic quốc tế [2, tr.234].

Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin, Tỉnh Đoàn đã phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ và Đài Phát thanh - Truyền hình, tổ chức Hội thi "Tin học trẻ không chuyên" khối học sinh phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II, với sự tham gia của 69 thí sinh từ 09 huyện, thị, thành trong tỉnh; Hội thi Tin học trẻ Vĩnh Phúc lần thứ V, đã chọn được 3 thí sinh tham dự Hội thi tin học trẻ toàn quốc lần thứ XVI và đã đạt 01 giải

"phần mềm sáng tạo" [5, tr.3].

Trong năm 2007, Ban Thường vụ tỉnh Đoàn đã tổ chức lắp đặt 80 máy tính, 16 máy in, bàn ghế, trang thiết bị và cắt băng khánh thành, ra mắt điểm kết nối Internet băng thông rộng đoàn viên thanh niên quản lý tại các xã nằm trong Đề án "Công trình phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên nông thôn Vĩnh Phúc"; tổ chức đào tạo công nghệ thông tin cho 48 đồng chí là Bí thư, Phó Bí thư chi đoàn, Đoàn cơ sở; phối hợp với Trung tâm khoa học công nghệ và tài năng trẻ Trung ương Đoàn, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về khoa học công nghệ cho 120 đồng chí là cán bộ Đoàn, Hội. Cùng với các hoạt động trên, các cấp bộ Đoàn đã tích cực triển khai chương trình phổ

cập tin học, tăng cường mở các lớp đào tạo tin học, phổ cập trên 3500 cán bộ đoàn viên thanh niên [5, tr.3].

Năm 2009, phối hợp với VNPT Vĩnh Phúc, xây dựng mới 137 điểm truy cập Internet tại 137 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Qua đó, góp phần thực hiện thành công việc xây dựng hệ thống "Đoàn thanh niên điện tử", phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Liên kết giữa Đoàn Thanh niên với VNPT Vĩnh Phúc và Đoàn viên thanh niên doanh nghiệp, đầu tư xây dựng mới 40 điểm truy cập Ineternet cho thanh niên. Bước đầu, mỗi điểm truy cập được đầu tư từ 10 - 20 bộ máy vi tính; hỗ trợ đường truyền Ineternet tốc độ cao. Các hoạt động của điểm truy cập đều được sự quản lý chặt chẽ của Đoàn Thanh niên và các Trung tâm viễn thông cấp huyện, thành, thị [2, tr.234].

Phong trào "Sáng tạo trẻ" đã được đoàn viên thanh niên hưởng ứng tích cực, không chỉ tập trung trong khối trường học mà còn có nhiều đề tài sáng tạo của đoàn viên thanh niên doanh nghiệp, đoàn viên thanh niên nông thôn.

Tại Hội thi "Sáng tạo kỹ thuật Vĩnh Phúc lần thứ I" (2008), trong tổng số 18 đề tài đạt giải, có 9 đề tài do đoàn viên thanh niên làm chủ nhiệm hoặc tham gia nhóm sáng tạo, trong đó có 02 giải nhì, 03 giải ba, 04 giải khuyến khích.

Tiêu biểu như đề tài "Phần mềm quản lý trường học" của đồng chí Tô Trọng Hân - Bí thư Chi đoàn giáo viên trường THPT Bán Công Nguyễn Thái Học;

đề tài "Nghiên cứu, cải tạo nâng công suất dây chuyền chế biến sữa tiệt trùng"

của đoàn viên thanh niên Nhà máy chế biến sữa đạt giải nhì. Nhiều đoàn viên thanh niên còn rất trẻ tuổi cũng tham gia cuộc thi và đạt giải như, đoàn viên thanh niên Kiều Thanh Ngân (sinh năm 1985) với 2 đề tài đều đạt giải: Đề tài

"Máy đóng gói kẹo lạc" - giải ba và đề tài "Nồi cơm điện thông minh" - Giải khuyến khích. Tại Hội thi "Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II (2009) đã có trên 40 đề tài thanh niên tham gia. Kết quả đã có 19 đoàn viên thanh niên đạt giải, trong đó có 02 giải nhất, 03 giải nhì, 03 giải ba [2, tr.235]. Kết

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo công tác thanh niên 1997 2010 (2) (Trang 64 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)